Danh mục

Mô hình hoạt động an sinh xã hội Phật giáo (Nghiên cứu trường hợp về nuôi dưỡng trẻ mồ côi, giáo dục Phật giáo)

Số trang: 23      Loại file: pdf      Dung lượng: 654.00 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Mô hình hoạt động an sinh xã hội Phật giáo (Nghiên cứu trường hợp về nuôi dưỡng trẻ mồ côi, giáo dục Phật giáo) trình bày các nội dung: Từ thiện xã hội; An sinh xã hội; Công tác xã hội; Mô hình cô nhi viện Phật giáo; Nguồn lực hoạt động từ thiện.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mô hình hoạt động an sinh xã hội Phật giáo (Nghiên cứu trường hợp về nuôi dưỡng trẻ mồ côi, giáo dục Phật giáo) MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG AN SINH XÃ HỘI PHẬT GIÁO (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP VỀ NUÔI DƯỠNG TRẺ MỒ CÔI, GIÁO DỤC PHẬT GIÁO) ĐĐ. ThS. THÍCH THIỆN HUY1* Tóm tắt: Từ bi là một trong những đặc điểm quan trọng của đạo đức Phật giáo. Theoquan điểm nhà Phật, từ bi là thương yêu, chia sẻ với nỗi khổ niềm đau của con người, biếtcách nâng đỡ giúp họ vượt qua khổ đau trong cuộc sống. Một trong những biểu hiện gầnnhất của từ bi là bố thí, tức trao tặng, cho đi những gì mình có để người khác, nhờ đó màcó thêm điều kiện để vượt qua khó khăn, khổ đau trong cuộc sống. Trong tinh thần đó, Phậtgiáo nói chung và các hoạt động từ thiện của môn phái Liên tông Tịnh độ21 do Hòa ThượngThiện Phước khai sáng nói riêng hiện đang phát triển các hoạt động từ thiện - xã hội (TT-XH) là hoạt động hiệu quả nhất nhằm chia sẻ và xoa dịu những khó khăn, bất hạnh với đồngbào trong cả nước. Hiện nay, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đang hướng tới sự phát triển bềnvững các hoạt động từ thiện xã hội, nhằm sử dụng hiệu quả nguồn lực của Phật giáo, gópphần cùng với nhà nước ổn định an sinh xã hội trên cả nước. Phương pháp nghiên cứu Tác giả sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp và phương pháp phỏng vấnsâu: Thu thập các tài liệu có liên quan và cần thiết trong quá trình nghiên cứu khoahọc, thu thập các thông tin tài liệu về các hoạt động từ thiện - xã hội. Phân tích dữliệu trên các thành văn đã xuất bản, phân tích các dữ liệu có liên quan đến đề tài.Ngoài ra, tác giả còn kết hợp góc nhìn từ thiện - xã hội với góc nhìn Việt Nam họcqua các khoa học khác, như: Sử học, Xã hội học, Nhân học... sau đó, lấy ý kiến củacác vị tôn đức, chức sắc giáo phẩm, các chuyên gia cũng như các vị có kinh nghiệm* Chùa Quan Âm Tu Viện, KP 3, phường Bửu Hòa, Tp. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.1 Liên tông Tịnh độ Non Bồng là một môn phái Phật giáo ra đời ở Đông Nam Bộ từ giữa thế kỷ XX. Cũng như các tông phái, môn phái Phật giáo khác ở vùng đất này, Liên tông Tịnh độ Non Bồng có nhiều đóng góp tích cực đối với đời sống tôn giáo, tín ngưỡng Phật giáo nói chung và đời sống xã hội nói riêng, trong đó có hoạt động từ thiện - xã hội - một hoạt động quan trọng của môn phái Phật giáo này. Tuy vậy, vì nhiều lý do khác nhau, các hoạt động từ thiện - xã hội nói riêng và môn phái Liên tông Tịnh độ nói chung vẫn còn rất ít người biết tới.MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 741trong hoạt động từ thiện - xã hội; Tư liệu trong bài viết là kết quả của quá trình điđiền dã tại các cơ sở tự viện, cơ sở từ thiện có liên quan, sau đó xử lý và mô hìnhhóa số liệu. 1. Từ thiện xã hội TT-XH là một thuật ngữ kép, kết hợp của hai từ: Từ thiện và xã hội với hàmnghĩa tương đối rộng. Theo cách hiểu thông thường, TT-XH là các hoạt động nhằmchia sẻ vật chất cũng như nâng đỡ tinh thần cho các cá nhân hay các gia đình khókhăn trong xã hội thông qua các hoạt động từ thiện. Có thể thấy rõ tính chất quan trọng của từ hoạt động TT-XH ở hai phương diện:cá nhân và xã hội. Ở phương diện thứ nhất, hoạt động TT-XH mang đến cho nhữngcá nhân, gia đình các điều kiện hỗ trợ, giúp họ vượt qua các khó khăn trước mắt.Trong khi đó, các cá nhân tổ chức chủ thể của hoạt động TT-XH, tức những ngườicho đi những giá trị vật chất, tinh thần, đồng thời cũng đạt được những giá trị tíchcực từ các hoạt động đó. Sự tương tác giá trị đó vừa là nhu cầu của các hoạt độngTT-XH, vừa là động cơ thúc đẩy sự phát triển của các hoạt động này. Ở phương diện thứ hai, các hoạt động TT-XH có thể được xem là hoạt độngđóng vai trò quan trọng trong việc kết nối cộng đồng, duy trì và phát triển tính nhânđạo, nhân văn của xã hội. Và, chính điều đó, nhiều khi lại tạo nên giá trị cần thiếtđối với xã hội, hơn cả các giá trị vật chất thông thường, nhất là trong xã hội mà cácgiá trị đang có xu hướng thay đổi như ngày nay. Với Phật giáo, TT-XH bao hàm tất cả các hoạt động từ thiện và xã hội có tínhcách chia sẻ, giúp đỡ, hỗ trợ cho các cá nhân, cộng đồng, xét trong bối cảnh xã hộirộng lớn. Có thể xem TT-XH là một trong các biểu hiện cụ thể của tinh thần nhậpthế của Phật giáo, đặc biệt là Phật giáo Bắc tông - một trong hai truyền thống quantrọng bật nhất của Phật giáo. Chính vì vậy, đối với Phật giáo, hoạt động TT-XHkhông chỉ là hoạt động mang tính hướng ngoại; nó cũng được xem là hoạt độnghướng nội, thực hành con đường tu tập hạnh Bồ Tát. Nói cách khác, hoạt động TT-XH của Phật giáo thực chất vừa là phương tiện,nhưng cũng vừa là mục đích của việc tu học, chuyển hóa thân tâm, hướng đến mộtđời sống an lạc, hạnh phúc theo tinh thần Phật giáo Đại thừa. Và đó cũng chính lànguyên nhân để các hoạt động TT-XH Phật giáo nói chung và hoạt động TT-XH củaPhật giáo LTTĐNB nói riêng không ngừng phát triển, góp phần tích cực vào việchỗ trợ, giúp đỡ cộng đồng, để họ có thêm cơ hội để vượt qua khó khăn, thiết lập đờisống mới.742 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... TT-XH còn được hiểu là các hoạt động mang tính chất giúp đỡ không vụ lợi, vìlợi ích trong cộng đồng, được tổ chức một cách chặt chẽ nhằm mang lại sự chia sẻvật chất cũng như nâng đỡ tinh thần cho các gia đình khó khăn trong xã hội. Trongđó, các cơ sở bảo trợ xã hội, tôn giáo được tổ chức đa dạng, tiếp nhận nhiều nhómđối tượng có hoàn cảnh khó khăn đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện xãhội hoá công tác trợ giúp xã hội, công tác nhân đạo đối với những đối tượng yếuthế. Thông qua việc giúp đỡ những người nghèo khó, góp phần duy trì mạng lướixã hội, gắn kết và góp phần lớn trong việc nâng cao chất lượng sống của họ. Kinhphí chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội được huy động từ các cá nhân,tổ chức trong và ngoài nước; nh ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: