Danh mục

Một số bất cập về án tử hình ở Việt Nam khi đặt trong phạm vi nhân quyền

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 320.43 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trên thực tế, sự tương phản trong một số cách áp dụng pháp luật của các quốc gia có thể đề cập đến tình huống là một quốc gia có quyền từ chối dẫn độ tội phạm với một quốc gia khác, nếu quốc gia sở tại chứa tội phạm không ủng hộ án tử hình và có lý do cho rằng tội phạm đó có thể bị áp dụng án tử hình khi bị dẫn độ về quốc gia của họ. Bài nghiên cứu dưới đây sẽ là những phân tích mang tính khách quan của tác giả về vấn đề mức án tử hình ở Việt Nam có nên giữ hay nên bị hủy bỏ khi đặt trên phạm vi nhân quyền.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số bất cập về án tử hình ở Việt Nam khi đặt trong phạm vi nhân quyền MỘT SỐ BẤT CẬP VỀ ÁN TỬ HÌNH Ở VIỆT NAM KHI ĐẶT TRONG PHẠM VI NHÂN QUYỀN Văn Trương Ngọc Trâm, Nguyễn Thanh Tú* Khoa Luật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Nguyễn Hoàng Phương Nguyên TÓM TẮT Hầu như các quốc gia trên thế giới đều có cơ chế xử phạt khác nhau đối với các tội trạng phân biệt nhằm đảm bảo an ninh quốc gia. Trên thực tế, sự tương phản trong một số cách áp dụng pháp luật của các quốc gia có thể đề cập đến tình huống là một quốc gia có quyền từ chối dẫn độ tội phạm với một quốc gia khác, nếu quốc gia sở tại chứa tội phạm không ủng hộ án tử hình và có lý do cho rằng tội phạm đó có thể bị áp dụng án tử hình khi bị dẫn độ về quốc gia của họ. Từ đó vấn đề được khai thác cụ thể hơn, trong khi Việt Nam còn giữ mức án tử hình và có tiến hành áp dụng trên thực tế thì nhiều quốc gia khác lại có quan điểm trái ngược và phản đối mức án này vì cho rằng đây là hành vi vi phạm nhân quyền nghiêm trọng. Bài nghiên cứu dưới đây sẽ là những phân tích mang tính khách quan của tác giả về vấn đề mức án tử hình ở Việt Nam có nên giữ hay nên bị hủy bỏ khi đặt trên phạm vi nhân quyền. Từ khóa: Bộ luật Hình sự (BLHS) 2015, Luật Quốc tế (LQT), nhân quyền, tội phạm, tử hình. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Để có thể đề cập đến vấn đề tử hình trong phạm vi nhân quyền thì phải hiểu rõ nội dung của “quyền sống” vì mức án tử hình được cho là vi phạm nghiêm trọng nhân quyền mà cụ thể là quyền được sống của con người ở nhiều quốc gia. Điều 3 Tuyên ngôn Toàn thế giới về nhân quyền (UDHR) năm 1948 nêu rằng: “Mọi người đều có quyền sống, quyền tự do và an toàn cá nhân”. Điều 6 Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (gọi tắt là ICCPR) cụ thể hóa Điều 3 UDHR, trong đó ghi nhận về quyền sống của con người một cách chi tiết hơn “Mọi người đều có quyền cố hữu là được sống. Quyền này phải được pháp luật bảo vệ. Không ai có thể bị tước mạng sống một các tùy tiện” Cũng dựa trên công ước ICCPR này mà Điều 19 Hiến Pháp 2013 của Việt Nam đưa ra quy định về quyền sống tương tự là “Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai được tước đoạt tính mạng trái luật”. Về án tử hình của Việt Nam được định nghĩa trong Điều 40 Bộ luật Hình sự 2015 thì “Tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong nhóm các tội xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng con người, các tội phạm về ma túy, tham nhũng và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác do Bộ luật này quy định”. Hiện tại, trong thực tiễn Việt Nam, pháp luật thực thi hình phạt tử hình bằng cách 1853 tiêm thuốc độc thay cho hình thức xử bắn trước đây, dù đã thay đổi cách thức tử hình nhân đạo hơn nhưng mức án này vẫn bị “chỉ trích” ở nhiều quốc gia khác. Theo nhiều quốc gia khác nhau, thì hình phạt tử hình nhằm xử lý tội phạm mang tính chất đặc biệt nghiêm trọng, gây nguy hại đến trật tự an ninh xã hội và không có khả năng cải tạo. Nhưng một số quốc gia khác lại cho rằng việc đưa ra mức án tử hình là trực tiếp tước đi quyền sống của con người, hành động này là trái với nhân quyền, nên bị bác bỏ và lên án. Trong bài báo này nhóm tác giả sẽ tiến hành phân tích nhận định của các bên về vấn đề mức án tử hình là hợp lý khi đặt trong nhóm các hình phạt của pháp luật hay không và đưa ra ý kiến sơ bộ về vấn đề này. 2 Ý KIẾN CỦA BÊN PHẢN Về việc nên hay không nên giữ mức án tử hình trong hình phạt của các quốc gia vẫn là vấn đề gây tranh cãi. Trong đó, bên phản đối đối với mức án tử hình đưa ra những nguyên do mà họ cho là đủ tính thuyết phục như đảm bảo nhân quyền, không nên hợp pháp hóa việc giết người, mức án không có tác dụng răn đe trên thực tế, tránh áp dụng mức án oan cho người vô tội, phù hợp với pháp luật quốc tế và có thể sử dụng biện pháp trừng phạt khác mà tương đương với tử hình. Nguyên nhân hàng đầu dẫn đến việc nhiều quốc gia phản đối án tử hình là do tử hình bị cho là vi phạm nghiêm trọng đến quyền sống của con người [6.Tr.43] án tử hình qua nhiều giai đoạn đều thể hiện sự man rợ, tàn nhẫn trong cách thi hành hình phạt như ngũ mã phanh thây, tùng xẻo, chém đầu, ghế điện, xử bắn và tiêm thuốc độc (được cho là hình thức tử hình nhân đạo nhất) [10]. Theo giải thích về quyền sống theo ICCPR thì quyền này không nên bị xâm phạm bởi bất kỳ lý do, yếu tố gì. Các quốc gia đề cao nhân quyền cho rằng tử hình tước đoạt mạng sống của con người, dù là người bị tử hình có phạm tội nghiêm trọng đến mức độ nào cũng không nên bị phán xét về quyền sống và bị tước đoạt về quyền sống. Nhiều công ước quốc tế ICCPR, Công ước quốc tế về ngăn ngừa và trừng trị tội diệt chủng (gọi tắt là CPPCG)5,… cũng đưa ra một số điểm quan trọng củng cố nội dung của quyền sống là kể cả liên quan đến an ninh quốc gia, trong tình trạng khẩn cấp của quốc gia cũng không thể can thiệp đến quyền được sống của con người, mà con người ở đây bao gồm cả người phạm tội [5.Tr.8-10]. Việc tử hình trở nên hợp pháp dưới góc độ pháp luật, tuy nhiên, sự tồn tại của án tử hình trong pháp luật vẫn tạo nên sự bất hợp lý trong chính văn bản luật liên quan được ban hành đó. Trong khi hầu hết các quốc gia trên thế giới đều đưa ra điều cấm về hành vi giết người trong pháp luật của mình thì cũng các quốc gia đó lại thực hiện án tử hình cho người phạm tội, điều này đi ngược lại với chính quy định mà các quốc gia đó đặt ra là không được thực hiện hành vi giết ngưới dưới mọi hình thức. Pháp luật hình thành nhằm mục đích hỗ trợ, phục vụ cho đời sống xã hội mà không nên là hình thức trừng trị con người. Như Điều 123 BLHS 2015 của Việt Nam thì hành vi giết người có thể chịu mức phạt cao nhất trong định khung hình phạt là mức án tử hình, nhưng nếu tử hình một phạm nhân thì điều đó lại không bị cho là ...

Tài liệu được xem nhiều: