Danh mục

Một số công cụ quản lý rủi ro lãi suất trong hoạt động ngân hàng

Số trang: 4      Loại file: docx      Dung lượng: 13.49 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu hoạt động của ngân hàng là đảm bảo sự chênh lệch lãi suất thực dương giữa lãi suất từ việc cho vay vốn và chi phí phát sinh từ việc huy động vốn. Như vậy có nghĩa là việc quản lý rủi ro lãi suất phải được thực hiện thường xuyên liên tục tại các ngân hàng thương mại để đo lường mức đọ ảnh hưởng của lãi suất đến tài sản nợ và tài sản có của ngân hàng thương mại....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số công cụ quản lý rủi ro lãi suất trong hoạt động ngân hàng II. MỘT SỐ CÔNG CỤ QUẢN LÝ RỦI RO LÃI SUẤT TRONG HOẠT ĐỘNG NH Như đã nêu trên, mục tiêu hoạt động của ngân hàng là đảm bảo sự chênh lệch lãi suất thực dương giữa lãi suất từ việc cho vay vốn và chi phí phát sinh từ việc huy động vốn. Như vậy có nghĩa là việc quản lý rủi ro lãi suất phải được thực hiện thường xuyên liên tục tại các ngân hàng thương mại để đo lường mức đọ ảnh hưởng của lãi suất đến tài sản nợ và tài sản có của ngân hàng thương mại. 1. Phương pháp phân tích ảnh hưởng chênh lệch tài sản nợ_có đến thu nhập của ngân hàng khi có sự biến động của lãi suất (Income Gap Analysis) Một cách thực hiện việc quản lý này đó là áp dụng phương pháp phân tích ảnh hưởng chênh lệch tài sản nợ có đến thu nhập của ngân hàng khi có sự biến động lãi suất (Income Gap Analysis). Dưới đây là chi tiết phương pháp tính ảnh hưởng do sự biến động của lãi suất đến thu nhập ngân hàng. Bước đầu tiên cần làm khi thực hiện chiến lược quản lý rủi ro theo phương pháp này là xác định tài sản có và tài sản nợ nhạy cảm với sự biến động lãi suất. Về phía tài sản có, tài sản có nhạy cảm với lãi suất (interest rate-sensitive assets, viết tắt là ISAs) đó là tài sản mà có thời gian đáo hạn dưới một năm và những khoản cho vay với lãi suất phụ thuộc vào lãi suất trên thị trường. Về phái tài sản nợ, tài sản nợ nhạy cản với lãi suất( interest- rate-sensitive liabities, viết tắt là ISLs) đó là những khoản huy động vốn với thời gian đáo hạn dưới 1 năm và những khoản huy động vốn khác gắn liền với lãi suất biến động trên thị trường. Bước tiếp theo là tính sự chênh lệch giữa hai tài sản này Sự chênh lệch (GAP) = ISAs – ISLs Trong đó ISAs tài sản có nhạy cảm với lãi suất ISLs tài sản nợ nhạy cảm với lãi suất Trường hợp tài sản nợ nhạy cảm với lãi suất lớn hơn tài sản có nhạy cảm với lãi suất, sự chênh lệch mang dấu âm (GAP< 0), nếu lãi suất trên thị trường tăng, chi phí huy động vốn sẽ tăng hơn lãi suất thu được từ việc cho vay, do vậy thu nhập của ngân hàng giảm. Ngược lại, nếu lãi suất giảm, thu nhập của ngân hàng tăng lên. Trường hợp tài sản có nhạy cảm với lãi suất lớn hơn tài sản nợ nhạy cảm với lãi suất (GAP > 0), nếu lãi suất trên thị trường tăng, lãi suất thu được từ việc đầu tư vào tài sản có sẽ tăng nhanh hơn chi phi bỏ ra huy động vốn, điều này có nghĩa là thu nhập của ngân hàng sẽ tăng lên. Ngược lại, nếu lãi suất trên thị trường giảm, thu nhập ngân hàng giảm. Trường hợp tài sản có nhạy cảm với lãi suất bằng tài sản nợ nhạy cảm với lãi suất (GAP = 0), việc tăng giảm lãi suất trên thị trường sẽ có cùng mức độ tác động tài sản có nhạy cảm và tài sản nợ nhạy cảm, thu nhập của ngân hàng sẽ không thay đổi. Dưới đây là bảng tóm tắt tác động của việc thay đổi lãi suất đến thu nhập của NH: Qua việc phân tích ảnh hưởng của tác động lãi suất đến thu nhấp của ngân hàng, Ban quản lý tài sản nợ có không những biết được sự thay đổi của lãi suất có tác động tích cực hay tiêu cực đến thu nhập của ngân hàng mà còn tính được quy mô của sự tác động đó. Quy mô của sự tác động đó được tính theo công thức sau: BI = GAP.i Trong đó Bi là mức độ thay đổi về thu nhập của ngân hàng, I là sự thay đổi về lãi suất GAP = ISAs – ISLs Ví dụ như một ngân hàng có 150 triệu USD là tài sản có nhạy cảm với lãi suất, 250 triệu USD tài sản nợ nhạy cảm với lãi suất. Với giả thiết là lãi suất tăng 3%. Ban quản lý tài sản nợ có sẽ tính được mức độ ảnh hưởng đến thu nhập như sau: GAP = 150 – 250 = - 100 BI = GAP.i = -100. 0,03 = -3 triệu USD Trong trường hợp này, ngân hàng dự tính thu nhập của ngân hàng giảm 3 triệu USD nếu lãi suất tăng 3%. Ngược lại, với lãi suất giảm 3% thì thu nhập của ngân hàng dự tinhd tăng thêm 3 triệu USD. Như vậy, thông qua việc hiểu được bản chất của mối quan hệ giữa số tiền chênh lệch tài sản có và tài sản nợ và sự thay đổi về lãi suất, Ban quản lý tài sản nợ có đưa ra chính sách quản lý một cách hiệu quả rủi ro lãi suất. http://saga.vn/Upload/LePhuongTrang/Gacon/nganhang-tiente/DutruBatbuoc.jpg Thông qua việc dự đoán lãi suất trong tương lai và mức độ rủi ro, Ban quản lý tài sản nợ có sẽ xác định lượng hoá được mức đọ rủi ro mad ngân hàng gặp phải. Nếu ngân hàng dự tính lãi suất sẽ tăng trong thời gian tới, Ban quản lý tài sảnnợ có sẽ ra các biện pháp định hướng để đảm bảo rằng tài sản có nhạy cảm với lãi suất lớn hơn tài sản nợ nhạy cảm với lãi suất (GAP > 0). Biện pháp thực hiện trong trường hợp này có thể hạn chế tài sản nợ ngắn hạn, tăng cường huy động nguồn vốn dài hạn. Hoặc Ban quản lý tài sản nợ có sẽ đưa ra chính sách tăng cường lượng tài sản có gắng liền với lãi suất có độ biến động lớn như cho vay ngắn hạn nhiều hơn hoặc đầu tư vào chứng khoán ngắn hạn. Nếu như Ban quản lý tài sản nợ có dự tính lãi suất sẽ giảm trong tương lai, họ sẽ đưa ra chính sách để có đựoc tài sản nợ nhạy cảm với lãi suất lớn hơn tài sản có nhạy cảm với lãi suất (GAP > 0). Điếu đó có nghĩa là tăng cường huy động vốn ngắn hạn, tă ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: