Danh mục

Một số vấn đề về sử dụng phối hợp thí nghiệm vật lý và các phương tiện dạy học theo quan điểm công nghệ dạy học hiện đại

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 249.42 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày khái quát về một số quan niệm và nhận thức mới về công nghệ dạy học, phương tiện dạy học và thiết bị thí nghiệm; việc sử dụng kết hợp hợp lý phương tiện dạy học và thiết bị thí nghiệm trong hoạt động dạy và học, nhằm nâng cao khả năng nhận thức và rèn luyện kỹ năng thao tác cho học sinh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số vấn đề về sử dụng phối hợp thí nghiệm vật lý và các phương tiện dạy học theo quan điểm công nghệ dạy học hiện đại MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ SỬ DỤNG PHỐI HỢP THÍ NGHIỆM VẬT LÝ VÀ CÁC PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC THEO QUAN ĐIỂM CÔNG NGHỆ DẠY HỌC HIỆN ĐẠI Nguyễn Minh Tân* Đại học Thái Nguyên TÓM TẮT Dựa trên nhƣ̃ng vấn đề hiện đại của lí luận và PPDH, bài viết trình bày khái quát về một số quan niệm và nhận thức mới về công nghệ dạy học, phƣơng tiện dạy học và thiết bị thí nghiệm; việc sử dụng kết hợp hợp lý phƣơng tiện dạy học và thiết bị thí nghiệm trong hoạt động dạy và học, nhằm nâng cao khả năng nhận thức và rèn luyện kỹ năng thao tác cho học sinh. Bài viết cũng trình bày một số nguyên tắc chung trong việc thiết kế và sử dụng các phƣơng tiện dạy học và thiết bị thí nghiệm nhằm hỗ trợ hoạt động của giáo viên và học trong việc khai thác và phân tích nội dung học tập, áp dụng phƣơng pháp, biện pháp và kĩ thuật dạy học, đánh giá, tổ chức, quản lí lớp… Đồng thời bài viết cũng câp nhật và chia sẻ một số kinh nghiệm thực tế của các nhà sƣ phạm liên quan đến việc phối hợp sử dụng thí nghiệm và các phƣơng tiện dạy học hiện đại trong việc dạy học vật lý nhằm kích thích sự hứng thú, khuyến khích tính năng động sáng tạo, tiết kiệm thời gian và giảm công sức cho giáo viên trong khâu chuẩn bị bài giảng ở nhà cũng nhƣ trong giờ lên lớp, đồng thời nâng cao năng lực lĩnh hội kiến thức của học sinh, góp phần hình thành kĩ năng, kĩ xảo và thói quen tƣ duy khoa học, tự lực và tích cực trong hoạt động học tập của học sinh. Từ khóa: công nghệ dạy học, thí ngiệm vật lý, phương tiện dạy học, kỹ năng thực hành, thí nghiệm mô phỏng, thực hành ảo QUAN NIỆM MỚI VỀ CÔNG NGHỆ DẠY HỌC  Công nghệ dạy học (CNDH) là một sản phẩm, một quá trình khoa học mà trong đó các nguồn nhân lực và vật lực đƣợc sử dụng hợp lý nhằm đạt mục đích, hiệu quả của hoạt động dạy và học. Với cách đặt vấn đề nhƣ vậy, CNDH đƣợc nhìn nhận dƣới 2 góc độ: - Thứ nhất, CNDH đƣợc nhìn nhận nhƣ một sản phẩm, bao gồm các quy trình, các kỹ năng thực hành và các công cụ, vật liệu hỗ trợ cho hoạt động dạy và học. Quan niệm sản phẩm đƣợc hiểu bao gồm sản phẩm khôngthực thể (học tập chƣơng trình hoá, học tập cá thể hoá, kỹ năng dạy học…) và sản phẩm thực thể (máy vi tính, máy chiếu và các phƣơng tiện nghe nhìn khác...). - Thứ hai, CNDH cũng còn đƣợc nhìn nhận nhƣ một quá trình, bao gồm các chức năng liên quan với việc quản lý và khai thác các nguồn nhân lực, vật lực, tổ chức các hoạt động dạy và học, rèn luyện và nghiên cứu, thiết lập và sử dụng các hệ thống (ví dụ hệ thống thƣ viện và học liệu, hệ thống thông tin truyền thông ...)  Muốn khai thác, sử dụng công nghệ một cách hiệu quả và sáng tạo, cần nắm vững vị trí vai trò và các tính năng, công dụng của CNDH, bao gồm cả những tiềm năng, thế mạnh, cũng nhƣ những hạn chế của nó. Mối quan hệ giữa CNDH và ngƣời dạy cũng là vấn đề rất cần quan tâm. CNDH, dù có nhiều thế mạnh, cũng không thể làm thay những việc mà một thày giáo có thể làm: khuyến khích thúc đẩy, tạo động cơ và khơi dậy niềm hứng thú của học sinh trong việc tìm kiếm tri thức… Căn cứ vào cách tiếp cận thông tin, các nhà giáo dục thƣờng chia thành 2 loại: CNDH truyền thống và CNDH hiện đại. + Công nghệ dạy học truyền thống: Trong dạy học truyền thống, CNDH thƣờng đƣợc hiểu là việc sử dụng, khai thác các phƣơng tiện, công cụ dạy học phổ biến nhƣ: bảng - phấn, sách giáo khoa, tranh ảnh, bản đồ, mô hình tự tạo và vật mẫu phục vụ việc truyền đạt nội dung tri thức của bài học trên lớp… - Bảng đen - phấn trắng (hoặc bảng phooc bút dạ) là những phƣơng tiện đặc trƣng nhất của CNDH cũ, đây chính là công cụ chủ yếu để ngƣời Thày thể hiện tiến trình dạy học, Tel: 0913 005 415; Email: tanmn@tnu.edu.vn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn | 18 Nguyễn Minh Tân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ phản ánh rõ các nội dung bài học, học sinh có thể trình bày bài giải trên bảng cho cả lớp cùng xem, có thể minh họa bằng hình vẽ, cách bố trí các thí nghiệm biểu diễn, cơ cấu hoạt động của các dụng cụ, máy móc… -Tranh ảnh, bản đồ, sơ đồ, và các bản vẽ sẵn trên giấy (hoặc giấy trong) là các phƣơng tiện dạy học bổ sung, giúp cho sự mô tả các đối tƣợng, hiện tƣợng, quá trình vật lí vừa sinh động, vừa tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên, cần lƣu ý: chỉ nên sử dụng khi cần và cất đi ngay sau khi dùng xong, tránh làm phân tán sự chú ý của học sinh. - Sách giáo khoa (SGK) cũng là một trong những phƣơng tiện dạy học quan trọng, trên cả 2 chức năng: là phƣơng tiện học tập của học sinh và hỗ trợ giáo viên. Để hƣớng dẫn học sinh sử dụng SGK, thày giáo cần giao cho học sinh một nhiệm vụ học tập (trả lời các câu hỏi), kích thích học sinh làm việc với SGK (tìm kiếm, xử lý thông tin, tiếp nhận và rút ra những kiến thức hữu ích …). Các loại sách bài tập và sách hƣớng dẫn thí nghiệm cũng là phƣơng tiện học tập cơ bản, và cần thiết. - Các vật thật và mô hình vật thể cũng là phƣơng tiện dạy học truyền thống tốt, thày giáo nên cố ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: