Thông tin tài liệu:
Ngẫm thêm về một sự kiện bi thương trong sự nghiệp của Lê LợiCó lẽ hậu thế nhiều người đã không ít bối rối lẫn băn khoăn khi một sự kiện có thể nói là bi thương trong sự nghiệp đánh đuổi giặc Minh giành độc lập cho Đại Việt của Bình Định vương Lê Lợi đã không được chép trong Đại Việt sử ký toàn thư (Toàn thư) ở phần bản kỷ do chính sử thần Ngô Sĩ Liên biên soạn dưới triều Lê Thánh Tông, cách cuộc khởi nghĩa Lam Sơn mới chỉ 50 năm.Tranh minh họa Lê...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ngẫm thêm về một sự kiện bi thương trong sự nghiệp của Lê Lợi Ngẫm thêm về một sự kiện bi thương trong sự nghiệp của Lê Lợi Có lẽ hậu thế nhiều người đã không ít bối rối lẫn băn khoăn khi một sự kiện cóthể nói là bi thương trong sự nghiệp đánh đuổi giặc Minh giành độc lập cho ĐạiViệt của Bình Định vương Lê Lợi đã không được chép trong Đại Việt sử ký toànthư (Toàn thư) ở phần bản kỷ do chính sử thần Ngô Sĩ Liên biên soạn dưới triềuLê Thánh Tông, cách cuộc khởi nghĩa Lam Sơn mới chỉ 50 năm. Tranh minh họa Lê Lợi trả gươm cho rùa thần Sự kiện bi thương ấy không biết vì lẽ gì đã không được nhắc tới? Một bí mậtmột ám ảnh một thứ “kỵ huý’’ trong dằng dặc mấy trăm năm của Ho àng gia nhàLê? Cứ thư thả mà chiểu trong không nhiều lắm các tài liệu chứng cứ lịch sử, nhữnggia phả lẫn thần phả thì nghĩ dòng họ Phạm Việt Nam hẳn không ít những tự hào? Bằng cớ là những bậc tu mi nam tử thành danh thì không nói không kể ra làmchi nhưng đáng kể đáng phục thay những phận liễu yếu đào tơ đã sinh hạ không ítnhững ông vua những bậc minh quân làm rạng rỡ non sông Đại Việt! Trong phạmvi bài viết này chỉ kể vài người. Đó là cô gái vùng Kinh Bắc tên là Phạm Thị Ngà không chồng nhưng sinh hạđược một cậu con trai khôi ngô. Từ thuở bé tí cậu đã được gửi vào chùa để các sưnuôi nấng dạy dỗ và cậu được đặt tên là Lý Công Uẩn sau này trở thành vị vua anhminh Lý Thái Tổ. Đó là Phạm Thị Ngọc Hậu, người làng Quả Nhuệ, Liêu Dương (nay là ThọXuân, Thanh Hóa) sinh ra vua Lê Huyền Tông (1663 - 1671). Ấy là bà Chánh cung Hoàng hậu của vua Quang Trung người họ Phạm sinh racon trai đầu lòng là Nguyễn Quang Toản, sau được vua Quang Trung truyền ngôilấy niên hiệu là Cảnh Thịnh (1793 - 1802). Đó là bà Phạm Thị Hằng, sinh ngày 9 tháng 5, năm Gia Long th ứ 9 (1810). Quêbà ở Quy Sơn, huyện Tôn Hóa (Gia Định). Vợ vua Thiệu Trị và là mẹ của vua TựĐức. Bà đã có ảnh hưởng rất lớn đến các vua triều Nguyễn đặc biệt là vua Tự Đức. Tất nhiên không thể không nhắc tới một bà họ Phạm tiên khởi tên là Phạm ThịNgọc Dung, con gái Phạm Bạch Hổ, vợ của Ngô Xương Ngập sinh ra Ngô XươngXí sau trở thành người đứng đầu trong 12 Sứ quân. Bài viết này xin được đề cập đến bà Hoàng Thái Hậu Phạm Thị Ngọc Trần sinhnăm Bính Dần (1386), vợ Lê Lợi, người từng mang ấu chúa Lê Nguyên Longxông pha trận mạc cùng với Bình Định Vương Lê Lợi trong cuộc kháng chiếnchống quân Minh mười năm nằm gai nếm mật. Bà Ngọc Trần quê ở Quần Đội, Thọ Xuân (tên cũ là Lôi Dương) nay thuộc xãThọ Diên, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa. Bà có cha là Phạm Hoành, anh trai làPhạm Vân, cả hai người đều tham gia cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Làng Quần Đội cách Lam Sơn chừng 4 km về phía đông. Đây là một làng cổvùng ven sông Chu, cũng là quê hương của cụ tổ bà Lê Lợi là Nguyễn Thị NgọcDuyên (vợ cụ tổ Lê Hối). Những ngày đầu gian nan của cuộc kháng chiến, bà Ngọc Trần đã cùng dânlàng và nghĩa quân bỏ nhiều công sức trồng cấy chăn nuôi đánh cá để cung cấplương thực thực phẩm cho nghĩa quân Lam Sơn. Thanh thế Bình Định Vương Lê Lợi từ mùa khô năm 1420-1423 ngày một lớn.Căn cứ nghĩa quân Lam Sơn, theo sáng kiến của tướng Nguyễn Chích đã mở rộngvào đất Nghệ An. Để gây thêm thanh thế mở rộng căn cứ kháng chiến làm bàn đạpđánh ra Bắc năm Ất Tỵ (1425), Bình Định Vương Lê Lợi quyết định mở chiếndịch nhổ thành kiên cố Nghệ An. Lê Lợi thân chinh cầm quân đốc suất đánh thành. Theo những cứ liệu trongLam Sơn thực lục (bản của Hồ Sĩ Dương) mùa xuân tháng Ba, chiến dịch đánhthành Nghệ An bắt đầu. Cuộc vây hãm thành gặp không ít khó khăn, giặc Minh rasức chống giữ. Chiến trường diễn ra trên địa bàn khá rộng trong đó có đền thờ thần Phổ Hộ.Đêm ấy Bình Định Vương Lê Lợi nằm mộng thấy thần hiện ra “Tướng quânnhường cho tôi một người thiếp, tôi hứa hết sức phù hộ tướng quân đánh thắnggiặc Ngô, giữ vững nghiệp đế”... Tỉnh dậy, Vua nghĩ rằng: Thuở xưa, vua Lý nhờ vợ chồng ông hàng dầu là VũPhục, nhảy xuống sông Thiên Phù, hiến xác cho thủy thần mà vua Lý khỏi bệnhđau mắt, lo được việc chống giặc. Rồi Lý Thường Kiệt dàn trận đánh Tống, nói rằng có thần ngâm thơ giúp đuổigiặc, mà quả nhiên hôm sau quân ta phá được giặc Tống bên sông Như Nguyệt.Vậy thì ngày nay, ta thí mạng một người mà cứu sống muôn người, thu lại đượcnon sông, thì việc đáng làm lắm rồi! Hôm sau, Vương gọi các bà vợ đến hỏi: “Có ai chịu đi làm vợ thủy thần không?Sau này khi ta lấy được nước, sẽ lập con của người đó làm thiên tử”. Các bà khôngai nói gì, chỉ có bà Ngọc Trần khảng khái quỳ thưa: “Nếu vì nghiệp lớn của MinhCông thì thiếp tự nguyện xả thân; ngày sau mong Minh Công giữ lời hứa, chớ phụcon thiếp”. Nhà vua khen ngợi và thương cảm hứa trước các bà và bề tôi, ngày sau xin làmđúng hẹn. Rồi vua sai bề tôi cùng đến đền làm lễ tế thần. Đó là vào ngày 24 tháng3 năm Ất Tỵ (1425). Lúc này bà Ngọc Trần đang bế đứa con lên 3 tuổi, chính là ấu chúa Lê NguyênLong rồi vua Lê Thái Tông sau này. B ...