Danh mục

Nghiệm pháp gắng sức (Kỳ 1)

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 215.92 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiệm pháp gắng sức được Feil và Siegel áp dụng đầu tiên trên bệnh nhân đau thắt ngực vào 1982. Đến năm 1929, Master và Oppenheimer đã phát triển và đưa vào ứng dụng trong chẩn đoán bệnh lý tim mạch. Ở Việt Nam, nghiệm pháp này được áp dụng vào những năm 1970 để chẩn đoán bệnh lý mạch vành. Hiện nay, nhiều cơ sở đâ áp dụng nghiệm pháp này trong các kỹ thuật thăm dò mới: gắng sức với siêu âm, gắng sức với xạ tưới máu cơ tim...1. Khái niệm. Nghiệm pháp gắng sức là...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiệm pháp gắng sức (Kỳ 1) Nghiệm pháp gắng sức (Kỳ 1) Nghiệm pháp gắng sức được Feil và Siegel áp dụng đầu tiên trên bệnh nhânđau thắt ngực vào 1982. Đến năm 1929, Master và Oppenheimer đã phát triển và đưa vào ứng dụngtrong chẩn đoán bệnh lý tim mạch. Ở Việt Nam, nghiệm pháp này được áp dụng vào những năm 1970 để chẩnđoán bệnh lý mạch vành. Hiện nay, nhiều cơ sở đâ áp dụng nghiệm pháp này trongcác kỹ thuật thăm dò mới: gắng sức với siêu âm, gắng sức với xạ tưới máu cơtim... 1. Khái niệm. Nghiệm pháp gắng sức là những phương pháp thăm dò không chảy máudùng để đánh giá chức năng tưới máu của động mạch vành khi nghỉ và khi gắngsức, từ đó xác định được vùng cơ tim bị tổn thương hay thiếu máu tương ứng vớisự phân bố của các nhánh động mạch vành. 2. Các phương pháp gắng sức. - Điện tâm đồ gắng sức. - Siêu âm gắng sức. - Xạ tưới máu cơ tim gắng sức. - Chụp cộng hưởng từ gắng sức. 3. Phạm vi áp dụng. - Chẩn đoán bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ. - Đánh giá mức độ tổn thương của động mạch vành (bệnh cơ tim thiếu máucục bộ). - Xác định khả năng hoạt động của tim sau nhồi máu cơ tim. - Đánh giá kết quả điều trị tái tưới máu. 4. Chống chỉ định của nghiệm pháp gắng sức. Chống chỉ định tuyệt đối Chống chỉ định tương đối - Nhồi máu cơ tim mới xảy ra 3-5 - Hẹp lỗ van tim nhẹ.ngày, hoặc < 2 ngày tùy theo tác giả. - Rối loạn điện giải. - Hẹp nhánh trái động mạch vành. - Tăng huyết áp hệ thống hoặc tăng huyết áp động mạch phổi - Đau thắt ngực không ổn định với cơn nặng hoặc không kiểm soát được.đau lúc nghỉ mới xảy ra. - Bệnh cơ tim phì đại - Rối loạn nhịp nặng không kiểm soát và/hoặc tắc nghẽn.được. - Phì vách thất. - Hẹp động mạch chủ cấp. - Bệnh nhân không hợp tác. - Suy tim không kiểm soát được. - Blốc nhĩ-thất cấp II, cấp III. - Tắc mạch phổi, viêm tĩnh mạch tiếntriển. - Bệnh toàn thân đang tiến triển hoặc rối loạn tâm thần. - Viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim,viêm nội tâm mạc tiến triển. - Cục máu đông trong thất trái xuấthiện sau nhồi máu, nhất là cục máu có thể dichuyển. - Bệnh nhân tàn tật hoặc từ chối làmnghiệm pháp gắng sức. 5. Điện tâm đồ gắng sức. 5.1. Nguyên lý: Phát hiện thiếu máu cơ tim qua biến đổi đoạn ST trên điện tâm đồ trong quátrình gắng sức. 5.2. Kỹ thuật: - Bệnh nhân có chỉ định làm điện tâm đồ gắng sức. - Làm điện tâm đồ 12 đạo trình chuẩn lúc nghỉ và lúc có cơn đau ngực. - Bệnh nhân không dùng các thuốc nitrat, thuốc chẹn bêta giao cảm, thuốcức chế kênh canxi trước khi làm nghiệm pháp gắng sức > 24 - 48h. - Bệnh nhân gắng sức bằng bước bục, thảm lăn hay xe đạp lực kế. - Có ghi ECG liên tục suốt quá trình gắng sức. * Các chỉ tiêu dừng nghiệm pháp gắng sức: Đạt được nhịp tim tăng tối đa theo lí thuyết: Tần số tim = 220 - tuổi (bệnh nhân) Hoặc: Tần số tim = 0,85 ´ (220 - tuổi). - Đau thắt ngực gia tăng (độ 3 và 4). - Rối loạn nhịp tim nặng (ngoại tâm thu thất đảo, ngoại tâm thu nhịp 3,ngoại tâm thu chuỗi). - Huyết áp tụt (HATT giảm > 10mmHg). - HATT > 250 mmHg, HATTr > 120 mmHg. - Có dấu hiệu giảm cung lượng tim: xanh tím, tái nhợt, rối loạn tuần hoànnão. - Bệnh nhân không thể chịu đựng được gắng sức tiếp. 5.3. Đánh giá: Điện tim gắng sức (+) khi: - Xuất hiện ST chênh xuống ³ 1mm so với đường đẳng điện, sau điểm J0,06 - 0,08 sec. - Xuất hiện ST chênh xuống ở 2 đạo trình liên tiếp.

Tài liệu được xem nhiều: