Danh mục

Nghiên cứu khả năng kháng kháng sinh của Lactobacillus spp. phân lập từ thực phẩm lên men và thực phẩm bổ sung tại thành phố Hồ Chí Minh

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 377.64 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết xác định kiểu hình và kiểu gen kháng kháng sinh của giống Lactobacillus spp. đã được phân lập từ thực phẩm lên men và thực phẩm bổ sung.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu khả năng kháng kháng sinh của Lactobacillus spp. phân lập từ thực phẩm lên men và thực phẩm bổ sung tại thành phố Hồ Chí MinhY Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG KHÁNG KHÁNG SINH CỦA LACTOBACILLUS SPP. PHÂN LẬP TỪ THỰC PHẨM LÊN MEN VÀ THỰC PHẨM BỔ SUNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Trần Nguyễn Minh Đoan*,**, Lê Thị Hiên*, Ngô Thanh Phong*TÓM TẮT Đặt vấn đề: Lactobacillus spp. là loại vi khuẩn “thân thiện” sống trong cơ thể người nhưng không gâybệnh. Chúng còn được tìm thấy trong các thực phẩm lên men và thực phẩm bổ sung. Tuy nhiên, một số kết quảnghiên cứu đã đưa ra cảnh báo về khả năng đề kháng kháng sinh của giống lợi khuẩn Lactobacillus spp. đangđược sử dụng trong thực phẩm lên men và thực phẩm bổ sung hiện nay. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định kiểu hình và kiểu gen kháng kháng sinh của giống Lactobacillus spp. đãđược phân lập từ thưc phẩm lên men và thực phẩm bổ sung. Phương pháp nghiên cứu: Xác định nồng độ ức chế tối thiểu (MIC – Minimum Inhibitory concentration)của kháng sinh erythromycin, tetracycline và chloramphenicol đối với các chủng vi khuẩn Lactobacillus bằngphương pháp pha loãng kháng sinh trong thạch và xác định kiểu gen kháng kháng sinh bằng phương phápkhuếch đại chuỗi polymerase (PCR). Kết quả: Tỷ lệ các chủng Lactobacillus spp. kháng cao với tetracycline (148/164, 90,2%) và chloramphenicol(100/164, 61%), trong đó các chủng phân lập từ sữa chua cho tỷ lệ kháng tetracycline (28/30, 93,3%) vàchloramphenicol (30/30, 100%) là cao nhất. Tuy nhiên, 100% các chủng phân lập từ sữa chua vẫn còn nhạy cảmvới erythromycin. Thêm vào đó, 5/79 (6,3%) các chủng mang gen tetM được phân lập từ rau quả muối chua và4/9 (44,4%) các chủng mang gen ermB được phân lập chủ yếu từ thực phẩm bổ sung. Mặt khác, không có chủngLactobacillus spp. mang gen cat liên quan đến kiểu hình kháng chloramphenicol. Kết luận: Các vi khuẩn Lactobacillus spp. phân lập được từ thực phẩm lên men và thực phẩm bổ sung có tỷlệ kháng cao với kháng sinh tetracycline (> 80%) và chloramphenicol (>40%). Điều đó đưa ra cảnh báo về việc sửdụng hai loại kháng sinh này trong điều trị các bệnh về nhiễm trùng hiện nay. Từ khóa: kháng kháng sinhABSTRACT ANTIBIOTIC RESISTANCE OF LACTOBACILLUS SPP. ISOLATED FROM FERMENTED FOODS AND SUPPLEMENT FOOD SUPERVISION AT HOCHIMINH CITY Tran Nguyen Minh Doan, Le Thi Hien, Ngo Thanh Phong * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 5 - 2019: 483 – 489 Background: Lactobacillus spp. is a kind of friendly bacteria that live in our digestive system withoutcausing disease. They are also found in some fermented foods and supplement food supervision. However,recently, some research results have given a warning about antibiotic resistance of Lactobacillus spp. is being usedin fermented and functional foods. Objectives: To identify phenotypic and genotypic antimicrobial resistance of Lactobacillus spp. isolated fromfermented foods and supplement food supervision.*Trung tâm kiểm nghiệm an toàn thực phẩm khu vực phía Nam – Viện Y tế công cộng TP. HCM**Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Thành phố Hồ Chí Mnh.Tác giả liên lạc: ThS.Trần Nguyễn Minh Đoan ĐT: 0935901760 Email: sandytran1410@gmail.comChuyên Đề Y Tế Công Cộng 483Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Methods: To determine the minimum inhibitory concentration (MIC – Minimum Inhibiotry concentration)of erythromycin, tetracycline and chloramphenicol for those strains and identify genotypic antibiotic resistance forthose strains by PCR. Results: The results showed that the ratio high resistance of Lactobacillus spp. strains with tetracycline(148/164, 90.2%) and chloramphenicol (100/164, 61%), in which the strains had percentage of high tetracyclineresistance (28/30, 93.3%) and chloramphenicol resistance (30/30, 100%), were isolated from yogurt. However,100% of strains were isolated from yogurt still sensitive to erythromycin. In addition, 5/79 (6.3%) strains carriedtetM gene were isolated from pickled vegetables and 4/9 (44.4%) strains carried ermB gene were isolated mainlyfrom supplement food supervision. In the other hands, there was no Lactobacillus spp. carring cat gen related tochloramphenicol resistance phenotype. Conclusion: Lactobacillus spp. were isolated from fermented foods and supplement food supervision withhigh resistance to tetracycline antibiotics (> 80%) and chloramphenicol (> 40%). The results give a warningabout the usage of these two antibiotics in the treatment of infections. Keywords: antib ...

Tài liệu được xem nhiều: