Danh mục

Nghiên cứu mô hình kinh tế tuần hoàn đối với ngành dệt may Việt Nam: Hướng đến mục tiêu chuyển đổi xanh

Số trang: 17      Loại file: pdf      Dung lượng: 729.38 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Nghiên cứu mô hình kinh tế tuần hoàn đối với ngành dệt may Việt Nam: Hướng đến mục tiêu chuyển đổi xanh" đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị nhằm phát triển mô hình KTTH trong ngành dệt may, giúp giảm phát thải khí nhà kính ra môi trường, đáp ứng yêu cầu của thị trường xuất khẩu theo xu hướng kiểm soát ô nhiễm và phát triển bền vững. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu mô hình kinh tế tuần hoàn đối với ngành dệt may Việt Nam: Hướng đến mục tiêu chuyển đổi xanh NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH KINH TẾ TUẦN HOÀN ĐỐI VỚINGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM: HƯỚNG ĐẾN MỤC TIÊU CHUYỂN ĐỔI XANH TS. Nguyễn Ngọc Quỳnh, ThS. Nguyễn Minh Quang Trường Đại học Thương mại Email: quynh.nn@tmu.edu.vnTóm tắt: Việt Nam là một trong mười nước xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới vớikim ngạch xuất khẩu hơn 30 tỷ đô la Mỹ (USD)/năm, tạo việc làm cho khoảng ba triệu laođộng. Do đó, ngành dệt may Việt Nam đã đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế củaViệt Nam. Tuy nhiên, ngành công nghiệp này cũng đang gây ảnh hưởng nặng nề đến môitrường khi là ngành sử dụng và gây ô nhiễm nước ngọt cao nhất, cùng mức độ phát thảikhí nhà kính cao, và sử dụng nhiều hóa chất độc hại. Do đó, kinh tế tuần hoàn (KTTH)được xem là một mô hình hữu hiệu nhằm giải quyết những thách thức về mặt môi trườngtrong quá trình sản xuất của ngành dệt may. Điều này đạt được thông qua việc tái sử dụngchất thải trở thành nguyên liệu cho sản xuất, giảm khai thác tài nguyên, giảm chi phí xử lýchất thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo vệ hệ sinh thái và sức khỏe con người. Mụcđích của nghiên cứu này nhằm đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường trong ngành dệtmay tại Việt Nam trong thời gian qua, khái quát hóa mô hình KTTH trong ngành dệt may.Từ đó, đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị nhằm phát triển mô hình KTTH trong ngànhdệt may, giúp giảm phát thải khí nhà kính ra môi trường, đáp ứng yêu cầu của thị trườngxuất khẩu theo xu hướng kiểm soát ô nhiễm và phát triển bền vững.Từ khóa: Kinh tế tuần hoàn, ô nhiễm môi trường, cạn kiệt nguồn lực, rác thải, xanh hóa.APPLYING THE CIRCULAR ECONOMY MODEL FOR VIETNAM’S TEXTILE AND GARMENT INDUSTRY: TOWARDS THE GOAL OF THE GREEN TRANSITIONAbstract: Vietnam is one of the worlds ten largest textile and garment exporters, with anexport turnover of more than 30 billion US dollars (USD) per year, creating jobs for aboutthree million workers. Vietnam’s textile and garment industry is contributing significantlyto the country’s economic growth. However, this industry is also taking a heavy toll on theenvironment. It is the highest user and polluter of freshwater, with high levels ofgreenhouse gas emissions and heavy use of harmful chemicals. Therefore, the circulareconomy is considered an effective model for solving environmental challenges in themanufacturing process of the garment and textile industry. This is achieved by reusingwaste to become raw materials for production, reducing resource exploitation, reducingwaste disposal costs, reducing environmental pollution, and protecting ecosystems andpeople’s health. This study aims to highlight the current state of environmental pollution inthe textile and garment industry in Vietnam in recent years and to construct a policyframework for supporting the circular economy model for the sector. From there, proposesolutions and recommendations to apply the model in the textile and garment industry, 822helping to reduce greenhouse gas emissions into the environment and meet therequirements of the export markets.Keywords: Circular economy, environmental pollution, resource depletion, waste,greening transition.1. Đặt vấn đề Ngày nay, với sự phát triển vượt bậc của ngành công nghiệp thời trang và việc cáchoạt động quảng cáo nở rộ đã tạo ra xu hướng thời trang với vòng đời ngắn và việc muasắm quá mức cần thiết của người tiêu dùng (NTD). Đây là nguyên nhân khiến cho mứctiêu thụ quần áo trên toàn cầu đã vượt 400% so với lượng tiêu thụ của hai thập kỷ trước đó,Shirvanimoghaddam & cộng sự (2020). Từ đó kéo theo sự gia tăng mức sử dụng nănglượng trong ngành sản xuất hàng may mặc cùng với số lượng nguyên vật liệu đầu vào cũngnhư lượng phương tiện xử lý nguyên vật liệu trong quá trình sử dụng (giặt, là, sấy), Chae& Hinestroza (2020), Sadeghi & cộng sự (2021). Để sản xuất được một cân sợi sẽ phát thải10 cân Các-bon Đi-ô-xít (CO2) và ngành công nghiệp dệt may phát thải khoảng 10% lượngCO2 và 5% chất thải toàn cầu. Đến năm 2050, ngành công nghiệp thời trang được dự đoánsẽ sử dụng tới 25% ngân sách carbon của thế giới, Pandey (2018). Chuỗi liên kết ngành dệtmay hiện tại liên quan đến sản xuất, phân phối và sử dụng quần áo hiện đang hoạt độngtheo phương thức tuyến tính. Trong đó, hơn 68% lượng sợi được dùng để sản xuất quần áohiện được chiết xuất từ các nguồn tài nguyên không thể tái tạo như nhiên liệu hóa thạch.Tuy nhiên, các sản phẩm này được sử dụng trong một thời gian rất ngắn, sau đó được đổvào bãi chôn lấp hoặc đốt gây ô nhiễm môi trường, suy thoái nguồn tài nguyên và áp lựclên xã hội. Chính vì vậy, việc áp dụng mô hình KTTH được kỳ vọng sẽ giảm việc sử dụngnguyên liệu, tăng mức độ tái chế và tăng cường bảo vệ môi trường. Đây cũng là một xu thếđang diễn ra của ngành dệt may ở các nước đang phát triển.2. Cơ sở lý luận về mô hình kinh tế tuần hoàn và chuyển đổi xanh trong ngành dệtmay2.1. Khái niệm về kinh tế tuần hoàn Trước đây, nền kinh tế nâu hay nền kinh tế truyền thống (Linear Economy - kinh tếtuyến tính) vận hành trên cơ sở khai thác nguyên liệu thô từ môi trường tự nhiên làmnguyên liệu đầu vào, trải qua quá trình sản xuất tạo ra hàng hóa (dịch vụ) và kết thúc chutrình cũng tạo chất thải ra môi trường tự nhiên. Hay nói cách khác đây là quá trình biến tàinguyên thành chất thải, do đó tất yếu sẽ dẫn tới sự gia tăng chất thải, cạn kiệt tài nguyênthiên nhiên và gây ô nhiễm, suy thoái môi trường. Theo Walter R. Stahel (2016), nền kinhtế tuyến tính vận hành như một dòng chảy, biến các nguồn tài nguyên thiên nhiên thànhcác vật liệu và sản phẩm cơ bản rồi bán ra thông qua một loạt những bước tạo t ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: