Danh mục

Ngoại khoa thực hành part 7

Số trang: 93      Loại file: pdf      Dung lượng: 3.08 MB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 25,000 VND Tải xuống file đầy đủ (93 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Với đường mổ sau này, người ta kéo bó mạch thần kinh khoeo ra ngoài nên không gây tổn thương chúng. Ưu điểm phương pháp này là không cần sự hỗ trợ của máy móc. Khuyết điểm là phải mở khớp, khoan đường hầm đùi trong tư thế không thuận lợi, mảnh ghép phải có đầu xương bám ( bone-tendon). BIẾN CHỨNG Biến chứng nghiêm trọng nhất của phẫu thuật tái tạo DCCS là gây tổn thương bó mạch thần kinh khoeo, đặc biệt là phương pháp xuyên chày....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ngoại khoa thực hành part 7Với đường mổ sau này, người ta kéo bó mạch thần kinh khoeo ra ngoài nên không gây tổn thươngchúng. Ưu điểm phương pháp này là không cần sự hỗ trợ của máy móc. Khuyết điểm là phải mở khớp,khoan đường hầm đùi trong tư thế không thuận lợi, mảnh ghép phải có đầu xương bám ( bone-tendon).BIẾN CHỨNGBiến chứng nghiêm trọng nhất của phẫu thuật tái tạo DCCS là gây tổn thương bó mạch thần kinh khoeo,đặc biệt là phương pháp xuyên chày.Biến chứng thông thường nhất là lỏng gối lại sau mổ. Phương pháp gắn chày ít lỏng hơn phương phápxuyên chày.Nhưng biến chứng ít hơn như nhiễm trùng, đau gối, hạn chế tầm độ khớp, liệt thần kinh mác chung, yếucơ Hamstring hoặc đau gối trước do lấy gân bánh chè …KẾT LUẬNHiện nay, ngày càng ít người nghĩ rằng lỏng gối do đứt DCCS là một vấn đề vô hại. Có nhiều nghiên cứuvà bằng chứng cho thấy nó làm hư khớp gối, nhất là khớp chè đùi và khoang trong. Phẫu thuật giúp táitạo lại cấu trúc tự nhiên của DCCS. Điều này giúp người bệnh phục hồi lại nhiều các khiếm khuyết chứcnăng khớp gối do tổn thương DCCS gây ra. Nhờ vậy nó giúp họ bình thường hóa được cuộc sống.Tuy nhiên, so với DCCT, phẫu thuật tái tạo DCCS còn đòi hỏi thời gian và công sức cũng như trang thiết bịnhiều hơn. Chính vì thế nó chưa được phổ biến rộng rãi ở mọi nơi. Sự cải tiến các phương pháp phẫuthuật sẽ giúp hoàn thiện hơn điều trị lỏng gối do tổn thương DCCS. CHƯƠNG 7. BỎNG NGOẠI KHOA 87. ĐẠI CƯƠNG VỀ BỎNGI . ĐẠI CƯƠNG:Bỏng là các tổn thương gây nên bởi sức nhiệt, hoá chất, điện năng, bức xạ. Đại đa số trường hợp bỏngchỉ hạn chế ở da, nhưng cũng gặp bỏng sâu tới các lớp dưới da như: cân, cơ, gân, xương khớp và cáctạng.Vết thương bỏng gây ra những rối loạn cho cơ thể thì gọi là bệnh bỏngTrong thời bình bỏng thường gặp trong lao động sản xuất hoặc trong sinh hoạt; tỷ lệ bỏng chiếm 1,8%đến 10% so với chấn thương ngoại khoa. Thời bình bỏng thường bị lẻ tẻ nhưng cũng có thể có những tainạn hàng loạt nhiều người bị cùng một lúc.Trong chiến tranh bỏng thường chiếm từ 3-10% tổng số thương binh, nếu có sử dụng NBC: lên tới 70-85% tổng số nạn nhân.II . NHỮNG TÁC NHÂN VÀ CƠ CHẾ GÂY BỎNG:1. Bỏng do sức nhiệt:Là loại gặp nhiều nhất, có 2 loại:a. Sức nhiệt khô:- Lửa- Tia lửa điện- Kim loại nóng chảyb. Sức nhiệt ướt:- Nước sôi- Thức ăn sôi nóng- Dầu mỡ sôi (nhiệt độ 180oc)- Hơi nước nóng từ 90oc - 92oc trở lên2. Bỏng do hoá chất: có 2 loại do axit, do bazơa. Axit: có 3 loại axit vô cơ mạnh thường gây bỏng là:- Axit sunfuric (H2SO4)- Axit nitric (HNO3)- Axit clohydric (HCL)Có thể gặp bỏng do các axit hữu cơ- Axit phenic (phenol)- Axit tricloraxeticb. Bazơ:Các loại bazơ đặc mạnh gây bỏng: NaOH, KOH, Ca(OH)2. Vôi đang tôi là một loại bỏng vừa do sức nhiệt,vừa do độ bazơ.3. Bỏng do điện:Bỏng do luồng điện dẫn truyền qua cơ thể. Bỏng do tia lửa điện là một bỏng nhiệt.4. Bỏng do các tia vật lý:- Tia hồng ngoại, tử ngoại.- Tia X (tia Rơnghen)- Tia phóng xạ (gama, bêta).III. SINH BỆNH HỌC TỔN THƯƠNG BỎNG:Da là tổ chức che phủ toàn bộ cơ thể đồng thời có nhiều chức phận như: điều hoà nhiệt độ cơ thể, hàngrào bảo vệ cơ thể, cơ quan xúc giác, bài tiết một số các chất thải (qua mồ hôi).Khi bị tác dụng của nhiệt, hoá chất, điện năng, một số loại bức xạ, da sẽ bị tổn thương.* Ở bỏng do sức nhiệt thương tổn của da phụ thuộc vào:1. Sức nhiệt tính bằng nhiệt độ C (nhiệt độ nóng của tác nhân gây bỏng khi tác động lên cơ thể).2. Hoặc bằng bức xạ nhiệt tác dụng trên da tính bằng Calo/cm2.3. Thời gian tác dụng trên da của sức nhiệt.Da chỉ chịu đựng được nhiệt độ tối đa là 43 oCTế bào cơ thể bị tổn thương ở nhiệt độ 45-50oC. Nếu nhiệt độ cao, thời gian tác động ngắn các tế bàothượng bì bị tổn thương, nguyên sinh chất phỉnh ra, nhân đông. Mao mạch trung bì giãn. Tính thấmthành mạch tăng: thoát dịch huyết tương ra gian bào làm tách lớp thượng bì. Dịch huyết tương thoát ralàm thành dịch nốt phỏng.Nếu nhiệt độ cao, thời gian tác động trên da kéo dài, da sẽ bị hoại tử ngay. Các lớp mạch máu ở trung bìvà hạ bì bị hoại tử đông. Da bị hoại tử và kết dính với nhau thành một khối duy nhất. Khi bị bỏng donhiệt khô mà thời gian tác động trên da dài và sức nhiệt cao thì gây hoại tử khô. Nếu nhiệt độ không caovà thời gian tác động trên da ngắn sẽ gây hoại tử ướt. Có thể trên cùng một vùng bỏng có hoại tử khô vàhoại tử ướt xen kẽ.Ngoài ra tổn thương bỏng còn phụ thuộc vào độ dày, mỏng của da. Trên cơ thể độ dày mỏng không đều.Các diện da ở mặt trong các chi mỏng hơn da ở mặt ngoài chi thể. Da đầu, da gan bàn tay, da gan bànchân dày hơn ở các vùng khác. Trẻ em và người già da mỏng hơn da người lớn, da phụ nữ mỏng hơn danam giới.IV – PHÂN LOẠI TỔN THƯƠNG BỎNG:Có nhiều cách phân loại mức độ bỏng căn cứ vào triệu chứng lâm sàng, tổn thưong GPB, quá trình táitạo hồi phục, tổn thương bỏng có thể chia làm 2 nhóm chính: bỏng nông và bỏng sâu:1 - Bỏng nông: ( ...

Tài liệu được xem nhiều: