Thông tin tài liệu:
Cần thông báo cho bệnh nhân và gia đình họ sự xảy ra khó đặt NKQ cũng như khó thông khí qua mask và ghi vào bệnh án và thẻ cấp cứu kỹ thuật khởi mê nhanh theo từng bước và nghiệm pháp Sellick là kỹ thuật qui chiếu (grade C). Mở màng giáp nhẫn được ưa dùng hơn cung cấp oxy qua khí quản (grade D). Đặt NKQ trong sản khoa đặt ra hai vấn đề là nguy cơ sặc phổi ở mẹ và nguy cơ suy thai. Phải ưu tiên việc cung cấp oxy (grade D). Trong hồi...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ngoại khoa thực hành part 9Cần thông báo cho bệnh nhân và gia đình họ sự xảy ra khó đặt NKQ cũng như khó thông khí qua mask vàghi vào bệnh án và thẻ cấp cứu kỹ thuật khởi mê nhanh theo từng bước và nghiệm pháp Sellick là kỹthuật qui chiếu (grade C).Mở màng giáp nhẫn được ưa dùng hơn cung cấp oxy qua khí quản (grade D). Đặt NKQ trong sản khoađặt ra hai vấn đề là nguy cơ sặc phổi ở mẹ và nguy cơ suy thai. Phải ưu tiên việc cung cấp oxy (grade D).Trong hồi sức, cung cấp oxy phải được dùng ngay cả khi trả giá bằng nguy cơ sặc phổi (grade E).Nên đặt NKQ bằng ống soi mềm khi dự kiến khó đặt NKQ (grade E). Trong bối cảnh này, thông khí khôngxâm nhập có thể tốt (grade D).Câu hỏi 6 : Rút NKQ : Các tiêu chuẩn rút NKQ. Xử trí một tình huống nguy cơ :Các biến chứng hô hấp là nguyên nhân hay gặp nhất phải đặt lại NKQ sau mổ (grade C). Các biến chứngcủa rút NKQ thường liên quan đến tắc cơ học đường hô hấp trên hoặc đến rối loạn chức năng hô hấp(grade D).Sau khi đặt NKQ, rút NKQ phải được thực hiện khi có mặt một bác sỹ có kinh nghiệm (grade E).Các tiêu chuẩn qui ước của rút NKQ phải được tôn trọng, nhất là phải hồi tỉnh hoàn toàn và hết tác dụngthuốc giãn cơ được khẳng định bằng tỷ số T4/T1 > 90 % (grade D).Test hở khí không tiên lượng được rút NKQ có nguy cơ trong gây mê (grade D).Việc đặt dây dẫn đường thay ống chưa được minh chứng trừ phi khó tiếp cận đường thở do phẫu thuật(grade E).Câu hỏi 7: Dạy gì và đào tạo gì?Mọi nhà thực hành có thể đặt NKQ phải được đào tạo các kỹ thuật đã khuyến cáo trong các phác đồ xửtrí (grade E).Không được bắt đầu đào tạo trên bệnh nhân mà phải học trên mô hình rồi mới học trên bệnh nhân(grade E).Việc củng cố kiến thức có thể cần đến đào tạo trên mô hình.Dạy một số kỹ thuật như sử dụng mask thanh quản hoặc đặt NKQ qua mask thanh quản được thực hiệntại phòng mổ sau khi học trên mô hình (grade E). Các kỹ thuật khác như cung cấp oxy qua khí quản vàđặt NKQ qua ống soi mềm có các chỉ định lâm sàng hạn chế hơn và có thể cần đến sự cộng tác với cácchuyên gia khác như nhà phổi học hoặc tai–mũi-họng (grade E).Kết luậnHội nghị này của các chuyên gia đã giải quyết phần lớn các vấn đề và các tình huống gặp trong thực hànhhàng ngày. Tuy nhiên còn một số tình huống mà việc suy xét lâm sàng phát huy tác dụng và lúc đó việcchọn chiến lược xử trí là dựa vào lợi ích/nguy cơ. Sự phát triển các kỹ thuật cho ph p đơn giản hoá việcxử trí đặt NKQ khó. Soạn thảo các phác đồ của mỗi ê kíp là nền tảng xử trí với điều kiện mọi người đềunắm được các kỹ thuật và có thể thực hiện mọi lúc. Xử trí đặt NKQ khó phải theo một chiến lược đượcsoạn thảo từ trước.Các phươngtiện nên có trên bàn đẩy đặt NKQ khó trong gây mê hoặc hồi sức• Kẹp Magill• Các ống NKQ cỡ khác nhau• Lưỡi đèn kim loại Macintosh các cỡ• Mandrins dài đầu tù và hơi cong• Mask thanh quản Fastrach các cỡ khác nhau• Dụng cụ vào khí quản trực tiêp : bộ mở màng giáp nhẫn• Phương tiện cungcấp oxy qua khí quản đã được chấp nhận (catêtê phun khí bằng tay)• Dây dẫn đường thay ống có nòng rỗng khi rút NKQ• Soi phế quản ống mềm• Mask phù hợp (kiểu Fibroxy) và các canule giúp soi ống mềm• Về ống soi mềm có thể sẵn có ở bàn đẩy khác gồm cả nguồn sáng, ống soi mềm và tất cả các phụ kiệncần cho thực hiện nội soi (mọi người phải biết chỗ để bàn đẩy).Các đặc điểm nhi khoa : các phươngtiện phải phù hợp với chiều cao và cân nặng của trẻ cần xử trí.• Lưỡi đèn thẳng Miller• Mask thanh quản Fastrach số 3 cho trẻ > 30 kg• Các mask thanh quản cỡ khác nhau cho trẻ < 30 kgCác phương tiện trên bàn đẩy hoặc trong túi đặt NKQ khó của y học cấp cứu :• Kẹp Magill• Các ống NKQ cỡ khác nhau• Các lưỡi đèn kim loại Macintosh các cỡ• Mandrins dài đầu cong và tù• Mask thanh quản Fastrach• Bộ mở màng giáp nhẫn 130. GÂY TÊ TỦY SỐNG - NGOÀI MÀNG CỨNG1. Các khái niệm chung:Gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng là các kỹ thuật bậc cao chỉ được tiến hành ở trong các bệnhviện nơi có đủ các trang thiết bị để gây mê và hồi sức như dụng cụ đặt ống nội khí quản, máy hút, máygây mê, theo dõi, điện tim và chống rung tim, thuốc và dịch truyền...1.1. Các thông tin cần thiết trước mổ1.1.1. Đông máuCần loại trừ các rối loạn về đông máu, về nguyên tắc chống chỉ định của gây tê ngoài màng cứng và tủysống ở các bệnh nhân có rối loạn đông máu mắc phải hoặc do thuốc. Các bệnh nhân đang dùng thuốcchống đông cũng không nên tiến hành gây tê tủy sống và ngoài màng cứng.1.1.2. Các bệnh của hệ thần kinhKhông nên gây tê tủy sống và ngoài màng cứng cho các bệnh nhân cứng cột sống hoặc viêm đa rễ thầnkinh.Động kinh không phải là chống chỉ định tuyệt đối nhưng chỉ gây tê tủy sống và ngoài màng cứng sau khibệnh nhân đã dùng thuốc chống động kinh.1.1.3. Dị ứngĐặc biệt dị ứng với các thuốc tê là chống chỉ định.1.1.4. Các rối loạn về tim mạch- Loạn nhịp có thể cần phải tránh tê vùng.- Tụt huyết áp nếu không sửa chữa được sau khi đã bù ...