Đó là cận thị, viễn thị, loạn thị (những tật bệnh khác như loạn sắc, nhìn một vật hóa hai… không được đề cập ở đây). Cận thị là mắt chỉ nhìn thấy những vật ở gần; vật ở xa thấy mờ mờ, không rõ nét. Người bị cận thị một độ đọc rõ trong khoảng cách một thước, cận hai độ chỉ còn nửa thước và một người cận bốn độ chỉ còn đọc rõ trong khoảng cách 2 tấc 5. Mắt bình thường thì ảnh của một vật ở vô cực sẽ hội tụ ở võng mô...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những tật bệnh thông thường trong lứa tuổi học trò Những tật bệnh thông thường trong lứa tuổi học tròĐó là cận thị, viễn thị, loạn thị (những tật bệnhkhác như loạn sắc, nhìn một vật hóa hai…không được đề cập ở đây). Cận thị là mắt chỉnhìn thấy những vật ở gần; vật ở xa thấy mờmờ, không rõ nét. Người bị cận thị một độ đọcrõ trong khoảng cách một thước, cận hai độchỉ còn nửa thước và một người cận bốn độchỉ còn đọc rõ trong khoảng cách 2 tấc 5.Mắt bình thường thì ảnh của một vật ở vô cựcsẽ hội tụ ở võng mô (không phải điều tiết),trong khi ở người cận thị, hoặc vì nhãn cầulớn hoặc vì thủy tinh thể quá hội tụ, ảnh củavật đó sẽ nằm trước võng mô. Nguyên nhânmột phần chính là di truyền. Có nhiều em mớisinh ra đã bị cận rồi. Tôi đã thấy có những giađình cả nhà đều bị cận mà những em bé mới10 tuổi đã cận trên 10 độ.Tuy nhiên, những người đọc sách quá nhiềutrong điều kiện thiếu vệ sinh (những con mọtsách) cũng có thể bị cận thị. Thực tế cho thấynhững người gọi là trí thức (bác sĩ, sinh viên,học sinh, học giả, nhà văn, nhà báo…) thườngmắc tật cận thị, có lẽ do vấn đề thiếu vệ sinh:đọc và viết nơi thiếu ánh sáng, tư thế vàkhoảng cách không đúng, mắt không đượcnghỉ ngơi, dễ mệt, yếu đi. Những người ở thônquê, sống cảnh thiên nhiên ít bị cận thị, vì tầmmắt của họ là chân trời xa thẳm, là đồng xanhbát ngát…Viễn thị không phải là mắt nhìn thấy được mộtvật ở xa hơn mắt bình thường đâu. Ngườiviễn thị, trái lại, chỉ nhìn được trong mộtkhoảng giới hạn nào đó thôi, nhưng cận điểm(điểm gần nhất mà mắt còn có thể thấy rõ) xara hơn mắt thường.Một mắt viễn thị muốn nhìn gần (vừa phải) vànhìn xa đều phải điều tiết. Sự điều tiết thườngxuyên này làm cho mắt mỏi mệt nhiều. Mắtviễn thị do nhãn cầu nhỏ hơn bình thườnghoặc thủy tinh thể hội tụ quá yếu, khiến choảnh của một vật nằm đằng sau võng mô.Muốn nhìn rõ phải rán sức rất mệt cho mắt(trường hợp mắt già – cận điểm cũng xa dầnra, vì thủy tinh thể yếu, không đủ sức hội tụ,người già vì thế muốn đọc phải để xa mắt, nếukhông mang kính).Loạn thị là mắt nhìn không đều. Thí dụ trênmặt đồng hồ có 12 số hợp thành một vòngtròn thì người loạn thị đọc rõ số 12 và số 6,còn số 3 và số 9 thì không rõ hoặc ngược lại,độc rõ số 3 và số 9 còn số 12 và 6 thì khôngrõ. Loạn thị là do độ cong của giác mạc khôngđều nhau khiến cho sự khúc xạ ánh sáng phátxuất từ vật sai lệch đi.Muốn chữa cận thị, viễn thị, loạn thị, người tadùng các loại kính: kính phân kỳ cho cận thị,kính hội tụ cho viễn thị và kính lăng trụ choloạn thị. Khi thấy có những triệu chứng khóchịu về mắt, như nhìn xa không rõ, nhìn gầnmỏi mắt, nhìn chỗ rõ chỗ không, nhức đầu daidẳng, chóng mặt, học kém… thì phải đi khámmắt ngay. Bác sĩ chuyên khoa về mắt sẽ khámmắt cho em và sau đó em đến một tiệm bánkính đeo mắt đáng tin cậy mua một cặp kínhđúng tình trạng mắt em. Tại các tiệm kính lớnđều có dụng cụ đo mắt, tuy nhiên không thểchính xác như việc làm của một bác sĩ chuyênkhoa, vì ngoài cách đo bằng bảng chữ, cònphải kiểm soát lại bằng cách xem đáy mắt, vàđo khoảng cách 2 mắt để chọn gọng đúngnữa.Không có thứ thuốc nào để chữa tật cận thị,viễn thị và loạn thị vừa nói trên, mà chỉ có thểđiều chỉnh lại bằng cách dùng những kính đeomắt thích hợp. Có một phương pháp “tập thểdục” cho mắt bằng cách liếc theo một vòngtròn rồi ngược lại. Phương pháp này chẳngmang lại kết quả nào trừ trường hợp mắt cậnthị “giả”, nghĩa là một mắt mỏi mệt quá vì đọcnhiều trong những điều kiện kém vệ sinh, vìquá gần, vì thiếu ánh sáng… hoặc mang kínhkhông thích hợp (cận 3 độ mang 4 độ). Cũnggiống như sau thời gian nghỉ hè ở đồng quê, ởbãi biển, ta thấy mắt sáng hơn, khỏe hơn, thếthôi.Tóm lại: Nếu em bị một trong ba tật kể trên thì phải mang kính thích hợp để điều chỉnh lại. Phải mang kính thường xuyên trừ lúc tắm, ngủ, rửa mặt… để giúp cho mắt đỡ mỏi mệt, do đó lâu tăng độ. Phải dẹp bỏ thành kiến là đeo kính thường sẽ làm tăng độ mau hơn. Lúc lái xe, lúc đi đường cần phải có kính để tránh gây tai nạn. Mặt khác một cặp kính bây giờ không phải là rẻ, lấy ra mang vào thường có thể làm bể. Cận thị, viễn thị, loạn thị là những tật của mắt, không thể muốn mà có hay không có được, nên chẳng có gì đáng xấu hổ cả! Nên giữ gìn cho kính được sạch sẽ, lau chùi kính thường xuyên để mặt kính được luôn trong suốt. Có vài loại “phụ tùng” gắn thêm vào kính để giữ cho kính khỏi rơi vỡ trong lúc chơi thể thao (đá bóng, bóng rổ). Loại contact-lens hiện nay đã khá phổ biến, nhưng ở tuổi học trò các em không cần dùng loại này để tránh những trường hợp phản ứng của mắt đối với những vật lạ. Những người vì nghề nghiệp bắt buộc (ca sĩ, kịch sĩ…) có thể mang. Giữ vệ sinh mắt, giúp mắt làm việc trong những điều kiện tốt ...