Thông tin tài liệu:
Qua quá trình khảo sát thực tế em nhận thấy quy trình chế tạo chân vịt trong nước hiện nay có những ưu nhược điểm sau: 3.1 ƯU ĐIỂM - Ưu điểm lớn nhất của quy trình đúc hiện nay là đáp ứng nhu cầu chế tạo đơn lẻ, phù hợp với mỗi tàu cá. - Tận dụng được những nguyên vật liệu có sẵn ở trong nước và dễ kiếm như cát để làm khuôn, gỗ để làm mẫu chân vịt,… - Quy trình đúc phù hợp với một số nơi trên nước ta có nền kinh tế chưa...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phân tích quy trình chế tạo chân vịt, chương 12 CHƯƠNG 12 PHÂN TÍCH CÁC ƯU NHƯỢC ĐIỂM VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP Qua quá trình khảo sát thực tế em nhận thấy quy trình chế tạochân vịt trong nước hiện nay có những ưu nhược điểm sau:3.1 ƯU ĐIỂM - Ưu điểm lớn nhất của quy trình đúc hiện nay là đáp ứng nhucầu chế tạo đơn lẻ, phù hợp với mỗi tàu cá. - Tận dụng được những nguyên vật liệu có sẵn ở trong nước vàdễ kiếm như cát để làm khuôn, gỗ để làm mẫu chân vịt,… - Quy trình đúc phù hợp với một số nơi trên nước ta có nền kinhtế chưa phát triển cao.3.2 NHƯỢC ĐIỂM CỦA QUY TRÌNH ĐÚC HIỆN NAY VÀCÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT. Quy trình đúc hiện nay có những nhược điểm sau:3.2.1 Độ chính xác không cao. Chân vịt hiện nay đúc ra có độ chính xác không cao do nhữngnguyên nhân sau: - Hiện nay hầu như ở các cơ sở chế tạo chân vịt mẫu bằng gỗđều do người thợ mộc chế tạo theo kinh nghiệm. Sau đó dùng chânvịt mẫu gỗ để đúc ra chân vịt mẫu bằng nhôm. Mặt khác khi chếtạo xong mẫu không được kiểm tra nên chắc chắn độ chính xác sẽkhông đảm bảo. - Đối với chân vịt đúc khó nhất là khâu thiết kế công nghệ đúcvà làm mẫu. Nếu thiết kế công nghệ sai thì rất khó ra được sảnphẩm, làm mẫu sai thì đương nhiên sai sản phẩm hoặc thợ làmkhuôn rất khó. - Công nghệ đúc dựa theo kinh nghiệm từ mẫu chân vịt ở dângian, mẫu chân vịt chưa thật tốt. Do đó chất lượng sản phẩm cònphụ thuộc vào tay nghề, kinh nghiệm mẫu đúc của từng cơ sở.Nên theo ý kiến tôi, khi chân vịt mẫu bằng gỗ chế tạo xong phảiđược kiểm tra đầy đủ các thông số. - Do đúc bằng khuôn cát nên lượng dư gia công nhiều. Khi giacông phải mất công đoạn cắt biên dạng cánh. - Việc tạo khuôn đúc ở các cơ sở hiện nay chủ yếu làm bằngtay. Nên sản phẩm làm ra không nhiều, và chất lượng khuôn đúcphụ thuộc vào tay nghề người thợ.Theo em được biết các nước tiên tiến trên thế giới đều đúc bằngkhuôn kim loại. Nên các cơ sở chế tạo có thể thay khuôn đúc bằngcát bằng khuôn kim loại khi sản xuất trên quy mô rộng lớn.Ưu điểm của khuôn kim loại: - Năng suất cao: Tăng 2 – 5 lần so với khuôn cát, vì khuônđược dùng lâu, với một khuôn có thể đúc được hàng trăm vật đúcbằng thép, gang hoặc hàng ngàn vật đúc bằng hợp kim màu. - Chất lượng tốt: vật đúc có tổ chức sít chặt, cơ tính cao (tăng10 – 30 % so với khuôn cát), độ chính xác và độ nhẵn bề mặt tốt,lượng dư gia công nhỏ (Giảm 2÷3 lần so với đúc trong khuôn cát).Trong một số trường hợp không cần và không nên gia công cơ vìbề mặt vật đúc có khả năng chịu mài mòn và chống ăn mòn tốt. - Tiết kiệm kim loại và vật liệu làm khuôn, diện tích xưởng vàthời gian gia công cơ. - Dễ cơ khí hóa, tự động hóa, vì các khâu làm khuôn, rápkhuôn, phá khuôn bị loại bỏ. - Giá thành sản phẩm giảm nếu sản lượng đúc phù hợp. - Không đòi hỏi tay nghề thợ cao. - Đặc điểm về tương tác giữa khuôn kim loại và vật đúc ổnđịnh hơn so với khuôn cát, do đó giảm các yếu tố chủ quan và chủquan gây phế phẩm vật đúc. - Giảm ô nhiễm môi trường.* Thiết kế lòng khuôn kim loại thường sử dụng phần mềmPro/engineer.Các bước thiết kế lòng khuôn: - Phân khuôn: - Đặc điểm chân vịt có tỉ số mặt đĩa lớn (nhằm tránh hiện tượngbọt khí) dẫn đến hình chiếu cánh có phần giao nhau. Chính sự giaonhau này đã làm cho việc lựa chọn mặt phân khuôn trở nên phứctạp, ta không thể phân theo 2 mặt khuôn đứng hoặc ngang. Màphải tạo các mặt phân khuôn như hình 2.29. Hình 2.29 Khuôn được phân thành bốn miếng giống nhau và được ghépvào nhau theo phương hướng kính như sau: Hình 2.30: Hình dạng mỗi tấm khuôn.Hình 2.31: Các tấm khuôn được ghép với nhau.Hình 2.32: Khuôn được ghép hoàn chỉnh.