Phát huy vai trò của hợp tác quốc tế trong tự chủ đại học ở Việt Nam hiện nay
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát huy vai trò của hợp tác quốc tế trong tự chủ đại học ở Việt Nam hiện nay PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG TỰ CHỦ ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Đỗ Quang Huy1 Học viện An ninh nhân dân Abstract In the past time, university autonomy has shown important results such as the promotionin the rankings of educational institutions, the quality of educational accreditation, scientificpublication etc the quality of trained human resources. Creation etc. One of the importantcontributors to these results is the strengthening of international cooperation. In order to furtherclarify the position and role of international cooperation in university autonomy in Vietnam, thearticle focuses on analyzing the main contents: (1) University autonomy in Vietnam today;(2) The role of international cooperation in university autonomy; (3) Some experiences that needattention to promote the role of international cooperation in university autonomy today. Keywords: Promoting, the role, university autonomy, international cooperation, Vietnam. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Thời gian qua, hệ thống đại học Việt Nam đã có một bước phát triển nhanh khôngchỉ về số lượng các trường được thành lập mà còn về sự đa dạng hóa các loại hình đàotạo, chương trình liên kết hợp tác, về mở rộng chuyên ngành đào tạo nhằm đáp ứng nhucầu xã hội. Bên cạnh tăng số lượng các trường đại học, vấn đề chất lượng đào tạo sinhviên (SV) là điều đáng qua tâm. Nhằm tăng cường chất lượng đào tạo, bắt kịp cùng xuthế của thế giới, các trường đại học ở Việt Nam đã tăng cường các hoạt động hợp tác quốctế (HTQT). Theo chúng tôi, đây là một xu thế tất yếu của thời đại, trong một thế giớiphẳng như hiện nay. HTQT tạo điều kiện thúc đẩy các hoạt động trao đổi học thuật, giúpnâng cao trình độ của giảng viên (GV); trao đổi SV, công nhận các chương trình đào tạocủa nhau giúp SV có thể đồng thời tiếp cận chương trình giáo dục tiên tiến, bảo đảm khảnăng đạt được những cơ hội việc làm tốt trong tương lai; khảo thí, kiểm định các chươngtrình giáo dục, đào tạo của các trường đại học để học tập cũng như phát hiện, điều chỉnhkịp thời những vấn đề trong giáo dục, đào tạo,... Vì vậy, HTQT đóng vai trò đặc biệt quantrọng trong sự phát triển của các trường đại học, đặc biệt trong tình hình tăng cường tínhtự chủ trong các trường đại học ở Việt Nam hiện nay. Vì vậy, chúng ta cần có những nghiên cứu, phân tích, luận giải kỹ lưỡng về xu thếHTQT trong tự chủ đại học (TCĐH) ở Việt Nam, đặc biệt là phân tích, khảo sát đượcthực trạng, từ đó đưa ra được những khuyến nghị để phát huy vai trò của HTQT trongTCĐH ở Việt Nam hiện nay. 2. NỘI DUNG 2.1. Tự chủ đại học ở Việt Nam hiện nay Trên thế giới, khái niệm TCĐH (University autonomy) nói đến các mối quan hệđang thay đổi giữa nhà nước và các trường đại học (N.V. Varghese, Michaela Martin,Thomas Estermann). Xu hướng thay đổi cơ bản là phát huy truyền thống tự do học thuật1 doquanghuy130192@gmail.com466và giảm dần sự kiểm soát trực tiếp của các cơ quan công quyền đối với trường đại học.Từ góc độ này, TCĐH là quyền tự do của thể chế đại học trong việc ra quyết định vàthực thi các quyết định đối với các hoạt động nội bộ của đại học mà không có sự kiểmsoát hay can thiệp của nhà nước và bất kỳ sự ảnh hưởng nào nếu có của nhà nước cũngđều phải dựa trên cơ sở pháp luật. TCĐH là tự chủ thể chế đại học với nghĩa là tự chủcủa trường đại học và tự chủ này được thể chế hóa bởi hệ thống các chính sách, phápluật của nhà nước. Ở Việt Nam, khái niệm tự chủ mới xuất hiện và phát triển trong quá trình đổi mớiquản lý nhà nước đối với cơ sở giáo dục đại học theo tinh thần xã hội hóa bảo đảm thốngnhất, kỷ cương quản lý nhà nước vừa phân cấp quản lý, tăng quyền tự chủ, tự chịu tráchnhiệm của trường đại học và thu hút sự tham gia của các bên liên quan. TCĐH ở ViệtNam là tự chủ theo quy định pháp luật, gắn với tự chịu trách nhiệm và được thể chế hóatừng phần trong từng lĩnh vực hoạt động của các cơ sở đại học. Nhằm thể chế hóa quan điểm về vấn đề TCĐH, Nghị quyết 14/2005/NQ-CP ngày02/11/2005 của Chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam2006 - 2020, xác định trên cơ sở đổi mới tư duy và cơ chế quản lý giáo dục đại học, kếthợp hợp lý và hiệu quả giữa việc phân định rõ chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước vàviệc đảm bảo quyền tự chủ, tăng cường trách nhiệm xã hội, tính minh bạch của các cơ sởgiáo dục đại học. Phát huy tính tích cực và chủ động của các cơ sở giáo dục đại học trongcông cuộc đổi mới mà nòng cốt là đội ngũ GV, cán bộ quản lý và sự hưởng ứng, tham giatích cực của toàn xã hội. Thực hiện hạch toán thu - chi đối với cơ sở giáo dục đại họccông lập, tạo điều kiện để các cơ sở giáo dục đại học có quyền tự chủ cao ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia Nguồn lực đầu tư cho giáo dục đại học Hợp tác quốc tế Tự chủ đại học Hệ thống đại học Việt Nam Chương trình liên kết hợp tácGợi ý tài liệu liên quan:
-
15 trang 149 0 0
-
Hợp tác quốc tế của kho bạc Nhà nước trong bối cảnh mới
4 trang 105 0 0 -
Định hướng phát triển ngành logistics Việt Nam trong bối cảnh hiện nay
10 trang 95 0 0 -
Quản lý và hỗ trợ người học trong bối cảnh chuyển đổi số - Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia: Phần 1
342 trang 84 1 0 -
Kinh tế thủ đô Hà Nội năm 2023 và nhiệm vụ, giải pháp năm 2024
8 trang 67 0 0 -
4 trang 63 0 0
-
Chuyển đổi số hoạt động quản lý và đào tạo cho các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam
8 trang 62 0 0 -
18 trang 59 0 0
-
21 trang 59 0 0
-
13 trang 57 0 0
-
Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia - Kinh tế truyền thông: Lý luận, thực tiễn và kinh nghiệm
890 trang 52 1 0 -
Quản lý và hỗ trợ người học trong bối cảnh chuyển đổi số - Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia: Phần 2
178 trang 52 0 0 -
Tham vấn tâm lý học đường trong bối cảnh chuyển đổi số - Vận dụng và giải pháp
9 trang 49 0 0 -
7 trang 47 0 0
-
14 trang 46 0 0
-
5 trang 45 0 0
-
Vai trò của trí thức trẻ Việt Nam trong nền kinh tế số - Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia
88 trang 45 0 0 -
Vai trò ngành địa chất đối với 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc
5 trang 42 0 0 -
Một số giải pháp nâng cao vai trò của tham vấn tâm lý học đường trong bối cảnh chuyển đổi số
7 trang 41 0 0 -
Quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam hiện nay
14 trang 40 0 0