Danh mục

Phát triển kĩ năng nghe - nói cho học sinh khiếm thính học hòa nhập ở lớp 1 trong môn Tiếng Việt

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 96.37 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết nhằm phân tích một số vấn đề lí luận về phát triển kĩ năng nghe - nói cho học sinh khiếm thính lớp 1 hòa nhập, phân tích nội dung phát triển kĩ năng nghe – nói trong chương trình môn Tiếng Việt lớp 1, gợi ý cho GV một số cách thức phát triển kĩ năng nghe - nói cho học sinh khiếm thính trong chương trình môn Tiếng Việt lớp 1 hòa nhập.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển kĩ năng nghe - nói cho học sinh khiếm thính học hòa nhập ở lớp 1 trong môn Tiếng ViệtJOURNAL OF SCIENCE OF HNUEEducational Sci., 2016, Vol. 61, No. 6B, pp. 151-157This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vnDOI: 10.18173/2354-1075.2016-0111PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG NGHE – NÓI CHO HỌC SINH KHIẾM THÍNHHỌC HÒA NHẬP Ở LỚP 1 TRONG MÔN TIẾNG VIỆTNguyễn Minh PhượngKhoa Giáo dục Đặc biệt, Trường Đại học Sư phạm Hà NộiTóm tắt. Kĩ năng nghe - nói là kĩ năng quan trọng trong việc nâng cao chất lượng học tậpcủa HS lớp 1 nói chung và đặc biệt là HS khiếm thính lớp 1 nói riêng. Nghe - nói tốt sẽgiúp các em giao tiếp có hiệu quả và cũng là cơ sở quan trọng tạo ra sự thành công tronghọc tập. Bên cạnh đó, nghe - nói còn là một phương tiện để HS tư duy và nhận thức về thếgiới xung quanh một cách tích cực. Chính khả năng sử dụng ngôn ngữ của các em, đặc biệtlà kĩ năng nghe - nói, đã ảnh hưởng mạnh mẽ tới cách tương tác xã hội, hiệu quả giao tiếpvà hòa nhập xã hội của các em. Bài viết nhằm phân tích một số vấn đề lí luận về phát triểnkĩ năng nghe - nói cho học sinh khiếm thính lớp 1 hòa nhập, phân tích nội dung phát triểnkĩ năng nghe – nói trong chương trình môn Tiếng Việt lớp 1, gợi ý cho GV một số cáchthức phát triển kĩ năng nghe - nói cho học sinh khiếm thính trong chương trình môn TiếngViệt lớp 1 hòa nhập.Từ khóa: Kĩ năng nghe – nói, học sinh khiếm thính, chương trình Tiếng Việt, lớp 1 hòanhập.1.Mở đầuHình thành và phát triển toàn diện các kĩ năng sử dụng tiếng Việt: nghe - nói - đọc - viếtlà một trong những mục tiêu quan trọng trong dạy học Tiếng Việt. Cả bốn kĩ năng trên đều có ýnghĩa hết sức quan trọng đối với mỗi người. Trong đó, kĩ năng nghe – nói là kĩ năng được hìnhthành ngay từ ban đầu, làm cơ sở để HS hình thành và phát triển tốt các kĩ năng còn lại. Học sinhkhiếm thính do hạn chế về khả năng nghe dẫn đến hạn chế phát triển ngôn ngữ lời nói, cũng vì vậymà khả năng tư duy của các em bị hạn chế, học sinh gặp rất nhiều khó khăn trong việc lĩnh hội trithức. Rèn luyện và phát triển kĩ năng nghe - nói có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc giáo dụchọc sinh khiếm thính. Đó là cơ sở cho việc hình thành và phát triển ngôn ngữ nói – phương tiệngiao tiếp, học tập chủ yếu của học sinh khiếm thính trong môi trường giáo dục hòa nhập.Ở Việt Nam, vấn đề giáo dục văn hóa giao tiếp cho HS nói chung và rèn kĩ năng nghe - nóinói riêng đã bắt đầu được quan tâm nghiên cứu. Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu của cáctác giả Nguyễn Trí [5], Đào Ngọc và Nguyễn Quang Ninh [3]. . . Đối với vấn đề phát triển kĩ năngnghe – nói cho học sinh khiếm thính, đã có một số nghiên cứu có đề cập đến vấn đề này như: Luậnán Tiến sĩ khoa học giáo dục của tác giả Nguyễn Thị Hoàng Yến (2001) nghiên cứu về các biệnpháp tổ chức giáo dục hòa nhập nhằm chuẩn bị cho trẻ khiếm thính vào lớp 1 [8]; Luận án tiến sĩNgày nhận bài: 15/4/2016. Ngày nhận đăng: 10/8/2016.Liên hệ: Nguyễn Minh Phượng, e-mail: minhphuong.dhsp@gmail.com151Nguyễn Minh Phượngkhoa học giáo dục của tác giả Bùi Thị Lâm (2011) đã nghiên cứu về việc tổ chức trò chơi nhằmphát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo khiếm thính 3 – 4 tuổi ở trường mầm non [2]. . .Có thể thấy, các công trình nghiên cứu của các tác giả kể trên đã bàn đến mục tiêu, nộidung, biện pháp phát triển kĩ năng nghe nói cho HS nói chung và HS khiếm thính nói riêng. Tuynhiên, các vấn đề trên mới chỉ được đề cập một cách tổng quát mà chưa được nghiên cứu sâu, cụthể. Các phương pháp tăng cường hiệu quả rèn kĩ năng nghe nói cho HS tiểu học nói chung vàHS khiếm thính nói riêng, gắn với chương trình và sách giáo khoa hiện nay vẫn chưa được khaithác sâu sắc và triệt để. Bài viết này phân tích một số vấn đề lí luận về phát triển kĩ năng nghe nóicho học sinh khiếm thính lớp 1 hòa nhập, phân tích nội dung phát triển kĩ năng nghe – nói trongchương trình môn Tiếng Việt lớp 1, gợi ý cho GV một số cách thức phát triển kĩ năng nghe nóicho học sinh khiếm thính trong chương trình môn Tiếng Việt lớp 1 hòa nhập.2.2.1.Nội dung nghiên cứuMột số vấn đề chung về việc phát triển kĩ năng nghe – nói cho HS khiếmthính lớp 1 hòa nhập2.1.1. Thế nào là kĩ năng nghe – nói?Thuật ngữ “kĩ năng” hiện nay được sử dụng rất rộng rãi. Khi muốn diễn đạt tình trạng cánhân biết cách thực hiện có kết quả một hành động, hoạt động, thậm chí một lĩnh vực hoạt độngxã hội, người ta dùng thuật ngữ “kĩ năng”. Song, bản chất kĩ năng là gì đã được các nhà khoa họcnghiên cứu và đê cập ở các góc độ khác nhau: Nó có thể xem như khía cạnh kĩ thuật của hành động(đại diện quan điểm này là các tác giả V. A. Crucheski, A. G. Goovaliov, Trần Trọng Thủy. . . ).Theo V. A. Crucheski “kĩ năng là phương thức thực hiện hoạt động – những cái mà con người nắmvững” [10] hay biểu hiện của năng lực cá nhân hoặc là tổng hòa của các kiến thức, giá trị (tháiđộ, niềm tin) được thể hiện trong hoạt động cụ thể (tiêu biểu là các tác giả N. D. Levitov, K. K.Platonov, G. G ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: