Danh mục

Phát triển nguồn nhân lực du lịch trên cơ sở tăng cường liên kết giữa các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 257.19 KB      Lượt xem: 1      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (13 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Phát triển nguồn nhân lực du lịch trên cơ sở tăng cường liên kết giữa các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp" trình bày về sự bùng nổ của du lịch trong trong giai đoạn phục hồi tỷ lệ nghịch với số lượng và chất lượng nhân sự du lịch trong chuỗi cung ứng dịch vụ cho du khách. Nút thắt về việc phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng cần được tháo gỡ. Trước hết, cần có sự liên kết chặt chẽ giữa các cơ sở đào đạo và doanh nghiệp để phát triển một đội ngũ lao động trong du lịch chất lượng, chuyên nghiệp. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển nguồn nhân lực du lịch trên cơ sở tăng cường liên kết giữa các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH TRÊN CƠ SỞ ...TĂNG CƯỜNG LIÊN KẾT GIỮA CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO VÀ DOANH NGHIỆP ThS. Bùi Thị Hoa1, ThS. Phạm Thị Phương Loan2, ThS. Nguyễn Thị Duyên3 Tóm tắt: Năm 2024, Du lịch Việt Nam đang bước vào năm thứ ba phục hồi. Theo Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam; năm 2023, Việt Nam đón khoảng 12,6 triệu lượt khách quốc tế, 108 triệu lượt khách nội địa. Tổng thu từ khách du lịch đạt 678.000 tỷ đồng. Du lịch Việt Nam đặt mục tiêu trong năm 2024 sẽ đón khoảng 18 triệu lượt khách quốc tế và 110 triệu lượt khách nội địa. Mục tiêu lớn sẽ song hành cùng nhiều thách thức. Đặc biệt, “Cơn khát nhân sự” trong lĩnh vực du lịch vẫn chưa có dấu hiệu giảm nhiệt. Sự bùng nổ của du lịch trong trong giai đoạn phục hồi tỷ lệ nghịch với số lượng và chất lượng nhân sự du lịch trong chuỗi cung ứng dịch vụ cho du khách. Nút thắt về việc phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng cần được tháo gỡ. Trước hết, cần có sự liên kết chặt chẽ giữa các cơ sở đào đạo và doanh nghiệp để phát triển một đội ngũ lao động trong du lịch chất lượng, chuyên nghiệp. Từ khóa: phát triển, nhân lực du lịch, liên kết, cơ cở đào tạo, doanh nghiệp. DEVELOPING TOURISM HUMAN RESOURCES ON THE BASIS OF STRENGTHENING LINKS BETWEEN TRAINING INSTITUTIONS AND ENTERPRISES Abstract: In 2024, Vietnamese tourism is entering the third year of recovery. According to the Viet Nam National Tourism Administration; in 2023, Viet Nam will welcome about 12.6 million international visitors and 108 million domestic visitors. Total revenue from tourists reached 678,000 billion VND. Viet Nam tourism aims to welcome about 18 million international visitors and 110 million domestic visitors in 2024. Big goals will go hand in hand with many challenges. In particular, the “HR thirst” in the tourism sector still shows no signs of cooling down. The boom in tourism during the recovery period is inversely proportional to the quantity and quality of tourism personnel in the service supply chain for tourists. The bottleneck in developing quality tourism human resources needs to be removed. First of all, there needs to be a close connection between training institutions and enterprises to develop a quality, professional tourism workforce. Keywords: development, tourism human resources, links, training facilities, enterprises.1 Trường Đại học Hùng Vương; Email: hoabuivhdl@gmail.com.2 Trường Đại học Hùng Vương; Email: phamloanpx@gmail.com.3 Trường Cao đẳng FPT Polytechnic Hà Nội; Email: duyennt@ pci.edu.vn.208 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC...1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trước năm 2019, Du lịch Việt Nam đạt được nhiều bước pháttriển quan trọng để thực hiện chủ trương phát triển du lịch thànhngành kinh tế mũi nhọn trên tinh thần Nghị quyết 08 của Bộ Chínhtrị [1], Luật Du lịch (2017), Chiến lược tổng thể phát triển du lịchViệt Nam giai đoạn 2021− 2030, tầm nhìn đến 2050 [9]. Các hoatđộng đầu tư du lịch, các chỉ số thể hiện sự phát triển ngành Du lịchcũng tăng mạnh: số lượng khách sạn, resort được xây dựng và đưavào hoạt động, số lượng khách du lịch quốc tế, nội địa, các doanhnghiệp du lịch, các cơ sở đào tạo nhân lực du lịch,… Tuy nhiên, sau hai năm tác động của dịch bệnh, đến cuốinăm 2019, đại bộ phận các doanh nghiệp lữ hành đều ngừnghoặc tạm ngừng hoạt động, khách sạn, nhà hàng, khu du lịch,điểm vui chơi giải trí,… đóng cửa, nguồn nhân lực du lịch từ chỗkhông đủ phục vụ khách, nay rơi vào tình trạng thất nghiệp hoặcchuyển nghề, “nhảy việc” vô thời hạn. Từ năm 2020, hàng trămnghìn lao động du lịch đã phải xin trợ cấp thất nghiệp, dẫn đếnsự thất thoát nguồn nhân lực du lịch trầm trọng. Theo Tổng cụcDu lịch, Việt Nam là nước bị mất nhiều việc làm hàng đầu thếgiới do tác động của COVID-19. Thực trạng khan hiếm nguồnnhân lực rõ ràng khi dịch bệnh được kiểm soát, du lịch đượcphục hồi trong gần 2 năm vừa qua. Theo đánh giá của Bà CaoThị Ngọc Lan (Phó Chủ tịch thường trực, Hiệp hội Du lịch ViệtNam), toàn ngành Du lịch Việt Nam hiện cần khoảng 485.000 laođộng trong các cơ sở lưu trú du lịch. Dự báo đến năm 2025, nhucầu về lao động trong khối này lên đến khoảng 800.000 người;Năm 2030 là khoảng hơn 1 triệu người. Bước sang năm thứ 3 phục hồi, bài toán cấp thiết hiện nay làphát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng. Các bên liên quan cầncó sự liên kết và phát huy vai trò, trách nhiệm của mình trong quátrình đào tạo nguồn nhân sự này. Mỗi bên liên quan cần hiện thựchóa, cụ thể hóa một cách rõ ràng kế hoạch, mục tiêu, nội dung, lộtrình nhằm nhanh nhất có thể “bổ khuyết” và “giảm khát” nguồnlao động trong Du lịch hiện nay.PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH TRÊN CƠ SỞ... 2092. NỘI DUNG2.1. Nguồn nhân lực và nguồn nhân lực du lịch Có nhiều cách tiếp cận khác nhau khi bàn về nguồn nhân lựcnhưng dù tiếp cận ở góc độ nào thì nguồn nhân lực luôn có vai trò,sức mạnh to lớn và là trung tâm của mọi sự phát triển. Trong nhữngthảo luận gần đây, các nhà nghiên cứu đã có những phân tích cụthể, sâu sắc và thẳng thắn về vấn đề nhân lực du lịch. Đó là đánhgiá của PGS.TS. Lê Anh Tuấn về những tồn tại trong việc nâng caochất lượng nguồn nhân lực du lịch đáp ứng yêu cầu thực tiễn [9]hay những đề xuất giải pháp mang tính đột phá của PGS.TS. PhạmXuân Hậu nhằm phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng caotrong bối cảnh hội nhập [5]. Có rất nhiều cách phân loại nguồn nhân lực du lịch, cơ bản cóthể phân chia thành 3 nhóm dựa trên các đặc điểm cơ bản và chứctrách khác nhau: các nhân sự đảm nhận các chức trách khác nhautrong các cơ quan hữu quan về du lịch; các nhân sự quản lý tại cácdoanh nghiệp kinh doan ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: