Danh mục

Phát triển tư duy cho học sinh thông qua giải bài tập vật lý phần nhiệt học Vật lý 8

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 25.95 MB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nền giáo dục nước ta luôn chú trọng nâng cao năng lực học tập cho học sinh và được xem là một trong những mục tiêu hàng đầu. Trong đó, việc rèn luyện tư duy cho học sinh đóng vai trò rất quan trọng. Bài viết đề xuất sử dụng hệ thống bài tập nhiệt học vật lý 8 có sử dụng các câu hỏi định hướng để giúp học sinh phát triển tư duy hiệu quả. Những bài tập được chọn lọc theo quy trình khoa học, bao gồm nhiều dạng bài theo mức độ từ dễ đến khó để đảm bảo tính phù hợp, toàn diện cho các đối tượng học sinh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển tư duy cho học sinh thông qua giải bài tập vật lý phần nhiệt học Vật lý 8 PHÁT TRIỂN TƯ DUY CHO HỌC SINH THÔNG QUA GIẢI BÀI TẬP VẬT LÝ PHẦN NHIỆT HỌC VẬT LÝ 8 Huỳnh Thị Phương Thúy1, Đinh Thị Bích Lại2 1. Viện nghiên cứu Đông Nam Bộ, Email: thuyhtp@tdmu.edu.vn 2. Trung tâm học liệuTÓM TẮT Nền giáo dục nước ta luôn chú trọng nâng cao năng lực học tập cho học sinh và đượcxem là một trong những mục tiêu hàng đầu. Trong đó, việc rèn luyện tư duy cho học sinh đóngvai trò rất quan trọng. Bài viết đề xuất sử dụng hệ thống bài tập nhiệt học vật lý 8 có sử dụngcác câu hỏi định hướng để giúp học sinh phát triển tư duy hiệu quả. Những bài tập được chọnlọc theo quy trình khoa học, bao gồm nhiều dạng bài theo mức độ từ dễ đến khó để đảm bảotính phù hợp, toàn diện cho các đối tượng học sinh. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm sư phạmtại trường trung học cơ sở đã khẳng định tính hiệu quả và tác động tích cực của việc sử dụngbài tập vật lý trong việc phát triển năng lực tư duy cho học sinh. Từ khóa: bài tập vật lý, học sinh, nhiệt học, phát triển tư duy, vật lý 81. ĐẶT VẤN ĐỀ Ở nước ta, giáo dục luôn được quan tâm trong chiến lược phát triển quốc gia, một trongnhững nhiệm vụ quan trọng là đầu tư cho đào tạo thế hệ trẻ, nhằm bồi dưỡng nguồn nhân lựcchất lượng cho đất nước. Điều này được thể hiện rõ trong Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốclần thứ VIII: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụmột chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học...”[1]. Văn kiện đại hội đại biểu toànquốc lần thứ X của Đảng tiếp tục khẳng định: “Ưu tiên hàng đầu cho việc nâng cao chất lượngdạy và học. Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học,…phát huy khả năngsáng tạo và độc lập suy nghĩ của học sinh, ...”[2]. Hiện nay, giáo dục không chỉ giới hạn trongviệc truyền đạt kiến thức và kỹ năng mà còn chú trọng vào việc phát triển khả năng tư duy củamỗi cá nhân. Một trong những cách quan trọng để đạt được mục tiêu này là đặt học sinh vào vịtrí chủ thể của quá trình nhận thức, thông qua việc tự mình tìm hiểu và nắm bắt kiến thức, từđó phát triển năng lực trí tuệ. Môn học vật lý, cũng như các môn học khác, đóng vai trò quantrọng trong việc giúp học sinh có cái nhìn thiết thực về thế giới xung quanh. Học sinh tiến hànhgiải bài tập vật lý trong quá trình học tập không chỉ giúp các em hiểu sâu và đầy đủ những lýthuyết đã học để tiếp thu kiến thức, rèn luyện kỹ năng mà còn giúp vận dụng linh hoạt kiến thứcđã học để giải quyết các tình huống thực tiễn được đề cập đến trong bài tập. Bài tập vật lý đóngvai trò quan trọng và thường xuyên trong quá trình giảng dạy và học tập, chúng thực sự là mộtcông cụ hiệu quả để thúc đẩy hoạt động tư duy tích cực. Qua quá trình thực hiện các thao tácsuy nghĩ, các bước giải bài tập, học sinh phát triển khả năng tư duy của mình, đây là một việcrất quan trọng. Qua nghiên cứu các tài liệu có liên quan, chúng tôi nhận thấy rằng việc lựa chọnvà sử dụng những bài tập vật lý như thế nào để giúp học sinh khi làm có thể phát triển khả năngtư duy, đây là một việc rất quan trọng. 3882. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1. Bài tập vật lý Bài tập vật lý được hiểu là một vấn đề đặt ra đòi hỏi giải quyết nhờ những suy luận logic,những phép toán và thí nghiệm dựa trên cơ sở các định luật và các phương pháp vật lý. Các bàitập vật lý được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau, bao gồm nội dung, mục đích lý luậntrong dạy học, hình thức thực hiện, và phương pháp giải. Thông thường, hệ thống bài tập vật lýbao gồm bốn loại chính: bài tập định tính, bài tập định lượng, bài tập thí nghiệm, và bài tập đồthị. Trong đó, bài tập định tính không yêu cầu học sinh phải tính toán; học sinh chỉ cần dùngcác khái niệm và định luật vật lý đã học để lập luận và thiết lập các mối liên hệ. Bài tập địnhlượng yêu cầu học sinh thực hiện các phép tính để xác định quan hệ lượng giữa các đại lượng,từ đó đưa ra kết quả định lượng. Có thể phân loại bài tập định lượng thành hai mức độ. Đầu tiênlà bài tập tập dượt, đây là loại bài tập mức độ dễ, thường liên quan đến một hiện tượng hay mộtđịnh luật và sử dụng các phép toán đơn giản. Mục đích của loại bài này là giúp học sinh củngcố kiến thức cơ bản, hiểu được ý nghĩa của định luật và mối quan hệ giữa các đại lượng trongcông thức. Thứ hai là bài tập tổng hợp, loại này khó và phức tạp hơn, đòi hỏi học sinh phải vậndụng và kết hợp nhiều khái niệm, định luật và công thức. Bài tập này giúp học sinh hiểu sâu vàtổng quát các kiến thức, làm rõ mối liên hệ giữa các phần trong chương trình và áp dụng lýthuyết một cách linh hoạt. Bài tập thí nghiệm là loại yêu cầu học sinh tiến hành thí nghiệm đểthu thập số liệu, quan sát hiện tượng hoặc kiểm chứng bài học, giúp học sinh rèn luyện khảnăng suy luận, dự đoán và hình thành giả thuyết. Bài tập đồ thị đòi hỏi học sinh sử dụng số liệuđể giải bài, tìm giá trị trên đồ thị hoặc biểu diễn diễn biến của hiện tượng trong bài tập bằng đồthị, góp phần rèn luyện khả năng biểu đồ và phân tích dữ liệu. 2.2. Các thao tác tư duy học sinh sử dụng trong quá trình giải bài tập vật lý Tư duy là quá trính nhận thức khái quát, gián tiếp những sự vật và hiện tượng, thông quanhững dấu hiệu, những thuộc tính bản chất, các mối quan hệ khách quan, phổ biến giữa chúng,đồng thời cũng là sự vận dụng sáng tạo những kết luận khái quát đã thu được vào những dấuhiệu cụ thể, dự đoán được những thuộc tính, hiện tượng, quan hệ mới. Giải các bài tập vật lýđóng một vai trò trọng yếu trong việc nâng cao khả năng tư duy của học sinh. Qua các bài tậpnày, học sinh được luyện tập các thao tác tư duy chủ yếu như phân tích, tổng hợp, trừu tượnghóa và khái quát hóa. Trong đó, phân tích là quá trình mà học sinh chia nhỏ đối tượng nhậnthức thành từng bộ phận hoặc thành phần ...

Tài liệu được xem nhiều: