Danh mục

Phép so sánh trong tiểu thuyết của John Steinbeck

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 724.15 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này, chúng tôi trình bày việc tìm hiểu một khía cạnh: phép so sánh như một phương tiện ngôn ngữ đặc trưng của Steinbeck trong nghệ thuật tổ chức lời văn – một trong những phương diện quan trọng nhất của nghệ thuật tự sự. Phép so sánh đóng vai trò quan trọng, giúp lời văn của Steinbeck có tính tạo hình cao, gợi nên những rung cảm thẩm mĩ mạnh mẽ. Phương tiện này được Steinbeck vận dụng hết sức linh hoạt ở mọi phương diện, từ nội dung cho đến cấu trúc.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phép so sánh trong tiểu thuyết của John Steinbeck Hoàng Thị Thập Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 117(03): 9 - 13 PHÉP SO SÁNH TRONG TIỂU THUYẾT CỦA JOHN STEINBECK Hoàng Thị Thập* Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Steinbeck là một nhà văn nổi tiếng thế kỷ XX. Ông được đánh giá thành công nhất ở thể loại tiểu thuyết. Bài viết này, chúng tôi trình bày việc tìm hiểu một khía cạnh: phép so sánh như một phương tiện ngôn ngữ đặc trưng của Steinbeck trong nghệ thuật tổ chức lời văn – một trong những phương diện quan trọng nhất của nghệ thuật tự sự. Phép so sánh đóng vai trò quan trọng, giúp lời văn của Steinbeck có tính tạo hình cao, gợi nên những rung cảm thẩm mĩ mạnh mẽ. Phương tiện này được Steinbeck vận dụng hết sức linh hoạt ở mọi phương diện, từ nội dung cho đến cấu trúc. Nó không chỉ là phương tiện mà còn là nội dung góp phần tạo nên giá trị cho tác phẩm của Steinbeck. Từ khóa: Steinbeck, phép so sánh, tiểu thuyết, tự sự, cấu trúc Sáng tác ở nhiều thể loại, nhưng nhà văn Mỹ John Steinbeck (1902 -1968, Nobel năm 1962) được đánh giá thành công nhất ở thể loại tiểu thuyết. Với ba tác phẩm viết trong khoảng 1936 -1939, Steinbeck đã trở thành “một trong những người làm nên Thời đại tiểu thuyết Mỹ”[1]. Từ đó đến nay, tiểu thuyết của ông vẫn không ngừng thu hút sự chú ý của giới nghiên cứu. Năm 2012, nhà nghiên cứu Susan Shillinglaw đặt câu hỏi như phản đề để khẳng định tính chất động và phức điệu của tiểu thuyết Steinbeck: “Tại sao chúng ta vẫn nghiên cứu tiểu thuyết Steinbeck, những tác phẩm hầu như chỉ nói về các sự kiện của một thời?”[2]. Điều này cho thấy sức hấp dẫn của tiểu thuyết Steinbeck nằm ở khả năng mở ra vô tận những ý nghĩa để tạo nên các giá trị thẩm mĩ mới. * Trong phạm vi bài báo này, chúng tôi đi vào một khía cạnh: phép so sánh như một phương tiện ngôn ngữ đặc trưng của Steinbeck trong nghệ thuật tổ chức lời văn – một trong những phương diện quan trọng của nghệ thuật tự sự. Từ đó, nhằm làm sáng tỏ sự độc đáo trong cách cảm nhận, phản ánh hiện thực của nhà văn, đồng thời chỉ ra những đóng góp về mặt thể loại của tiểu thuyết Steinbeck. So sánh là phương thức diễn đạt tu từ khi đem sự vật này đối chiếu với sự vật khác có những * Tel: 0945 333616 nét tương đồng để gợi ra những hình ảnh cụ thể, gợi mở cảm xúc thẩm mĩ trong nhận thức của người đọc. Phương tiện ngôn ngữ này được sử dụng phổ biến trong lời văn nghệ thuật của tác phẩm tự sự. Tuy nhiên, ở mỗi nhà văn, tùy vào cảm nhận và cách phản ánh hiện thực của mình, dung lượng của phương tiện này trong tác phẩm của họ khác nhau. Với 121 lần/269 trang của Trong cuộc đấu bất phân thắng bại, 48 lần/103 trang của Của Chuột và Người, 216 lần/567 trang của Chùm nho phẫn nộ, so sánh chiếm vị trí quan trọng giúp lời văn của Steinbeck đạt tính tạo hình cao, gợi nên những rung cảm thẩm mĩ mạnh mẽ. Biện pháp so sánh được Steinbeck vận dụng hết sức linh hoạt ở mọi phương diện, từ nội dung cho đến cấu trúc của nó. Sử dụng so sánh, nhà văn nhằm tô đậm và làm phát triển chiều kích điều mình muốn diễn tả. Để đạt được mục đích, người sử dụng so sánh phải tìm ra mối quan hệ ngữ nghĩa giữa cái được so sánh (A) và cái so sánh (B): trừu tượng - cụ thể, cụ thể - cụ thể, cụ thể trừu tượng, trừu tượng - trừu tượng. Steinbeck không hạn chế trong việc sử dụng các mối quan hệ ngữ nghĩa, nhưng đậm nhất vẫn là cấu trúc so sánh đầy đủ quan hệ giữa cái cụ thể và cái cụ thể, kiểu: “Ông ta rên rỉ như một con chó” (He‟d whine like a dog)[5] hay “Động cơ thở hổn hển, nhịp nhàng, như một con vật khổng lồ, ốm yếu” (The engine 9 Hoàng Thị Thập Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 117(03): 9 - 13 panted rhythmically, like a great, tired animal)[3]. Mối quan hệ này được nhà văn mở rộng phong phú về nội dung, linh hoạt, uyển chuyển về cấu trúc, mang đến thú vị bất ngờ. “Bọn trẻ con bò trên nền nhà như những con rắn”[5], “Già Dan cười phô ra bốn cái răng dài như răng chuột túi”[3], “Nó bò dần lên, lén lút như một con gấu”[4]… Ông có thể so sánh thiên nhiên với thiên nhiên: “Cao nguyên lớn nhấp nhô như một làn sóng ngầm đáy biển”[3], “Cơn gió lay động các chòm cây như một đợt sóng”, “Gió rung, lá đổ xuống như một dòng thác xoay tròn”[4], “Mặt trời như một quả táo đỏ”[3]… Trong các nội dung so sánh trên, chiếm phần lớn và tác động mạnh vào tâm trí độc giả là các so sánh người với con vật. Tỉ lệ của kiểu so sánh này trong Trong cuộc đấu bất phân thắng bại là 82/121 lần, Của Chuột và Người là 30/48, Chùm nho phẫn nộ là 127/216 lần. Hầu như các nhân vật của Steinbeck đều được so sánh với các con vật ít nhất một lần. Nhiều nhất là nhân vật Jim Nolan trong Trong cuộc đấu bất phân thắng bại được so sánh 11 lần. Nhân vật đám đông cũng thường xuyên được ví von với con vật: “hàng người kéo dài từ từ khép lại xung quanh xác chết, giống như đàn cừu quanh máng nước”[5], “Những người di cư lăng xăng như những con kiến tìm kiếm việc làm, thức ăn”[5]… Đặc biệt, tất cả các thuộc tính của con người, từ ngoại hình, hành động, diễn biến tâm trạng đến tính c ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: