Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp tư nhân hiện nay: Phần 2
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp tư nhân hiện nay: Phần 2 106 Chương 4 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP THUỘC KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM I. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CÁC NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP THUỘC KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN 1. Ban hành khung khổ pháp lý để doanh nghiệp hoạt động Năm 1986 là một dấu mốc quan trọng cho sự phát triển của khu vực tư nhân trên cơ sở thực hiện chính sách “Đổi mới” đã được ban hành tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng. Với chính sách Đổi mới, khu vực tư nhân đã được chính thức công nhận là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và của nền kinh tế nhiều thành phần. Tác động tức thời của sự công nhận này là sự phát triển mạnh mẽ của các hộ kinh doanh cá thể. Đây là hình thức kinh tế tư nhân phát triển rõ nét nhất trước khi Luật Doanh nghiệp tư nhân và Luật Công ty được chính thức thông qua năm 1990 (Luật số 47-LCT/HDDNN8 về công ty ngày 21/12/1990 và Luật Chương 4: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI... 107 số 48-LCT/HDDNN8 về doanh nghiệp tư nhân ngày 21/12/1990 của Quốc hội). Năm 1989, trước khi hai luật này được ban hành, đã có tới 333.300 doanh nghiệp cá thể đăng ký trên toàn quốc, theo Luật Doanh nghiệp tư nhân năm 1990 quy định về doanh nghiệp tư nhân với bản chất là doanh nghiệp cá thể hay là doanh nghiệp một chủ1. Hai luật này đã tạo nền tảng pháp lý vô cùng cần thiết cho sự thành lập của các doanh nghiệp tư nhân đầu tiên tại Việt Nam, tuy nhiên cần lưu ý rằng các yêu cầu cũng như điều kiện gia nhập thị trường theo quy định của hai luật này còn hết sức ngặt nghèo khiến việc thành lập doanh nghiệp vẫn còn rất tốn kém và phức tạp. Khu vực kinh tế tư nhân của Việt Nam được mở rộng từng bước với sự tham gia của các doanh nghiệp tư nhân nước ngoài khi Luật Đầu tư nước ngoài đầu tiên được thông qua vào năm 1987. Tiếp theo, Luật Doanh nghiệp được ban hành vào năm 1999 đã dẫn đến một sự phát triển bùng nổ của các doanh nghiệp tư nhân trong nước ở Việt Nam. Với sự ban hành của Luật Doanh nghiệp, quyền tự do kinh doanh của người dân Việt Nam chính thức được công __________ 1. Thuật ngữ doanh nghiệp tư nhân sau đó vẫn được giữ lại và sử dụng các phiên bản sau này của Luật Doanh nghiệp, tuy nhiên thuật ngữ doanh nghiệp tư nhân này không phản ánh được bản chất pháp lý của hình thức doanh nghiệp một chủ hay doanh nghiệp cá thể, và thường gây nhầm lẫn đối với cả doanh nghiệp, cơ quan quản lý. Đối với người nước ngoài, thuật ngữ này khi được dịch ra tiếng Anh thường được dịch một cách trung thành về từ ngữ là private enterprise, và do vậy càng khó hiểu hơn. 108 QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP THUỘC KHU VỰC... nhận, các doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân cũng như quyền sở hữu tư nhân của các doanh nghiệp được bảo vệ. Luật Doanh nghiệp cũng đã đưa ra những cải cách mạnh mẽ chưa có tiền lệ về thủ tục đăng ký kinh doanh, loại bỏ một số rào cản kinh doanh, và thúc đẩy đổi mới trong tư duy của các cơ quan nhà nước, các bộ, ngành, chính quyền địa phương về doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân. Ngay sau khi luật được ban hành, số lượng doanh nghiệp đăng ký hàng năm tăng lên đáng kể và hàng tỷ đôla Mỹ đã được các doanh nhân Việt Nam đầu tư vào nền kinh tế thông qua các doanh nghiệp đăng ký theo Luật Doanh nghiệp. Kể từ năm 1999, khung khổ pháp lý cho khu vực tư nhân ở Việt Nam đã liên tục được cải thiện. Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư được sửa đổi vào năm 2004 thông qua thống nhất các luật khác áp dụng chung cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp trong nước cũng như các doanh nghiệp FDI. Ý tưởng về một khuôn khổ pháp lý chung áp dụng cho tất cả các nhà đầu tư, không phân biệt hình thức sở hữu, đã trở thành hiện thực vào năm 2005. Đây là một phần trong quá trình chuẩn bị của Việt Nam cho việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2007. Năm 2014, Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư được tiếp tục sửa đổi với một số nội dung cải cách mới. Vào năm 2017, Nghị quyết Trung ương 5 khóa XII đã được ban hành, tái khẳng định yêu cầu phát triển kinh tế tư nhân trở thành động lực của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Chương 4: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI... 109 Hình 4.1: Quá trình ban hành khung khổ pháp luật thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân 1986 Chính sách đổi mới * 1986: Đại hội Đảng VI công nhận nền kinh tế nhiều thành phần * 1987: Luật Đầu tư nước ngoài đầu tiên của Việt Nam 1990 Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân * 1990: Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân được ban hành * 1991: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng chính thức coi kinh tế tư nhân là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế và được khuyến khích phát triển 1999 Luật Doanh nghiệp được ban hành 1999: Luật Doanh nghiệp, một bộ luật có tiếng vang lớn đã được ban hành và bảo đảm quyền tự do kinh doanh của người dân 2004 Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư chung, thống nhất 2004: Luật doanh nghiệp và Luật Đầu tư được sửa đổi, tạo một khung khổ pháp lý chung cho doanh nghiệp khu vực tư nhân, doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp FDI 2014 Luật Doanh nghiệp được sửa đổi 2014: Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư được sửa đổi, tạo một khung khổ pháp lý chung cho doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân, doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp FDI 2017 Nghị quyết Trung ương 5 khóa XII 2017: Nghị quyết Trung ương 5 khóa XII được ban hành, xác định kinh tế tư nhân là một động lực của nền kinh tế; đồng thời khuyến khích hình thành và phát triển công ty, tập đoàn kinh tế quy mô lớn 110 QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP THUỘC KHU VỰC... Như vậy, có thể thấy từ công cuộc “Đổi mới”, Việt Nam đã thực hiện cải cách sâu rộng khung khổ pháp luật về kinh doanh, sửa đổi Hiến pháp, luậ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Quản lý nhà nước Doanh nghiệp tư nhân Kinh tế tư nhân Giám sát doanh nghiệp tư nhân Luật doanh nghiệp Quản lý nhà nướcTài liệu cùng danh mục:
-
Xuất khẩu lao động ở Nghệ An và những vấn đề đặt ra
4 trang 508 0 0 -
Giáo trình Quản lý nhà nước về kinh tế: Phần 1 - GS. TS Đỗ Hoàng Toàn
238 trang 402 2 0 -
Ngành nhựa kỹ thuật tại Việt Nam: Kết quả xây dựng danh mục công nghệ và hiện trạng phát triển
3 trang 383 0 0 -
Bài giảng Kỹ năng chuyển đổi số - TS Nguyễn Hữu Xuyên
42 trang 353 0 0 -
5 trang 351 5 0
-
35 trang 323 0 0
-
Định hướng quản lý thuế trên nền tảng số
3 trang 315 0 0 -
Giáo trình Quản lý nhà nước về nông nghiệp và nông thôn: Phần 1 - PGS.TS Phạm Kim Giao
64 trang 299 2 0 -
Giáo trình Quản lý nhà nước về văn hóa - giáo dục - y tế: Phần 2 - PGS. TS. Nguyễn Thu Linh
61 trang 297 2 0 -
BÀI THU HOẠCH QUẢN LÍ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VÀ QUẢN LÍ GIÁO DỤC
16 trang 289 0 0
Tài liệu mới:
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một vài giải pháp quan trọng nhằm nâng cao chất lượng phục vụ bạn đọc
20 trang 1 0 0 -
Đề thi học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Trãi, Núi Thành
14 trang 0 0 0 -
52 trang 0 0 0
-
7 trang 0 0 0
-
11 trang 0 0 0
-
54 trang 0 0 0
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2023-2024 - Trường TH&THCS Đại Sơn, Đại Lộc
2 trang 0 0 0 -
7 trang 0 0 0
-
Đánh giá kết quả điều trị đục thể thủy tinh nhân cứng bằng phẫu thuật phaco
5 trang 0 0 0 -
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị glôcôm thứ phát do đục thể thủy tinh căng phồng
5 trang 2 0 0