Quản lý nhà nước đối với đầu tư từ ngân sách nhà nước trong kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ khu vực đồng bằng sông Hồng
Số trang: 16
Loại file: pdf
Dung lượng: 837.84 KB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết Quản lý nhà nước đối với đầu tư từ ngân sách nhà nước trong kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ khu vực đồng bằng sông Hồng được nghiên cứu nhằm phân tích và đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với đầu tư từ ngân sách nhà nước (NSNN) trong kết cấu hạ tầng (KCHT) giao thông đường bộ khu vực Đồng bằng Sông Hồng trong giai đoạn 2012 - 2021, đặc biệt là vấn đề chậm tiến độ đầu tư.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quản lý nhà nước đối với đầu tư từ ngân sách nhà nước trong kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ khu vực đồng bằng sông Hồng KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 49. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẦU TƯ TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG NCS.ThS. Trần Minh Quang* Mai Đức Dương**, Tạ Mạnh Hùng**, Hoàng Khánh Huyền**, Mai Hà Vy** Tóm tắt Nghiên cứu thực hiện nhằm phân tích và đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với đầu tư từ ngân sách nhà nước (NSNN) trong kết cấu hạ tầng (KCHT) giao thông đường bộ khu vực Đồng bằng Sông Hồng trong giai đoạn 2012 - 2021, đặc biệt là vấn đề chậm tiến độ đầu tư. Số liệu thu thập được trong nghiên cứu là ý kiến của các cá nhân thuộc các cơ quản quản lý nhà nước, các đơn vị chủ đầu tư, nhà thầu và tư vấn các dự án. Thông qua mô hình định lượng, kết quả nghiên cứu chỉ ra 5 yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng chậm tiến độ thực hiện đầu tư từ NSNN trong KCHT giao thông đường bộ khu vực Đồng bằng Sông Hồng, bao gồm: “Môi trường bên ngoài”, “Chính sách pháp lý”, “Năng lực của chủ đầu tư”, “Năng lực của nhà thầu thi công” và “Năng lực của đơn vị tư vấn.” Kết quả nghiên cứu làm cơ sở cho việc đề xuất một số hàm ý chính sách góp phần giảm thiểu tình trạng nói trên. Từ khóa: Đồng bằng Sông Hồng, chậm tiến độ, kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, ngân sách nhà nước, quản lý nhà nước 1. ĐẶT VẤN ĐỀ “Hệ thống giao thông vận tải (GTVT) được ví như mạch máu trong cơ thể, nền kinh tế của mỗi quốc gia muốn phát triển ổn định thì vấn đề phát triển mạng lưới GTVT có ý nghĩa quan trọng” (Hoàng Cao Liêm, 2018). Mở rộng ra, hạ tầng GTVT tốt sẽ không chỉ tạo ra nhiều thuận * Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ** Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 642 KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2021 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2022: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ VÀ LÀNH MẠNH TÀI CHÍNH TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19 lợi thúc đẩy giao lưu, hợp tác kinh tế giữa các địa phương, khu vực, giảm bất bình đẳng về thu nhập trong xã hội, mà còn gia tăng chia sẻ, phát triển văn hóa, xã hội, gắn kết cộng đồng. “Xây dựng hệ thống KCHT đồng bộ, với một số công trình hiện đại, tập trung vào hệ thống giao thông và hạ tầng đô thị lớn” chính là quan điểm phát triển KCHT giao thông được Đảng đặt ra trong Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI (2011). Đại hội XIII (2021) vẫn kiên định với nhiệm vụ tiếp tục xây dựng hệ thống KCHT đồng bộ, trong đó, giao thông cần đi trước một bước để tạo nên đột phá chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Đầu tư vào kết cấu hạ tầng GTVT, đặc biệt là giao thông đường bộ – loại hình giao thông phổ biến nhất ở nước ta được nâng lên thành hoạt động ưu tiên chú trọng, đặt ra các bài toán lớn về quản lý hoạt động đầu tư này, nhất là quản lý nhà nước đối với đầu tư từ NSNN tại các vùng. Đồng bằng Sông Hồng (Đồng bằng Bắc Bộ) là khu vực có điều kiện địa lý tự nhiên vô cùng thuận lợi để phát triển loại hình giao thông đường bộ, cũng địa bàn chiến lược về kinh tế - chính trị - xã hội của quốc gia, đã và đang nhận được nhiều sự quan tâm nhất về vấn đề phát triển KCHT giao thông đường bộ. Tính đến cuối năm 2020, diện tích và dân số của Đồng bằng Sông Hồng lần lượt là 21260,8 km2 và 22920,2 nghìn người (Tổng cục Thống kê, 2021), có nghĩa là khu vực này có diện tích nhỏ nhất, song lại là vùng đông dân cư nhất, tạo áp lực rất lớn về đất ở. Những đặc điểm nổi bật trên là căn cứ để việc đầu tư phát triển KCHT giao thông đường bộ cần được chú trọng, vừa giúp ổn định chính trị, thực hiện hiệu quả các chính sách quốc phòng - an ninh, vừa giúp kết nối lưu thông, giao lưu và phát triển kinh tế, vừa giải quyết bài toán khó từ xã hội. Những năm gần đây, hàng loạt dự án xây dựng KCHT giao thông đường bộ trọng điểm đã được triển khai thực hiện, nhiều công trình đã hoàn thành và đưa vào khai thác sử dụng, phát huy được tác dụng và ý nghĩa to lớn ở cả ba phương diện được liệt kê bên trên như: cao tốc Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, cao tốc từ Hà Nội toả ra các tỉnh Trung du và miền núi Bắc Bộ… Tuy nhiên, thực trạng đầu tư tại Đồng bằng Sông Hồng vẫn gặp nhiều hạn chế: bất cập của hệ thống pháp luật; áp lực gia tăng dân số tự nhiên và sự chuyển dịch của dân số từ nông thôn lên thành thị khiến cho giao thông đường bộ đô thị ngày càng quá tải; trình độ yếu kém của cán bộ quản lý; các tiêu cực xuất phát từ lợi ích nhóm, tham nhũng... Những nguyên nhân trên khiến nhiều dự án chậm tiến độ, không ít dự án có chất lượng thấp, nhanh xuống cấp, gây thất thoát, lãng phí nguồn lực. Bên cạnh đó, hạn chế chung của nhiều dự án là sự kết hợp quản lý đầu tư giữa các địa phương chưa có hiệu quả, phân bổ nguồn vốn gặp nhiều khó khăn, gây ra thực trạng “cha chung không ai khóc” đáng báo động…, cuối cùng dẫn đến hình ảnh giao thông đường bộ tại vùng Đồng bằng Sông Hồng vẫn chưa thực sự đẹp, thiếu tính đồng bộ, thống nhất. Từ những yêu cầu khách quan của thực tiễn, nội dung “Quản lý nhà nước đối với đầu tư từ ngân sách nhà nước trong kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ khu vực Đồng bằng Sông Hồng” đã được lựa chọn để nghiên cứu. 643 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1. Quản lý nhà nước với đầu tư từ ngân sách nhà nước trong kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ Quản lý nhà nước về đầu tư từ NSNN trong KCHT giao thông đường bộ là hoạt động quản lý nhà nước về đầu tư công trong một lĩnh vực cụ thể. Hoàng Cao Liêm (2018) định nghĩa quản lý nhà nước đối với đầu tư từ NSNN trong KCHT giao thông đường bộ khu vực là “việc các cơ quan nhà nước có chức năng, thẩm quyền sử dụng các công cụ chính sách và biện pháp quản lý thích hợp tác động một cách liên tục, có tổ chức, định hướng và mang tính pháp quyền vào các đơn v ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quản lý nhà nước đối với đầu tư từ ngân sách nhà nước trong kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ khu vực đồng bằng sông Hồng KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 49. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẦU TƯ TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG NCS.ThS. Trần Minh Quang* Mai Đức Dương**, Tạ Mạnh Hùng**, Hoàng Khánh Huyền**, Mai Hà Vy** Tóm tắt Nghiên cứu thực hiện nhằm phân tích và đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với đầu tư từ ngân sách nhà nước (NSNN) trong kết cấu hạ tầng (KCHT) giao thông đường bộ khu vực Đồng bằng Sông Hồng trong giai đoạn 2012 - 2021, đặc biệt là vấn đề chậm tiến độ đầu tư. Số liệu thu thập được trong nghiên cứu là ý kiến của các cá nhân thuộc các cơ quản quản lý nhà nước, các đơn vị chủ đầu tư, nhà thầu và tư vấn các dự án. Thông qua mô hình định lượng, kết quả nghiên cứu chỉ ra 5 yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng chậm tiến độ thực hiện đầu tư từ NSNN trong KCHT giao thông đường bộ khu vực Đồng bằng Sông Hồng, bao gồm: “Môi trường bên ngoài”, “Chính sách pháp lý”, “Năng lực của chủ đầu tư”, “Năng lực của nhà thầu thi công” và “Năng lực của đơn vị tư vấn.” Kết quả nghiên cứu làm cơ sở cho việc đề xuất một số hàm ý chính sách góp phần giảm thiểu tình trạng nói trên. Từ khóa: Đồng bằng Sông Hồng, chậm tiến độ, kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, ngân sách nhà nước, quản lý nhà nước 1. ĐẶT VẤN ĐỀ “Hệ thống giao thông vận tải (GTVT) được ví như mạch máu trong cơ thể, nền kinh tế của mỗi quốc gia muốn phát triển ổn định thì vấn đề phát triển mạng lưới GTVT có ý nghĩa quan trọng” (Hoàng Cao Liêm, 2018). Mở rộng ra, hạ tầng GTVT tốt sẽ không chỉ tạo ra nhiều thuận * Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ** Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 642 KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2021 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2022: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ VÀ LÀNH MẠNH TÀI CHÍNH TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19 lợi thúc đẩy giao lưu, hợp tác kinh tế giữa các địa phương, khu vực, giảm bất bình đẳng về thu nhập trong xã hội, mà còn gia tăng chia sẻ, phát triển văn hóa, xã hội, gắn kết cộng đồng. “Xây dựng hệ thống KCHT đồng bộ, với một số công trình hiện đại, tập trung vào hệ thống giao thông và hạ tầng đô thị lớn” chính là quan điểm phát triển KCHT giao thông được Đảng đặt ra trong Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI (2011). Đại hội XIII (2021) vẫn kiên định với nhiệm vụ tiếp tục xây dựng hệ thống KCHT đồng bộ, trong đó, giao thông cần đi trước một bước để tạo nên đột phá chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Đầu tư vào kết cấu hạ tầng GTVT, đặc biệt là giao thông đường bộ – loại hình giao thông phổ biến nhất ở nước ta được nâng lên thành hoạt động ưu tiên chú trọng, đặt ra các bài toán lớn về quản lý hoạt động đầu tư này, nhất là quản lý nhà nước đối với đầu tư từ NSNN tại các vùng. Đồng bằng Sông Hồng (Đồng bằng Bắc Bộ) là khu vực có điều kiện địa lý tự nhiên vô cùng thuận lợi để phát triển loại hình giao thông đường bộ, cũng địa bàn chiến lược về kinh tế - chính trị - xã hội của quốc gia, đã và đang nhận được nhiều sự quan tâm nhất về vấn đề phát triển KCHT giao thông đường bộ. Tính đến cuối năm 2020, diện tích và dân số của Đồng bằng Sông Hồng lần lượt là 21260,8 km2 và 22920,2 nghìn người (Tổng cục Thống kê, 2021), có nghĩa là khu vực này có diện tích nhỏ nhất, song lại là vùng đông dân cư nhất, tạo áp lực rất lớn về đất ở. Những đặc điểm nổi bật trên là căn cứ để việc đầu tư phát triển KCHT giao thông đường bộ cần được chú trọng, vừa giúp ổn định chính trị, thực hiện hiệu quả các chính sách quốc phòng - an ninh, vừa giúp kết nối lưu thông, giao lưu và phát triển kinh tế, vừa giải quyết bài toán khó từ xã hội. Những năm gần đây, hàng loạt dự án xây dựng KCHT giao thông đường bộ trọng điểm đã được triển khai thực hiện, nhiều công trình đã hoàn thành và đưa vào khai thác sử dụng, phát huy được tác dụng và ý nghĩa to lớn ở cả ba phương diện được liệt kê bên trên như: cao tốc Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, cao tốc từ Hà Nội toả ra các tỉnh Trung du và miền núi Bắc Bộ… Tuy nhiên, thực trạng đầu tư tại Đồng bằng Sông Hồng vẫn gặp nhiều hạn chế: bất cập của hệ thống pháp luật; áp lực gia tăng dân số tự nhiên và sự chuyển dịch của dân số từ nông thôn lên thành thị khiến cho giao thông đường bộ đô thị ngày càng quá tải; trình độ yếu kém của cán bộ quản lý; các tiêu cực xuất phát từ lợi ích nhóm, tham nhũng... Những nguyên nhân trên khiến nhiều dự án chậm tiến độ, không ít dự án có chất lượng thấp, nhanh xuống cấp, gây thất thoát, lãng phí nguồn lực. Bên cạnh đó, hạn chế chung của nhiều dự án là sự kết hợp quản lý đầu tư giữa các địa phương chưa có hiệu quả, phân bổ nguồn vốn gặp nhiều khó khăn, gây ra thực trạng “cha chung không ai khóc” đáng báo động…, cuối cùng dẫn đến hình ảnh giao thông đường bộ tại vùng Đồng bằng Sông Hồng vẫn chưa thực sự đẹp, thiếu tính đồng bộ, thống nhất. Từ những yêu cầu khách quan của thực tiễn, nội dung “Quản lý nhà nước đối với đầu tư từ ngân sách nhà nước trong kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ khu vực Đồng bằng Sông Hồng” đã được lựa chọn để nghiên cứu. 643 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1. Quản lý nhà nước với đầu tư từ ngân sách nhà nước trong kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ Quản lý nhà nước về đầu tư từ NSNN trong KCHT giao thông đường bộ là hoạt động quản lý nhà nước về đầu tư công trong một lĩnh vực cụ thể. Hoàng Cao Liêm (2018) định nghĩa quản lý nhà nước đối với đầu tư từ NSNN trong KCHT giao thông đường bộ khu vực là “việc các cơ quan nhà nước có chức năng, thẩm quyền sử dụng các công cụ chính sách và biện pháp quản lý thích hợp tác động một cách liên tục, có tổ chức, định hướng và mang tính pháp quyền vào các đơn v ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Quản lý nhà nước Ngân sách nhà nước Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ Năng lực của chủ đầu tư Năng lực của nhà thầu thi côngTài liệu cùng danh mục:
-
Xuất khẩu lao động ở Nghệ An và những vấn đề đặt ra
4 trang 508 0 0 -
Giáo trình Quản lý nhà nước về kinh tế: Phần 1 - GS. TS Đỗ Hoàng Toàn
238 trang 403 2 0 -
Ngành nhựa kỹ thuật tại Việt Nam: Kết quả xây dựng danh mục công nghệ và hiện trạng phát triển
3 trang 383 0 0 -
Bài giảng Kỹ năng chuyển đổi số - TS Nguyễn Hữu Xuyên
42 trang 353 0 0 -
5 trang 351 5 0
-
35 trang 323 0 0
-
Định hướng quản lý thuế trên nền tảng số
3 trang 315 0 0 -
Giáo trình Quản lý nhà nước về nông nghiệp và nông thôn: Phần 1 - PGS.TS Phạm Kim Giao
64 trang 301 2 0 -
Giáo trình Quản lý nhà nước về văn hóa - giáo dục - y tế: Phần 2 - PGS. TS. Nguyễn Thu Linh
61 trang 297 2 0 -
BÀI THU HOẠCH QUẢN LÍ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VÀ QUẢN LÍ GIÁO DỤC
16 trang 289 0 0
Tài liệu mới:
-
58 trang 0 0 0
-
7 trang 0 0 0
-
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 1 năm 2024-2025 có đáp án - Trường TH Thị trấn Vĩnh Bảo
4 trang 0 0 0 -
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2024-2025 - Trường THCS Việt Hưng, Long Biên
4 trang 0 0 0 -
9 trang 0 0 0
-
117 trang 0 0 0
-
116 trang 0 0 0
-
26 trang 0 0 0
-
116 trang 0 0 0
-
108 trang 0 0 0