Richard Wilhelm
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Richard Wilhelm Richard Wilhelm Kể từ khi Wilhelm đến Trung Quốc năm 1899, ông đã giao tiếp với đủ các thành phần văn nhân học giả tại đây, kể cả giới huyền bí học, tức những người tu luyện theo bí giáo (kim đan đạo) hay tu tiên (trường sinh bất tử). Sau đó, ông thành lập Wilhelms Bibliothek (Lễ Hiền Thư Viện). Ông đến Thanh Đảo chẳng bao lâu thì Loạn Quyền Phỉ (tức Nghĩa Hoà Đoàn) nổi lên. Những người Trung Quốc cấp tiến đã thành lập phong trào chống chủ nghĩa thực dân Âu Châu. Tất cả những người Âu Châu tại Trung Quốc đều có nguy cơ trở thành mục tiêu bị tấn công, sát hại, nhất là các giáo sĩ, tức những người mà dân bản địa nghĩ rằng đã gieo rắc tà thuyết chống lại truyền thống cố hữu của Trung Quốc. Cuối cùng Loạn Quyền Phỉ cũng bị dẹp tan, và người Âu Châu đã nhận ra nhu cầu tìm hiểu thêm về Trung Quốc để hiểu biết và giao tiếp tốt hơn với dân bản địa. Trong tình hình đó, ngay khi đến Trung Quốc, Wilhelm bắt đầu học Hán ngữ. Với năng khiếu bẩm sinh về ngôn ngữ, ông nhanh chóng tinh thông Hán ngữ và những ngôn ngữ liên quan như Nhật ngữ và Hàn ngữ (Korean). Năm 1905, tức năm mà người con trai thứ ba (Helmut Wilhelm) của ông chào đời, ông đã bắt đầu phiên dịch một số tác phẩm từ Hán ngữ sang Đức ngữ. Công việc biên khảo và dịch thuật của ông vẫn liên tục miệt mài từ lúc đó cho đến khi ông lìa đời (1930). Khi học Hán ngữ, ông tập trung nhiều nhất việc đọc hiểu và phiên dịch các kinh điển Trung Quốc và ông càng say sưa tìm hiểu văn hoá của đất nước này. Tại Thanh Đảo cũng nh ư tại Bắc Kinh, ông luôn quảng giao với các văn nhân và học giả đương thời. Sự hội nhập của ông với văn hoá Trung Quốc và Hán ngữ đã chuyển hoá ông thành một con người mới. Lúc đầu đến Trung Quốc với sứ mạng truyền giáo cho dân bản địa, nhưng cuối cùng ông đã bị văn hoá và tôn giáo Trung Quốc cải hoán lại. Về sau này, ông đã thú nhận với người bạn chí thân là Carl Gustav Jung (cha đẻ của Tâm lý học phân tích) rằng suốt 20 năm sống tại Trung Quốc, ông ch ưa hề làm phép bí tích cho một người dân Trung Quốc nào cả. Thay vào sứ mạng truyền giáo đó, ông nghĩ rằng cái sứ mạng đích thực mà ông phải làm chính là phải bắc một nhịp cầu tâm linh giữa hai cõi Đông phương và Tây phương, thông qua việc biên khảo và phiên dịch kinh điển Trung Quốc. Năm 1911, lúc 38 tuổi, Wilhelm có duyên may gặp gỡ Lao Nãi Tuyên (1843-1921), vốn là một văn nhân, đã đậu tiến sĩ và từng làm quan. Lao Nãi Tuyên đã giúp Wilhelm rất nhiều trong việc nghiên tập Hán học. Đó là một hiền giả đã giúp Wilhelm hoá giải những xung đột nội tâm giữa hai nền văn hoá và tư tưởng dị biệt giữa Đông và Tây, và đã giúp ông tìm sự an tĩnh nội tâm. Sau khi gặp Lao Nãi Tuyên (1843- Lao Nãi Tuyên, Wilhelm thành lập Tôn Khổng Văn Xã (Confucius Society) tại Thanh Đảo và mời Lao 1921) Nãi Tuyên quản lý. Mối chân tình giữa Wilhelm và Lao Nãi Tuyên ngày càng gắn bó. Thời gian ở Trung Quốc, ông nhận thấy Kinh Dịch chiếm địa vị hết sức trọng yếu trong Thập Tam Kinh của Nho giáo, nên ông đã nhờ Lao Nãi Tuyên truyền dạy cho. Suốt 10 năm cuối đời của Lao Nãi Tuyên, nhà hiền triết này đã dạy Kinh Dịch cho Wilhelm, và cùng thời gian này (kể từ 1913) Wilhelm đã dịch Kinh Dịch sang Đức ngữ. Ông viết về công trình phiên dịch công phu suốt 10 năm ấy như sau: «Sau cách mạng Tân Hợi (1911), Thanh Đảo trở thành nơi tạm cư cho các học giả danh tiếng nhất thuộc phái cổ học của Trung Quốc. Trong các vị học giả ấy, tôi quen được Lao Nãi Tuyên. Ông là người đầu tiên khai mở cho tôi sự bí mật của Kinh Dịch. Rồi chúng tôi cộng tác với nhau. Ông giảng Kinh Dịch cho tôi nghe bằng Bạch thoại, và tôi ghi chú. Sau đó tôi dịch kinh văn sang Đức ngữ cho riêng tôi. Rồi tôi bỏ văn bản Hán ngữ gốc sang một bên và dịch ngược từ Đức ngữ sang Hán ngữ, để Lao Nãi Tuyên xem tôi có hiểu đúng vấn đề không. Sau đó tôi nhuận sắc lại bản dịch Đức ngữ và viết lời bình một cách chi tiết. Tôi còn phải hiệu đính ba bốn lần nữa và ghi thêm những giải thích quan trọng nhất. Bản dịch đ ã hoàn thành như thế.» (xem: I Ging, Diederichs, 2001, trang 21) Wilhelm đã xem Lao Nãi Tuyên như một nhà nho kiệt xuất đương thời và kính trọng ông như một bậc Đạo sư (Guru). Lao Nãi Tuyên là một nhà nho thức thời, ông đã sớm nhận ra rằng sự cách biệt của Trung Quốc với thế giới bên ngoài đã đến lúc chấm dứt. Không chỉ thuộc giòng nho gia, Lao còn là người hâm mộ Đạo giáo và tập luyện tĩnh tọa dưỡng sinh. Tất cả những điều đó đã ảnh hưởng đặc biệt đến Wilhelm. Năm 1920, Wilhelm trở về nước Đức, nhưng rồi ông lại sang Trung Quốc lần nữa vào năm 1922. Năm 1921, khi những trang c ...
Tìm kiếm tài liệu theo từ khóa liên quan:
dnah nhân thế giới nhân vật nổi tiếng tài liệu về danh nhân nhân vật lịch sử tìm hiểu về danh nhânTài liệu liên quan:
-
Những sứ thần nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam: Phần 1
97 trang 37 0 0 -
Tài hùng biện của các nguyên thủ quốc gia: Phần 2 - Dương Minh Hào, Triệu Anh Ba
197 trang 32 0 0 -
Nghệ thuật Thuật xử thế của người xưa
171 trang 32 0 0 -
Danh nhân lịch sử: Nguyễn Hoàng Tôn
6 trang 30 0 0 -
7 trang 30 0 0
-
6 trang 29 0 0
-
Biểu tượng Anh Hùng dân tộc Việt Nam quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại Vương - Trần Quốc Tuấn
49 trang 27 0 0 -
Những mẫu truyện hay về Trạng nguyên Việt Nam: Phần 1
106 trang 25 0 0 -
Những danh nhân Việt Nam tiêu biểu: Phần 1
69 trang 25 0 0 -
Những danh nhân Việt Nam tiêu biểu: Phần 2
99 trang 24 0 0 -
Truyền thông trên báo điện tử về sự kiện tưởng niệm 200 năm ngày mất của Nguyễn Du
11 trang 24 0 0 -
Doanh nhân lịch sử: Bảo Đại (Nguyễn Vĩnh Thụy)
6 trang 24 0 0 -
Tài hùng biện của các nguyên thủ quốc gia: Phần 1 - Dương Minh Hào, Triệu Anh Ba
144 trang 24 0 0 -
8 trang 23 0 0
-
10 Người đàn bà làm chấn động thế giớiCatherine II
26 trang 23 0 0 -
8 trang 23 0 0
-
6 trang 23 0 0
-
Tìm hiểu về Danh nhân Hà Nội: Phần 1
652 trang 23 0 0 -
9 trang 22 0 0
-
Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng lịch sử
12 trang 22 0 0