Danh mục

SÁCH LINH KHU - THIÊN 5: CĂN KẾT

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 104.68 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Kỳ Bá nói: “Thiên địa cùng cảm nhau, khí lạnh ấm cũng thay đổi nhau [1]. Đạo (vận hành) của Âm Dương lúc nào ít, lúc nào nhiều ? [2] . Đạo của Âm thuộc số “chẵn”, đạo của Dương thuộc số “lẻ” [3]. Khí mở đóng vào mùa xuân, hạ thì Âm khí “ít” và Dương khí “nhiều” [4]. Khí Âm Dương (trong việc mở đóng) không “điều hòa”, vậy nên bổ như thế nào ? Tả như thế nào ? [5] Khi mở đóng vào mùa thu đông thì Dương khí “ít” và Âm khí “nhiều”, Âm...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
SÁCH LINH KHU - THIÊN 5: CĂN KẾT SÁCH LINH KHU THIÊN 5: CĂN KẾT Kỳ Bá nói: “Thiên địa cùng cảm nhau, khí lạnh ấm cũng thay đổinhau [1]. Đạo (vận hành) của Âm Dương lúc nào ít, lúc nào nhiều ? [2] .Đạo của Âm thuộc số “chẵn”, đạo của D ương thuộc số “lẻ” [3]. Khí mởđóng vào mùa xuân, hạ thì Âm khí “ít” và Dương khí “nhiều” [4]. Khí ÂmDương (trong việc mở đóng) không “điều hòa”, vậy nên bổ như thế nào ? Tảnhư thế nào ? [5] Khi mở đóng vào mùa thu đông thì Dương khí “ít” và Âm khí“nhiều”, Âm khí thịnh và Dương khí suy, cho nên thân cây, lá bị khô héo, thìvũ “mưa” khí và thấp khí quay xuống dưới, (như vậy) Âm Dương có chỗthay đổi nhau, chúng ta nên tả như thế nào ? Và bổ như thế nào ?[6] Tà khí bất chính thường cảm ở kinh này rồi chuyển sang chỗ khác,không biết bao nhiêu cách [7]. Nếu chúng ta không biết (những huyệt) cănvà kết thì khi những cánh cửa và những chốt cửa của ngũ tạng, lục phủ bịgãy, bị sụp, do đó sự mở đóng không còn (chính xác) khiến cho (chân khí) bịthoát, khí Âm Dương bị mất lớn, không thể nào lấy lại (đầy đủ) được nữa.[8]Sự “huyền (diệu)” của cửu châm quan trọng ở “Chung thỉ”, cho nên, nếuchúng ta biết được lẽ “Chung thỉ” thì chỉ cần một lời nói là diễn tả đầy đủ,còn nếu chúng ta không biết lẽ “Chung thỉ” thì “châm đạo” bị tuyệt hẳn [9]. Kinh (Túc) Thái dương lấy căn ở huyệt Chí Âm và lấy kết ở huyệtMệnh Môn [10]. Huyệt Mệnh Môn ở đây chính là đôi mắt vậy [11]. Kinh (Túc) dương minh lấy căn ở huyệt Lệ Đoài, và lấy kết ở huyệtTảng Đại [12]. Huyệt Tảng Đại nằm ở chỗ kiềm thúc bởi vành tai [13]. Kinh (túc) Thiếu dương lấy căn ở huyệt Khiếu Âm, lấy kết ở huyệtSong Lung [14]. Huyệt Song lung nằm ở giữa tai [15]. Kinh (Túc) Thái dương đóng vai trò “khai: mở cửa”, kinh (Túc)Dương minh đóng vai trò “hạp: đóng cửa”, kinh (Túc) Thiếu dương đóng vaitrò “khu: chốt cửa” [16]. Cho nên, khi nào “cửa bị gãy” thì bên trong cơnhục bị nhiễu loạn và bạo bệnh sẽ dậy lên [17]. Cho nên khi bạo bệnh nênthủ huyệt ở kinh (Túc) Thái dương, và nên dựa vào tình trạng hữu dư haybất túc [18]. Chữ “độc” có nghĩa là phần da thịt bị teo mềm và yếu ớt [19].Khi nào “cửa đóng bị gãy” thì khí không còn chỗ để ngừng nghỉ và chứngnuy tật khởi lên [20]. Vì thế, khi nào bị chứng nuy tật lên nên thủ huyệt ởkinh (Túc) Dương minh, và nên dựa vào tình trạng hữu dư hay bất túc [21].Câu “không còn có chỗ để ngừng nghỉ” có nghĩa là chân khí bị ngăn lạinhường chỗ cho tà khí ở [22]. Khi nào “chốt cửa bị gãy” tức phần cốt bị daođộng, không đứng vững trên mặt đất [23]. Cho nên nếu bị chứng “cốt dao”nên thủ huyệt ở kinh (Túc) Thiếu dương và nên dựa vào tình trạng hữu dưhay bất túc [24]. Chữ “cốt dao” có nghĩa là cốt tiết bị giãn ra mà không co(thu) lại được [25]. Cốt dao nói về sự dao động [26]. (Việc chữa trị này) nênxem xét một cách nghiêm túc cái “gốc” của nó (thuộc khai, thuộc hạp hoặcthuộc khu) [27]. Kinh (Túc) Thái âm lấy căn ở huyệt Ẩn Bạch và lấy kết ở huyệt Đại(Thái) Thương [28]. Kinh Thiếu âm lấy căn ở huyệt Dũng Tuyền và lấy kếtở huyệt Liêm Tuyền [29]. Kinh (Túc) Quyết âm lấy căn ở huyệt Đại Đôn vàlấy kết ở huyệt Ngọc Anh và lạc ở Chiên Trung [30]. Kinh (Túc) Thái âmđóng vai trò “khai: mở cửa”, kinh “Túc” Quyết âm đóng vai trò “hạp: đóngcửa”, kinh (Túc) Thiếu âm đóng vai trò “khu: chốt cửa” [31]. Vì thế, khi“cánh cửa mở” bị gãy thì kho lúa không biết vận chuyển theo con đườngnào, gây thành bệnh “cách động” [32]. Khi nào bị bệnh “cách động” nên thủhuyệt ở kinh (Túc) Thái âm và nên dựa vào tình trạng hữu dư hay bất túc[33]. Vì thế khi “cánh cửa mở” bị gãy thì khí sẽ bất túc mà sinh ra bệnh vậy[34]. Khi “cánh cửa đóng” bị gẫy thì tức là khí bị tuyệt mà hay buồn [35].Nếu hay buồn nên thủ huyệt ở kinh (Túc) Quyết âm và nên dựa vào tìnhtrạng hữu dư hay bất túc [36]. Khi “chốt cửa” bị gãy thì mạch có chỗ bị kếtvà bất thông [37]. Nếu mạch bất thông nên thủ huyệt ở kinh (Túc) Thiếu âmvà nên dựa vào tình trạng hữu dư hay bất túc [38]. Mạch có chỗ bị kết đềudo ở tình trạng bất túc [39]. Kinh Túc Thái dương lấy căn ở huyệt Chí Âm, nó “lưu” vào huyệtKinh Cốt, “chú” vào huyệt Côn lôn, “nhập” vào huyệt Thiên trụ và huyệtPhi Dương [40]. Kinh Túc Thiếu dương lấy căn ở huyệt Khiếu Âm, “lưu” vào huyệtKhâu Hư, ù “chú” vào huyệt Dương Phụ, “nhập” vào huyệt Thiên Dung vàhuyệt Quang Minh [41]. Kinh Túc Dương minh lấy căn ở huyệt Lệ Đoài, “lưu” vào huyệtXung Dương, “chú” vào huyệt Hạ Lăng, “nhập” vào huyệt Nhân Nghênh vàhuyệt Phong Long [42]. Kinh Thủ Thái dương lấy căn ở huyệt Thiếu Trạch, “lưu” vào huyệtDương Cốc, “chú” vào huyệt Thiếu (Tiểu) Hải, “nhập” vào huyệt ThiênSong và huyệt Chí Chính [43]. Kinh Thủ Thiếu dương lấy căn ở huyệt Quan Xung, “lưu” vào huyệtDương Trì, “chú” vào huyệt Chi Câu, “nhập” vào huyệt Đại (Thiên) Dũ vàhuyệt Ngoại Quan [44]. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: