Danh mục

Sinh học phân tử màng tế bào ( Tập 2 GS. TS. Đỗ Ngọc Liên ) - Chương 13

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 755.81 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Một số thụ thể của các tế bào miễn dịch13.1 Thụ thể màng tế bào lympho TCác tế bào nguồn lympho bao gồm hai dạng quần thể là lympho T và lympho B, chúng đều có nguồn gốc từ các tế bào nguồn tạo máu (haematopoietic stem cell) của tủy xương. Lympho T được biệt hóa từ tế bào tiền thân tủy xương CD34+44+ di chuyển về tuyến ức. Ở đây chúng trở thành tế bào ức lớp vỏ là những nguyên bào sau đó phân chia và bộc lộ các phân tử kháng nguyên CD2, CD1, CD5. Tiếp...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sinh học phân tử màng tế bào ( Tập 2 GS. TS. Đỗ Ngọc Liên ) - Chương 13 71Chương 13Một số thụ thể của các tế bào miễn dịch13.1 Thụ thể màng tế bào lympho T Các tế bào nguồn lympho bao gồm hai dạng quần thể là lympho T và lympho B, chúngđều có nguồn gốc từ các tế bào nguồn tạo máu (haematopoietic stem cell) của tủy xương. Lympho T được biệt hóa từ tế bào tiền thân tủy xương CD34+44+ di chuyển về tuyến ức. Ởđây chúng trở thành tế bào ức lớp vỏ là những nguyên bào sau đó phân chia và bộc lộ cácphân tử kháng nguyên CD2, CD1, CD5. Tiếp theo các tế bào bộc lộ phân tử TCR, phức hệCD3. Các tế bào khác bộc lộ thêm phân tử CD4 và CD8 (trên mỗi loại tế bào T chỉ biểu hiệnmột loại hoặc là cụm biệt hóa CD4 hoặc là CD8). Các tế bào T chia thành 2 lớp chính, khác nhau ở chức năng phản ứng. Hai lớp này đượcphân biệt bởi sự biểu hiện của các protein bề mặt tế bào CD4 và CD8 chúng nhận ra 2 lớpphân tử MHC khác nhau biểu hiện ở cấu trúc và mô hình biểu hiện trên các mô của cơ thể.Cụm biệt hóa CD4 và CD8 được biết như các dấu hiệu (marker) cho nhiều chức năng khácnhau của các tế bào T. CD4 gắn với các phân tử MHC lớp II và CD8 gắn với các phân tửMHC lớp I. Trong quá trình nhận diện kháng nguyên, tùy thuộc vào dạng tế bào T, các phântử CD4 hoặc CD8 trên bề mặt tế bào T kết hợp với các receptor tế bào T và gắn với các vị tríbất biến trên phần MHC của tổ hợp MHC: peptit gắn. Việc gắn này cho phép tế bào T tạo nênmột đáp ứng hiệu quả, cũng chính vì vậy CD4 và CD8 đôi khi còn được gọi là các đồng thụthể (co-receptor).13.2 Phức hệ TCR/CD3 Các thụ thể của lympho T hoặc TCR (T-cell receptor) ở dạng heterodimer do hai chuỗipolipeptit xuyên qua màng tế bào là α và β hoặc γ và δ kết hợp với nhau. Mỗi chuỗipolypeptit đều bao gồm một vùng dễ biến đổi (V) tận cùng đầu N và một vùng không biến đổi(C) xuyên qua màng và bộc lộ một đoạn rất ngắn phía trong màng tế bào chất đầu C tận cùng.Các thụ thể TCR kết hợp bằng liên kết không cộng hóa trị với 5 tiểu đơn vị của phức hệ CD3tương ứng là gamma (γ), delta (δ), epsilon (ε), zeta (ζ) và eta (η). Các tiểu đơn vị zeta có haidimer giống nhau (ζ-ζ) chiếm 90% và dị dimer (ζ-η) khoảng 10%. Trong quá trình đáp ứngmiễn dịch, phân tử CD4 tương tác với phân tử MHC lớp II, còn phân tử CD8 tương tác vớiphân tử MHC lớp I tạo ra sự ổn định giữa TCR và phức hợp kháng nguyên – phức hệ phù hợptổ chức chủ yếu (Ag-MHC) của tế bào trình diện kháng nguyên (Antigen Presenting Cell-APC). Hai đơn vị chức năng của phức hệ CD3 là γεδε và ζζ. 72 Hình 13.1 Sơ đồ phức hệ TCR/CD3. Hai chuỗi chức năng α và β Khoảng 70% lympho của máu tuần hoàn chứa các thụ thể TCR và chủ yếu ở dạng αβ(95% là αβ và khoảng vài phần trăm là αδ). Trong khi đó, ở mô tế bào tỷ lệ phần trăm γδ caohơn và chủ yếu là ở các tuyến nhày. Các chuỗi polypeptit ζ và η có phần ngoại bào rất ngắn chỉ gồm 9 gốc acid amin, mộtmảnh peptit xuyên qua màng và hai vùng rất dài nằm trong tế bào chất. Hai chuỗi polipeptitcó thể ở dạng homodime (ζζ) hoặc (ηη) hoặc ở dạng heterodimer (ζη). Các vùng tế bào chấtcủa các chuỗi polipeptit này có một kiểu modun γεδε hoặc ba kiểu modun ζζ đóng vai tròtruyền dẫn tín hiệu khi chúng tương tác với các tirozinkinase. Dạng phức hệ TCR/CD3 luôn có mặt ở các lympho T αβ thường liên kết với các phân tửCD4 và CD8 của các lympho T bổ trợ (TH), tham gia tương tác miễn dịch với các phân tửphức hệ MHC lớp II và lớp I (hình 13.1 và 13.2). Hình 13.2(A) Mô hình tổ chức phức hệ TCR/CD3 (nhìn trực diện từ trên xuống) (B) Ba kiểu thụ thể γδ của lympho T 73 Phức hợp TCR/CD3 là một cấu trúc đa phân tử đặc thù của tế bào T. Phức hệ này cầnthiết để bộc lộ trên bề mặt của các thụ thể TCR và đảm bảo cho sự truyền dẫn các tín hiệu dosự tương tác giữa các TCR với kháng nguyên.13.3 Sự tổng hợp các thụ thể của lympho T Sự tổng hợp các chuỗi polypeptit của các thụ thể lympho T cũng được thực hiện nhờ cácgen tương ứng và có thể so sánh với các gen tổng hợp các Ig. Cũng giống như các Ig, sự tổnghợp một chuỗi polypeptit của TCR có chức năng luôn luôn có quá trình tái tổ hợp của cácmảnh gen nhỏ có mặt ở các tế bào T đã chín muồi bên trong tuyến ức. Sự sắp xếp các mảnhminigen này xảy ra theo thứ tự thời gian, trước tiên là γ và δ, sau đó là αβ, β và cuối cùng làα. Cụ thể là để mã hóa cho các chuỗi α và γ có sự sắp xếp các mảnh gen Vα Jα Cα và Vγ JγCγ, còn đối với các chuỗi β và α là các mảnh gen Vβ Dβ Cβ và Vδ Dδ Jδ C.13.4 Cấu trúc phân tử CD4 Phân tử CD4 là một dấu hiệu (marker) của quần thể phụ của các tế bào Lympho T có thểnhận biết mảnh kháng nguyên tương ứng do các phân tử thuộc phức hệ MH ...

Tài liệu được xem nhiều: