Danh mục

Sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá ngựa đen (Hipocampus kuda Bleeker, 1952) nuôi trong hệ thống tuần hoàn nước tại Cát Bà - Hải Phòng

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 424.96 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm đánh giá khả năng ứng dụng của hệ thống lọc sinh học trong nuôi tuần hoàn nước đối với cá ngựa đen (Hippocampus kuda Bleeker, 1852). Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 6 tới tháng 9 năm 2010 tại Cát Bà - Hải Phòng. Thí nghiệm gồm 2 nghiệm thức là nuôi tuần hoàn nước có sử dụng hệ thống lọc sinh học và nuôi thay nước thông thường, mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần. Kết quả cho thấy các yếu tố môi trường của hai hệ thống nuôi đều nằm trong giới hạn cho phép cá ngựa đen sinh trưởng và phát triển.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá ngựa đen (Hipocampus kuda Bleeker, 1952) nuôi trong hệ thống tuần hoàn nước tại Cát Bà - Hải Phòng Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2014 KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC SINH TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA CÁ NGỰA ĐEN (Hipocampus kuda Bleeker, 1952) NUÔI TRONG HỆ THỐNG TUẦN HOÀN NƯỚC TẠI CÁT BÀ - HẢI PHÒNG GROWTH AND SURVIVAL OF BLACK SEAHORSE (Hipocampus kuda Bleeker, 1852) CULTURED IN THE RECIRCULATING SYSTEM IN CAT BA – HAI PHONG Đỗ Đức Thịnh1, Nguyễn Đình Mão2 Ngày nhận bài: 08/10/2013; Ngày phản biện thông qua: 11/12/2013; Ngày duyệt đăng: 13/8/2014 TÓM TẮT Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm đánh giá khả năng ứng dụng của hệ thống lọc sinh học trong nuôi tuần hoàn nước đối với cá ngựa đen (Hippocampus kuda Bleeker, 1852). Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 6 tới tháng 9 năm 2010 tại Cát Bà - Hải Phòng. Thí nghiệm gồm 2 nghiệm thức là nuôi tuần hoàn nước có sử dụng hệ thống lọc sinh học và nuôi thay nước thông thường, mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần. Kết quả cho thấy các yếu tố môi trường của hai hệ thống nuôi đều nằm trong giới hạn cho phép cá ngựa đen sinh trưởng và phát triển. Sinh trưởng, phát triển của cá nuôi trong hệ thống tuần hoàn nước tương đương với kết quả nuôi của hệ thống thay nước thông thường. Tốc độ sinh trưởng tương đối về chiều dài của cá đạt 0,51 ± 0,006% so với 0,48 ± 0,035% trong hình thức nuôi thay nước. Tỷ lệ sống của cá nuôi trong hệ thống tuần hoàn nước đạt 83 ± 2,2% so với 81 ± 3,3% trong hệ thống nuôi thay nước. Sinh khối nuôi đạt 145 g/m3 với mật độ nuôi 100 con/m3. Kết quả nghiên cứu này mở ra khả năng ứng dụng của hệ thống tuần hoàn nước thay cho hình thức nuôi thay nước thông thường, góp phần làm giảm áp lực về nhu cầu nước trong nuôi cá ngựa đen nói riêng cũng như thử thách chung của nghề nuôi trồng thủy sản. Từ khóa: cá ngựa đen, Hippocampus kuda, tỷ lệ sống, sinh trưởng, lọc sinh học, nuôi tuần hoàn ABSTRACT The aim of this study was to evaluate the ability of implementation of the recirculating system inblack seahorse (Hippocampus kuda Bleeker, 1852) culture. This study was conducted in Cat Ba island – Hai Phong province from June to September, 2010. The seeds used in this study were collected from Nha Trang to Hai Phong and acclimatized for 5 - 10 days before running of the real experiment. The experiment included 2 treatments with three replicates (1): Fish were reared in the the recirculating system equipped with the biofilter tanks; (2): Fish were reared in the tanks with water exchanged daily at 30% of culture volumn. The result showed that environmental factors are within the acceptable levels for growth and development of black seahorse. There were no differences in survival and growth of fish cultured in the two systems. Fish grown in the recirculating system obtained the specific growth rate in term of total length approximately at 0,51 ± 0,06% as compared to 0,048 ± 0,035% in the other. A survival of 83 ± 2,2% was achieved at the end of the experiment in the recirculating system while it was 81 ± 3,3% in the exchange water system. A biomass of 145 g/m3 was reached at the culture density of 100 pieces/m3. The out comes of this study promote the possibility of using recirculting system as a potential alternative for the conventional exchange water culture system particular in seahorse culture, and so far as a measure to deal with the challenges in the aquaculture industry like reducing water demand and environmental polution. Keywords: black seahorses, Hippocampus kuda, survival rate, growth, biofilter, recirulating system 1 2 Đỗ Đức Thịnh: Cao học Nuôi trồng thủy sản 2009 - Trường Đại học Nha Trang PGS. TS. Nguyễn Đình Mão: Viện Nuôi trồng thủy sản - Trường Đại học Nha Trang TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 185 Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản I. ĐẶT VẤN ĐỀ Từ lâu, cá ngựa được dân gian dùng như một vị thuốc quý trong y học cổ truyền ở khu vực Đông Á. Ngoài ra, với hình dáng đặc biệt nên cá ngựa được các nước phương Tây ưa chuộng làm cá cảnh. Khu vực biển Cát Bà là nơi thu hút rất nhiều khách du lịch đến tham quan, nghỉ mát do vậy tiềm năng đưa cá ngựa thành một mặt hàng đặc sản phục vụ khách du lịch là rất lớn. Cá ngựa đen (Hippocampus kuda Bleeker, 1852) đã sớm được Viện Hải dương học Nha Trang nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất giống và nuôi thương phẩm. Tuy nhiên, cũng như các đối tượng nuôi khác, nghề nuôi cá ngựa đang gặp nhiều khó khăn như: con giống không đảm bảo chất lượng, cung không đủ cầu, chất lượng môi trường ngày một suy giảm và ô nhiễm do sự phát triển tự phát, thiếu các giải pháp bền vững. Vì vậy, để nghề nuôi cá ngựa nói riêng và các đối tượng thủy sản khác nói chung phát triển một cách ổn định và bền vững, việc tìm ra các giải pháp cho các vấn đề nói trên là vô cùng quan trọng, đặc biệt là vấn đề về chất lượng nước. Trong nghiên cứu này chúng tôi muốn đánh giá khả năng sử dụng hệ thống tuần hoàn nước thay cho hình thức nuôi thay nước như truyền thống trong nuôi cá ngựa đen, nhằm làm giảm thiểu nhu cầu về nước nuôi cũng như lượng nước thải ra môi trường. Trên thế giới mô hình nuôi tuần hoàn nước đã được ứng dụng như một giải pháp cho vấn đề thiếu nguồn nước nuôi hay nhằm giảm thiểu các tác động môi trường của nghề nuôi trong nhiều năm và khá thành công trong nuôi các đối tượng như cá hồi, cá chẽm Châu Âu, tôm thẻ chân trắng và các đối tượng khác. II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu Thời gian nghiên cứu: Từ 06/2010 đến 09/2010. Địa điểm nghiên cứu: Trại giống Đảo Xanh - Cát Bà - Hải Phòng. 2. Vật liệu nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Cá ngựa đen (Hippocampus kuda Bleeker, 1852) ở giai đoạn giống kích thước trung bình 52,6 ± 1,02 mm; 0,416 ± 0,0207 g. Cá giống được mua từ Nha Trang. Đàn cá được tuyển chọn đồng đều về kích cỡ, tình trạng sức khoẻ tốt. Cá được thuần hóa cho quen với điều kiện thí nghiệm từ 05 - 10 ngày. - Hệ thống bể nuôi: Bể nuôi được làm từ vật liệu composite có thể ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: