Danh mục

SKKN: Áp dụng công nghệ thông tin vào bài trung điểm của đoạn thẳng - Hình học 6

Số trang: 19      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.99 MB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Với phương pháp dạy học truyền thống, dạy học theo lối “thầy đọc - trò chép”, thầy chủ động truyền thụ kiến thức - trò thụ động tiếp nhận kiến thức đã không còn phù hợp nữa. Để đáp ứng yêu cầu của xã hội đặt ra, trong quá trình dạy học cần đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp, cần dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, chú trọng đến các kỹ năng tự lực giải quyết vấn đề của học sinh, cần rèn luyện cho học sinh có kỹ năng áp dụng kiến thức vào thực tiển cuộc sống. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến “Áp dụng công nghệ thông tin vào bài trung điểm của đoạn thẳng - Hình học 6”.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
SKKN: Áp dụng công nghệ thông tin vào bài trung điểm của đoạn thẳng - Hình học 6 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆMÁP DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO BÀI TRUNG ĐIỂM CỦA ĐOẠN THẲNG - HÌNH HỌC 6 A - ĐẶT VẤN ĐỀ Cùng với sự phát triển của xã hội loài người, cuộc cách mạng khoa họccông nghệ đã nhanh chóng làm thay đổi sâu sắc đời sống xã hội trong đó đặc biệt làlĩnh vực giáo dục. Thực sự nền giáo dục nước ta đang đứng trước yêu cầu bức thiếtvề đổi mới phương pháp dạy học. Nghị quyết Trung Ương 2 khóa VIII chỉ rõ : “Mục tiêu chủ yếu là thực hiệngiáo dục toàn diện đạo đức, trí dục, thể dục ở tất cả các bậc học. Hết sức coi trọnggiáo dục chính trị, tư tưởng, nhân cách, khả năng tư duy sáng tạo và năng lực thựchành”. Luật Giáo dục quy định: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huytính tích cực, tự giác, chủ động của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớphọc, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiếnthức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú cho họcsinh”. Nghị quyết Trung Ương 2 khóa VIII cũng nêu rõ: “Đổi mới mạnh mẽphương pháp giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyệnnếp sống tư duy sáng tạo của người học, từng bước áp dụng các phương pháp tiêntiến và phương tiện hiện đại vào trong quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện vàthời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh,...”. Như vậy, trong quá trình dạy học,giáo viên là người hướng dẫn, tổ chức các hoạt động để học sinh chủ động chiếmlĩnh tri thức. Trong quá trình đổi mới này, phương pháp dạy học, phương tiện dạy họchiện đại đóng một vai trò hết sức quan trọng. Chỉ thị 29/2001/CT-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đãnêu rõ: “Đối với giáo dục và đào tạo, công nghệ thông tin có tác động mạnh mẽ,làm thay đổi nội dung, phương pháp, phương thức dạy và học. Công nghệ thông tinlà phương tiện để tiến tới một xã hội học tập” . Hiện nay Việt Nam đã là thành viên chính thức thứ 150 của WTO. Làm thếnào để vươn ra biển lớn và hội nhập quốc tế? Làm thế nào để đào tạo một thế hệ trẻnăng động, yêu nước, có tài có đức? Nhiệm vụ của Giáo dục và Đào tạo hết sứcnặng nề và vô cùng vinh quang. Hiện nay máy vi tính không những dùng để dạy môn tin học mà là phươngtiện dạy học hiện đại. Về mặt kĩ thuật, máy vi tính có thể thay thế cho các phươngtiện khác như băng từ, đĩa, đèn chiếu ... Với sự hỗ trợ của máy tính và một số phầnmềm dạy học, giáo viên có thể tổ chức tiết dạy một cách sinh động theo hướng tăngcường hoạt động tự chủ, độc lập giải quyết vấn đề của học sinh. ‘‘Giáo án điện tử’’ với những thông tin được trình bày theo đúng nguyêntắc sư phạm, nhằm giúp học sinh chiếm lĩnh tri thức một cách tốt nhất, nâng caohiệu quả dạy học. Đứng trước yêu cầu này, Sở GD-ĐT cũng đã mở nhiều lớp tập huấn về giảngdạy với máy vi tính và nhiều trường đã được trang bị hệ thống máy tương đối hiệnđại. Nhiều thầy cô giáo đã tâm huyết đầu tư vào ‘‘Giáo án điện tử’’. Nhưng một sốthầy cô giáo vẫn còn xa lạ với mô hình này. Hơn nữa, nếu mỗi thầy cô giáo tự soạngiáo án điện tử để giảng dạy thì mất rất nhiều thời gian.Vì thế, tôi chọn đề tài: ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO BÀITRUNG ĐIỂM CỦA ĐOẠN THẲNG - HÌNH HỌC 6.nhằm giới thiệu với quý thầy cô giáo những kinh nghiệm của mình. B - GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀI. Cơ sở lý luận của đề tài: 1. Sự cần thiết phải đổi mới dạy học theo hướng tích cực, chủ động, sáng tạocủa học sinh: Trong những năm trước đây, đa số giáo viên sử dụng hệ thống các phươngpháp dạy học cổ truyền, chủ yếu là thông báo, giải thích, dạy học theo kiểu thầygiảng - trò chép, thầy chủ động truyền thụ - trò thụ động tiếp nhận kiến thức, hìnhthức dạy học theo kiểu độc thoại, giảng giải của người dạy, và sự thụ động, chấpnhận, ghi nhớ của người học. Với phương pháp dạy học truyền thống, dạy học theo lối “thầy đọc - tròchép”, thầy chủ động truyền thụ kiến thức - trò thụ động tiếp nhận kiến thức đãkhông còn phù hợp nữa. Để đáp ứng yêu cầu của xã hội đặt ra, trong quá trình dạyhọc cần đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp, cần dạy học theo hướng pháthuy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, chú trọng đến các kỹ năng tựlực giải quyết vấn đề của học sinh, cần rèn luyện cho học sinh có kỹ năng áp dụngkiến thức vào thực tiển cuộc sống. Việc đổi mới phương pháp dạy học có mục đích chính là đào tạo ra con ngườimới phù hợp với yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Haynói một cách cụ thể là đào tạo ra con người năng động, sáng tạo, độc lập trong côngviệc. Vì vậy, việc đổi mới phương pháp dạy học trước hết là đổi mới cách thức họccủa học sinh, tạo điều kiện để học sinh tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập.Có thể xem đây là một định hướng cơ bản nhất cho việc đổi mới phương pháp dạyhọc hiện nay. Yêu cầu đặt ra trong giai đoạn hiện nay không những đò ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: