So sánh quy định về xử phạt hành vi tham nhũng trong Quốc triều hình luật và Đại Minh luật
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 107.97 KB
Lượt xem: 19
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết này tập trung khảo cứu và so sánh các quy định về xử phạt hành vi tham nhũng của quan lại trong bộ Đại Minh luật và Quốc triều hình luật, thông qua đó góp phần nghiên cứu so sánh chính sách phòng chống tham nhũng trong lịch sử của các triều đại Việt Nam và Trung Quốc thời trung đại.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
So sánh quy định về xử phạt hành vi tham nhũng trong Quốc triều hình luật và Đại Minh luật JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2017, Vol. 62, No. 2, pp. 110-117 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn DOI: 10.18173/2354-1067.2017-0016 SO SÁNH QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT HÀNH VI THAM NHŨNG TRONG QUỐC TRIỀU HÌNH LUẬT VÀ ĐẠI MINH LUẬT Phan Ngọc Huyền Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Đại Minh luật và Quốc triều hình luật là hai bộ pháp điển quan trọng của vương triều Đại Minh và Đại Việt. Nghiên cứu các quy định về xử phạt hành vi tham nhũng trong bộ Đại Minh luật (thời Minh) và Quốc triều hình luật (thời Lê Sơ), có thể nhận thấy một số điểm tương đồng bên cạnh sự khác biệt về số lượng điều luật, phạm vi điều chỉnh và mức độ hình phạt. Bài viết này tập trung khảo cứu và so sánh các quy định về xử phạt hành vi tham nhũng của quan lại trong bộ Đại Minh luật và Quốc triều hình luật, thông qua đó góp phần nghiên cứu so sánh chính sách phòng chống tham nhũng trong lịch sử của các triều đại Việt Nam và Trung Quốc thời trung đại. Từ khóa: Tham nhũng, Quốc triều hình luật, Đại Minh luật, Xử phạt. 1. Mở đầu Phòng chống tham nhũng, giữ gìn sự trong sạch của chốn quan trường từ xưa đến nay luôn là một trong những vấn đề trăn trở của mỗi chính quyền nhà nước. Thời nào cũng vậy, muốn chống được tham nhũng thì trước hết phải có chế tài pháp luật. Trong bộ Quốc triều hình luật thời Lê Sơ, các quy định về xử phạt hành vi tham nhũng chiếm số lượng không ít. Điều này nếu so sánh với nội dung các quy định trong bộ Đại Minh luật thì thấy có nhiều điểm tương đồng bên cạnh những khác biệt về vị trí các điều luật và mức độ hình phạt. Cho đến nay, những nghiên cứu về quy định phòng chống tham nhũng qua từng bộ luật mới chỉ được đề cập đến qua một vài bài viết, tham luận khoa học. Chẳng hạn, khảo cứu về các quy định xử phạt hành vi tham nhũng trong Quốc triều hình luật mới có một số bài viết của Nguyễn Văn Thanh (2008) về Các quy định về phòng, chống tham nhũng trong bộ Quốc triều hình luật và những bài học cho công cuộc phòng, chống tham nhũng ở nước ta hiện nay; Phan Văn Báu (2013) về Quốc triều hình luật với việc đấu tranh phòng chống các tội phạm về tham nhũng hay Phan Ngọc Huyền (2015) về Khảo cứu về quy định chống tham nhũng trong Quốc triều hình luật. . . Đặc biệt hơn, cho đến nay chưa có bài viết nào tiến hành so sánh các quy định về xử phạt hành vi tham nhũng trong hai bộ Quốc triều hình luật thời Lê Sơ và Đại Minh luật thời Minh. Thông qua bài viết này, người viết hi vọng sẽ góp một phần nhỏ trong việc nghiên cứu vấn đề lập pháp về phòng chống tham nhũng trong lịch sử hai vương triều Lê Sơ và Đại Minh. Ngày nhận bài: 15/10/2016. Ngày nhận đăng: 20/3/2017 Liên hệ: Phan Ngọc Huyền, e-mail: huyenpn@hnue.edu.vn 110 So sánh quy định về xử phạt hành vi tham nhũng trong Quốc triều hình luật và Đại minh luật 2. 2.1. Nội dung nghiên cứu Quy định về xử phạt hành vi tham nhũng trong Đại Minh luật Đại Minh luật (tên gọi đầy đủ là Đại Minh luật tập giải phụ lệ) là bộ pháp điển quan trọng của vương triều Đại Minh được ban hành dưới thời Minh Thái Tổ (Chu Nguyên Chương). Bộ luật được biên soạn từ năm Ngô nguyên niên (1364) và trải qua 3 lần hiệu chỉnh vào các năm Hồng Vũ thứ 7 (1374), Hồng Vũ thứ 22 (1389) và Hồng Vũ thứ 30 (1397) mới hoàn thành. Đại Minh luật bao gồm 30 quyển, phân thành Danh lệ 01 quyển, Lại luật 02 quyển, Hộ luật 7 quyển, Lễ luật 02 quyển, Binh luật 05 quyển, Hình luật 11 quyển và Công luật 02 quyển, tổng cộng có 460 điều. Các điều luật về tội tham nhũng và xử phạt hành vi tham nhũng trong Đại Minh luật khá nhiều. Luật thời Minh có kế thừa danh mục Lục tang (chỉ các quy định về 6 loại hành vi phạm tội liên quan đến tham nhũng) của luật thời Đường song đã có sự cải biến. Đường luật quy tội thụ tang (tham ô, nhận tiền của trái pháp luật) bằng 6 hình thức phạm tội như sau: thụ tài uổng pháp (nhận tiền/của làm trái pháp luật), thụ tài bất uổng pháp (nhận tiền/của nhưng không làm trái pháp luật khi xét xử), thụ sở giám lâm (nhận tiền của của quan dân ở nơi đến công tác), cường đạo (cưỡng ép người khác để lấy tiền của), thiết đạo (ngầm chiếm đoạt của công), tọa tang (tham ô của công). Đại Minh luật lại phân Lục tang ra làm 6 loại: Giám thủ tang (quan giám lâm chủ thủ tham ô, ăn trộm của công do mình quản lí), thường nhân tang (quan lại cấp thấp hoặc người thường ăn trộm/chiếm đoạt của công), thiết đạo (ngầm tham ô, chiếm đoạt của công), uổng pháp tang (tham ô, nhận tiền của làm trái pháp luật), bất uổng pháp tang (tham ô, nhận tiền của làm trái pháp luật nhưng không làm trái pháp luật), tọa tang (tham ô của công). Đáng lưu ý là Đại Minh luật đã đặt hành vi tham ô, nhận hối lộ, ăn trộm của công của các giám thủ đạo/giám lâm chủ thủ (tức các quan viên nắm chức trách quản lí ở các châu huyện) lên hàng đầu trong số Lục tang. Điều này cho thấy các quy định về phòng chống quan lại tham nhũng trong luật thời Minh rất được xem trọng với mức xử phạt nghiêm minh. Ví dụ, trong điều luật Giám thủ tự đạo thương khố tiền lương quy định: “Phàm quan giám lâm chủ thủ lấy trộm tiền lương, đồ vật của kho khố, không phân thủ tòng, đều luận tội tham tang. . . Từ 1 quan đến 2 quan 500 văn, đánh 90 trượng; 5 quan, đánh 100 trượng. . . ;25 quan, đánh 100 trượng, lưu 3000 dặm; 40 quan, xử trảm” [2;37]. Trong phần Hình luật, Đại Minh luật đã đặt một mục riêng gọi là thụ tang (nhận tiền của hối lộ, chiếm dụng của công trái phép) với tổng số 11 điều, bao gồm: Quan lại thụ tài (Quan lại nhận tiền của), Tọa tang chí tội (Vướng vào tang vật đưa đến tội), Sự hậu thụ tài (Nhận tiền của sau khi xong việc), Hữu sự dĩ tài thỉnh cầu (Có việc đem tiền của thỉnh cầu), Tại quan cầu sách tá hóa nhân tài vật (Quan buộc mượn hàng hóa, tài vật của người); Gia nhân cầu sách (Để người nhà sách nhiễu tiền của), Phong hiến quan lại phạm tang (Phong hiến quan lại phạm tội ăn hối lộ), Nhân công thiện khoa liễm (Nhân việc công mà tự ý bắt dân đóng góp), Tư thu công hầu tài ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
So sánh quy định về xử phạt hành vi tham nhũng trong Quốc triều hình luật và Đại Minh luật JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2017, Vol. 62, No. 2, pp. 110-117 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn DOI: 10.18173/2354-1067.2017-0016 SO SÁNH QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT HÀNH VI THAM NHŨNG TRONG QUỐC TRIỀU HÌNH LUẬT VÀ ĐẠI MINH LUẬT Phan Ngọc Huyền Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Đại Minh luật và Quốc triều hình luật là hai bộ pháp điển quan trọng của vương triều Đại Minh và Đại Việt. Nghiên cứu các quy định về xử phạt hành vi tham nhũng trong bộ Đại Minh luật (thời Minh) và Quốc triều hình luật (thời Lê Sơ), có thể nhận thấy một số điểm tương đồng bên cạnh sự khác biệt về số lượng điều luật, phạm vi điều chỉnh và mức độ hình phạt. Bài viết này tập trung khảo cứu và so sánh các quy định về xử phạt hành vi tham nhũng của quan lại trong bộ Đại Minh luật và Quốc triều hình luật, thông qua đó góp phần nghiên cứu so sánh chính sách phòng chống tham nhũng trong lịch sử của các triều đại Việt Nam và Trung Quốc thời trung đại. Từ khóa: Tham nhũng, Quốc triều hình luật, Đại Minh luật, Xử phạt. 1. Mở đầu Phòng chống tham nhũng, giữ gìn sự trong sạch của chốn quan trường từ xưa đến nay luôn là một trong những vấn đề trăn trở của mỗi chính quyền nhà nước. Thời nào cũng vậy, muốn chống được tham nhũng thì trước hết phải có chế tài pháp luật. Trong bộ Quốc triều hình luật thời Lê Sơ, các quy định về xử phạt hành vi tham nhũng chiếm số lượng không ít. Điều này nếu so sánh với nội dung các quy định trong bộ Đại Minh luật thì thấy có nhiều điểm tương đồng bên cạnh những khác biệt về vị trí các điều luật và mức độ hình phạt. Cho đến nay, những nghiên cứu về quy định phòng chống tham nhũng qua từng bộ luật mới chỉ được đề cập đến qua một vài bài viết, tham luận khoa học. Chẳng hạn, khảo cứu về các quy định xử phạt hành vi tham nhũng trong Quốc triều hình luật mới có một số bài viết của Nguyễn Văn Thanh (2008) về Các quy định về phòng, chống tham nhũng trong bộ Quốc triều hình luật và những bài học cho công cuộc phòng, chống tham nhũng ở nước ta hiện nay; Phan Văn Báu (2013) về Quốc triều hình luật với việc đấu tranh phòng chống các tội phạm về tham nhũng hay Phan Ngọc Huyền (2015) về Khảo cứu về quy định chống tham nhũng trong Quốc triều hình luật. . . Đặc biệt hơn, cho đến nay chưa có bài viết nào tiến hành so sánh các quy định về xử phạt hành vi tham nhũng trong hai bộ Quốc triều hình luật thời Lê Sơ và Đại Minh luật thời Minh. Thông qua bài viết này, người viết hi vọng sẽ góp một phần nhỏ trong việc nghiên cứu vấn đề lập pháp về phòng chống tham nhũng trong lịch sử hai vương triều Lê Sơ và Đại Minh. Ngày nhận bài: 15/10/2016. Ngày nhận đăng: 20/3/2017 Liên hệ: Phan Ngọc Huyền, e-mail: huyenpn@hnue.edu.vn 110 So sánh quy định về xử phạt hành vi tham nhũng trong Quốc triều hình luật và Đại minh luật 2. 2.1. Nội dung nghiên cứu Quy định về xử phạt hành vi tham nhũng trong Đại Minh luật Đại Minh luật (tên gọi đầy đủ là Đại Minh luật tập giải phụ lệ) là bộ pháp điển quan trọng của vương triều Đại Minh được ban hành dưới thời Minh Thái Tổ (Chu Nguyên Chương). Bộ luật được biên soạn từ năm Ngô nguyên niên (1364) và trải qua 3 lần hiệu chỉnh vào các năm Hồng Vũ thứ 7 (1374), Hồng Vũ thứ 22 (1389) và Hồng Vũ thứ 30 (1397) mới hoàn thành. Đại Minh luật bao gồm 30 quyển, phân thành Danh lệ 01 quyển, Lại luật 02 quyển, Hộ luật 7 quyển, Lễ luật 02 quyển, Binh luật 05 quyển, Hình luật 11 quyển và Công luật 02 quyển, tổng cộng có 460 điều. Các điều luật về tội tham nhũng và xử phạt hành vi tham nhũng trong Đại Minh luật khá nhiều. Luật thời Minh có kế thừa danh mục Lục tang (chỉ các quy định về 6 loại hành vi phạm tội liên quan đến tham nhũng) của luật thời Đường song đã có sự cải biến. Đường luật quy tội thụ tang (tham ô, nhận tiền của trái pháp luật) bằng 6 hình thức phạm tội như sau: thụ tài uổng pháp (nhận tiền/của làm trái pháp luật), thụ tài bất uổng pháp (nhận tiền/của nhưng không làm trái pháp luật khi xét xử), thụ sở giám lâm (nhận tiền của của quan dân ở nơi đến công tác), cường đạo (cưỡng ép người khác để lấy tiền của), thiết đạo (ngầm chiếm đoạt của công), tọa tang (tham ô của công). Đại Minh luật lại phân Lục tang ra làm 6 loại: Giám thủ tang (quan giám lâm chủ thủ tham ô, ăn trộm của công do mình quản lí), thường nhân tang (quan lại cấp thấp hoặc người thường ăn trộm/chiếm đoạt của công), thiết đạo (ngầm tham ô, chiếm đoạt của công), uổng pháp tang (tham ô, nhận tiền của làm trái pháp luật), bất uổng pháp tang (tham ô, nhận tiền của làm trái pháp luật nhưng không làm trái pháp luật), tọa tang (tham ô của công). Đáng lưu ý là Đại Minh luật đã đặt hành vi tham ô, nhận hối lộ, ăn trộm của công của các giám thủ đạo/giám lâm chủ thủ (tức các quan viên nắm chức trách quản lí ở các châu huyện) lên hàng đầu trong số Lục tang. Điều này cho thấy các quy định về phòng chống quan lại tham nhũng trong luật thời Minh rất được xem trọng với mức xử phạt nghiêm minh. Ví dụ, trong điều luật Giám thủ tự đạo thương khố tiền lương quy định: “Phàm quan giám lâm chủ thủ lấy trộm tiền lương, đồ vật của kho khố, không phân thủ tòng, đều luận tội tham tang. . . Từ 1 quan đến 2 quan 500 văn, đánh 90 trượng; 5 quan, đánh 100 trượng. . . ;25 quan, đánh 100 trượng, lưu 3000 dặm; 40 quan, xử trảm” [2;37]. Trong phần Hình luật, Đại Minh luật đã đặt một mục riêng gọi là thụ tang (nhận tiền của hối lộ, chiếm dụng của công trái phép) với tổng số 11 điều, bao gồm: Quan lại thụ tài (Quan lại nhận tiền của), Tọa tang chí tội (Vướng vào tang vật đưa đến tội), Sự hậu thụ tài (Nhận tiền của sau khi xong việc), Hữu sự dĩ tài thỉnh cầu (Có việc đem tiền của thỉnh cầu), Tại quan cầu sách tá hóa nhân tài vật (Quan buộc mượn hàng hóa, tài vật của người); Gia nhân cầu sách (Để người nhà sách nhiễu tiền của), Phong hiến quan lại phạm tang (Phong hiến quan lại phạm tội ăn hối lộ), Nhân công thiện khoa liễm (Nhân việc công mà tự ý bắt dân đóng góp), Tư thu công hầu tài ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Quốc triều hình luật Đại Minh luật Xử phạt hành vi tham nhũng Chính sách phòng chống tham nhũng Đường Minh luật hợp biênTài liệu liên quan:
-
Giáo dục liêm chính, nhận thức liêm chính và đưa hối lộ ở thanh niên Việt Nam
10 trang 32 0 0 -
Tham nhũng chính sách: Nhận diện thực trạng
10 trang 31 0 0 -
Kinh nghiệm từ sách lược phòng, chống tham nhũng của Trung Quốc
9 trang 29 0 0 -
Phòng chống tham ô, tham nhũng thời Lê sơ
9 trang 25 0 0 -
Góp thêm ý kiến về giá trị của Bộ luật Hồng Đức
9 trang 19 0 0 -
Tăng cường trách nhiệm giải trình trong thực thi công vụ nhằm phòng ngừa tham nhũng
11 trang 19 0 0 -
15 trang 17 0 0
-
26 trang 16 0 0
-
9 trang 15 0 0
-
Tư tưởng về quyền con người trong quốc triều hình luật
7 trang 13 0 0