Danh mục

Stress tâm lý (Tâm lý y đức)

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 600.39 KB      Lượt xem: 3      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài học này cung cấp kiến thức toàn diện về Stress tâm lý, bao gồm khái niệm, dấu hiệu, nguyên nhân và tác động của Stress đến sức khỏe. Học viên sẽ tìm hiểu quá trình từ Stress tâm lý đến bệnh lý, cũng như mối liên hệ giữa Stress với gia đình, người bệnh nằm viện và cán bộ điều dưỡng. Bài học cũng đề cập đến tính chất, phương thức gây bệnh của Stress và các phương pháp giúp vượt qua Stress hiệu quả. Qua đó, học viên có thể áp dụng kiến thức để giảm thiểu tác động của Stress trong công tác chăm sóc sức khỏe và đời sống cá nhân.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Stress tâm lý (Tâm lý y đức) STRESS TÂM LÝMỤC TIÊU 1. Trình bày được khái niệm Stress, các dấu hiệu của Stress và các nguyên nhân gây ra Stress. 2. Trình bày được quá trình từ Stress tâm lý đến bệnh lý, gia đình và Stress tâmlý. 3. Trình bày được tính chất và phương thức gây bệnh của các Stress. 4. Trình bày được một số phương pháp vượt qua Stress. 5. Trình bày được các Stress với người bệnh nằm viện. 6. Trình bày được các Stress đối với cán bộ điều dưỡng trong công tác chăm sócsức khỏe người bệnh.NỘI DUNG1. Khái niệm Stress, các dấu hiệu và nguyên nhân gây ra Stress1.1. Khái niệm Stress - Stress là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong ngôn ngữ hàng ngày cũngnhư trong các phương tiện truyền thông. Có nhiều cách sử dụng khác nhau về khái niệmnày. - Stress đôi khi được dùng để chỉ một nguyên nhân, một tác nhân công kích làmcho cơ thể khó chịu, ví dụ như coi tiếng ồn là Stress chủ yếu ở các thành phố. Ngoài ra,thuật ngữ Stress còn dùng để chỉ hậu quả của tác nhân công kích ví dụ như: “Tôi bịStress vì tiếng ồn của thành phố”. - Trong y học, trong tâm lý học, các nhà tâm lý chú ý nhiều hơn đến trạng tháiStress trước tác nhân kích thích là yếu tố tâm lý hay yếu tố xã hội và gọi chung là Stresstâm lý. - Như vậy, khi nói đến Stress thì thường được đề cập đến hai vấn đề đó là: + Tác nhân gây nên Stress và phản ứng của cơ thể trước các tác nhân đó.Tác nhân gây nên Stress là sự tấn công hay kích thích. Các tác nhân này rất đa dạng, cóthể là tác nhân vật lý, hoá chất, tác nhân tâm lý – cảm xúc, tác nhân tâm lý – xã hội. + Thành phần thứ hai của Stress là phản ứng của cơ thể trước các tác độnghay kích thích. Phản ứng của cơ thể bao gồm cả phản ứng sinh lý và phản ứng tâm lý,thường không mang tính đặc hiệu như tăng nhịp tim, tăng huyết áp, teo tuyến thượngthận…mặc dù có thể mang tính đặc hiệu trong một vài trường hợp như vã mồ hôi khinói. - Tóm lại: Stress (tâm chấn – sang chấn tâm lý) là những phản ứng sinh họckhông đặc thù của cơ thể. Nói một cách khác, đó là những biến đổi lý học, hoá học, sinhhọc của con người đối với những thay đổi liên tục và không ngừng của môi trường sống,trong đó môi trường tâm lý có vai trò cực kỳ quan trọng. - Stress tâm lý có thể là Stress dương tính (đó là đáp ứng của cá nhân trước cáckích thích tâm lý tích cực), có thể là Stress âm tính (là đáp ứng của cá nhân trước cáckích thích tâm lý tiêu cực). 641.2. Các dấu hiệu của Stress Khi bị Stress, con người có những triệu chứng lâm sàng như chóng mặt, đổ mồhôi, đau lưng và mệt mỏi. Cá nhân có thêr cảm thấy bị kích động, luôn luôn mệt hoặckhông chú ý. Những triệu chứng này có thể dẫn đến bệnh tim, cao huyết áp, loét dạdày… Những dấu hiệu này biểu hiện cụ thể như sau:1.2.1. Những dấu hiệu về mặt tâm lý - Hay cáu giận, khó tính. - Lo lắng, chán nản, buồn rầu. - Gây gổ, gây sự, hung hăng. - Sống khép mình, không thích tiếp xúc với mọi người xung quanh. - Hút thuốc, uống rượu nhiều hơn. - Bỏ nhà đi lang thang.1.2.2. Những dấu hiệu về thực thể - Tim mạch: Nhịp tim nhanh, huyết áp tăng. - Hô hấp: Thở nhanh. - Sinh dục: Khả năng sinh dục giảm. - Thần kinh: Nhức đầu, mệt mỏi, mất ngủ, suy nghĩ miên man. - Tiêu hoá: Miệng khô, chán ăn, ăn không ngon. - Cơ khớp: Đau các khớp. - Nếu nặng có thể có các rối loạn tâm thần.1.2.3. Những hậu quả của stress: Stress có thể gây ra hậu quả tích cực và hậu quả tiêu cực cụ thể như sau: - Hậu quả tiêu cực: + Mức độ nhẹ có thể gây mệt mỏi, căng thẳng, lo âu, giảm khả năng tậptrung chú ý, rối loạn trí nhớ, rối loạn giấc ngủ. + Mức độ trung bình là có thể gây rối loạn tâm căn như tâm căn lo âu, tâmcăn suy nhược. + Mức độ nặng có thể gây rối loạn tâm thể (bệnh cơ thể tâm sinh) như caohuyết áp, loét dạ dày, gây rối loạn tâm thần như hội chứng Stress sau sang chấn. - Hậu quả tích cực: + Nói chung, phản ứng của cơ thể trước tác động của Stress là sự huy độngsức đề kháng và khả năng thích nghi của cơ thể. + Stress cũng là yếu tố tạo động cơ thúc đẩy cá nhân phát triển, phát huynăng lực tiềm tàng của bản thân.1.3. Những nguyên nhân gây Stress1.3.1. Nguyên nhân chính - Xung đột giữa nhân cách và môi trường xunh quanh: Ví dụ: Quá trình dồn ép những tác động tâm lý (do môi trường sinh hoạt) gây nêntrạng thái lo âu, căng thẳng, khó chịu…vào vùng vô thức. Cá nhân cố quên đi nhưngnhững tác động tâm lý vẫn tồn tại và chi phối mọi hoạt động của cá nhân. Do đó, vớinhững nhân cách không bình thường thì luôn ở trong tình trạng phải dồn nén. 65 - Mâu thuẫn giữa quyền lợi cá nhân và yêu cầu xã hội, đặc biệt là xung quanhvấn đề kinh tế, vỡ nợ, khó khăn về kinh tế. - Mâu thuẫn kéo dài trong công tác ở cơ quan: + Mất việc làm, bị đuổi việc, thải hồi. + Về hưu, thay đổi điều kiện công tác. + Mâu thuẫn với cấp trên, với đồng nghiệp, bị cấp trên khiển trách. - Mâu thuẫn trong đời sống cá nhân gia đình: + Bệnh tật, tang tóc của người thân. + Con bỏ nhà đi lang thang, hư hỏng, tù tội. + Có thai ngoài hôn nhân, bố mẹ bất hoà, ly hôn.1.3.2. Những yếu tố thuận lợi Tâm chấn có thể gây nên bệnh tật hay không còn tuỳ thuộc vào các yếu tố thuậnlợi nhất định. Thường là những người có một trong các yếu tố sau: - Nhân cách yếu. - Những người mắc bệnh nhiễm khuẩn mạn tính. - Thiếu ngủ lâu ngày. - Lao động trí óc quá căng thẳng. - Cuộc sống căng ...

Tài liệu được xem nhiều: