Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong dạy học toán ở trường phổ thông
Số trang: 12
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.19 MB
Lượt xem: 15
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết này trình bày tổng quan về một số loại câu hỏi trắc nghiệm khách quan thông dụng và ưu nhược điểm của chúng. Tiếp đó, tác giả làm rõ các mục tiêu của việc sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong dạy học môn Toán ở trường phổ thông, cụ thể là sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong khi triển khai một tổ chức didactic nhằm truyền thụ một tổ chức toánhọc cho học sinh. Cuối cùng, tác giả sẽ minh họa việc giới thiệu và sử dụng các câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong một số sách giáo khoa Toán của Pháp và Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong dạy học toán ở trường phổ thông TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION TẠP CHÍ KHOA HỌC JOURNAL OF SCIENCE KHOA HỌC GIÁO DỤC EDUCATION SCIENCE ISSN: 1859-3100 Tập 15, Số 4 (2018): 17-28 Vol. 15, No. 4 (2018): 17-28 Email: tapchikhoahoc@hcmue.edu.vn; Website: http://tckh.hcmue.edu.vn SỬ DỤNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN TRONG DẠY HỌC TOÁN Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG Nguyễn Thị Nga* Khoa Toán - Tin học – Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh Ngày nhận bài: 17-8-2017; ngày nhận bài sửa: 23-10-2017; ngày duyệt đăng: 23-4-2018 TÓM TẮT Bài báo này trình bày tổng quan về một số loại câu hỏi trắc nghiệm khách quan thông dụng và ưu nhược điểm của chúng. Tiếp đó, chúng tôi làm rõ các mục tiêu của việc sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong dạy học môn Toán ở trường phổ thông, cụ thể là sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong khi triển khai một tổ chức didactic nhằm truyền thụ một tổ chức toán học cho học sinh. Cuối cùng, chúng tôi sẽ minh họa việc giới thiệu và sử dụng các câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong một số sách giáo khoa Toán của Pháp và Việt Nam. Từ khóa: trắc nghiệm khách quan, dạy học toán, tổ chức didactic. ABSTRACT Using objective multiple choice questions in teaching mathematics in high schools This paper presents an overview of some of the most common types of objective mulitiple choice questions and their advantages and disadvantages. Next, we clarify the objectives of using the multiple-choice questions in teaching mathematics in high school, in particular the use of multiple-choice questions in the development of a didactic organization in order to transmit a mathematical organization to students. Finally, we will illustrate the introduction and use of multiple-choice questions in several French and Vietnamese mathematics textbooks. Keywords: mulitiple-choice questions, teaching mathematics, didactic organization. 1. Câu hỏi trắc nghiệm khách quan là gì? Trắc nghiệm là một loại dụng cụ đo lường khả năng của người học. Luận đề và trắc nghiệm khách quan đều là những phương tiện kiểm tra khả năng học tập, và cả hai đều là trắc nghiệm (test). Trong đó, câu hỏi thuộc loại luận đề đòi hỏi thí sinh phải tự mình soạn câu trả lời và diễn tả nó bằng ngôn ngữ của chính mình còn một câu hỏi trắc nghiệm khách quan buộc thí sinh phải chọn câu trả lời đúng nhất trong một số câu đã cho sẵn. Trắc nghiệm khách quan là phương pháp kiểm tra, đánh giá bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan (gọi tắt là CHTN). Đề thi thường bao gồm rất nhiều câu hỏi, mỗi câu hỏi nêu lên vấn đề và cho những thông tin cần thiết để thí sinh có thể trả lời một cách ngắn gọn. (Lâm Quang Thiệp (2011), tr.20,21) * Email: ngant@hcmup.edu.vn 17 TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 15, Số 4 (2018): 17-28 Theo từ điển Petit Larousse (2005), trắc nghiệm khách quan là một bộ câu hỏi kiểm tra, trong đó mỗi câu hỏi được đưa ra có nhiều phương án trả lời và phải lựa chọn câu trả lời đúng. Cụ thể hơn, Dieudonné Leclercq đề xuất một định nghĩa về câu hỏi trắc nghiệm khách quan như sau: “Một câu hỏi mà học sinh trả lời bằng cách chọn (ít nhất) một trong số những phương án được đề xuất, mỗi phương án được đánh giá chính xác hoặc không chính xác (bởi người xây dựng bài kiểm tra và bởi sự đồng thuận giữa các chuyên gia) độc lập với học sinh phải trả lời câu hỏi đó.” (Leclercq, 1986). 2. Các loại câu hỏi trắc nghiệm thông dụng Các CHTN có thể đặt dưới nhiều hình thức khác nhau. Mỗi hình thức có những ưu khuyết điểm riêng, vấn đề quan trọng là người soạn thảo biết công dụng của mỗi loại để lựa chọn hình thức phù hợp nhất cho mục đích mà mình dự kiến. Theo tác giả Dương Thiệu Tống (2005), sau đây là một số hình thức CHTN thông dụng nhất. 2.1. Loại CHTN Đúng- Sai Loại này được trình bày dưới dạng một câu phát biểu và HS phải trả lời bằng cách lựa chọn Đúng (Đ) hay Sai (S). Mặc dù đây là loại câu hỏi đơn giản nhưng nó cho phép làm việc trên tất cả những sai lầm mà học sinh (HS) có thể có về các khái niệm khác nhau. 2.2. Loại CHTN nhiều lựa chọn Câu hỏi thuộc loại nhiều lựa chọn (multiple choice) gồm có hai phần: phần “gốc” và phần “lựa chọn”. Phần gốc là một câu phát biểu căn bản, gọi là câu dẫn hoặc câu hỏi. Phần lựa chọn gồm một số (thường là 4 hay 5) câu trả lời hay câu bổ túc để cho HS lựa chọn. Ở đây, HS phải chọn ra phương án được dự định cho là đúng, hay đúng nhất, những phương án còn lại là các phương án nhiễu. 2.3. Loại đối chiếu cặp đôi Loại đối chiếu cặp đôi (matching) là một dạng đặc biệt của hình thức trắc nghiệm nhiều lựa chọn. HS phải chọn, trong cùng một tập hợp các lựa chọn, câu nào hay từ nào phù hợp nhất với mỗi CHTN đã cho. 2.4. Loại câu điền khuyết Các câu điền khuyết (completion items) có thể có hai dạng. Chúng có thể là những câu hỏi với giải đáp ngắn hay cũng có thể gồm những câu phát biểu với một hay nhiều chỗ để trống để HS điền vào bằng một từ hay một nhóm từ ngắn. Có thể sử dụng CHTN ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong dạy học toán ở trường phổ thông TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION TẠP CHÍ KHOA HỌC JOURNAL OF SCIENCE KHOA HỌC GIÁO DỤC EDUCATION SCIENCE ISSN: 1859-3100 Tập 15, Số 4 (2018): 17-28 Vol. 15, No. 4 (2018): 17-28 Email: tapchikhoahoc@hcmue.edu.vn; Website: http://tckh.hcmue.edu.vn SỬ DỤNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN TRONG DẠY HỌC TOÁN Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG Nguyễn Thị Nga* Khoa Toán - Tin học – Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh Ngày nhận bài: 17-8-2017; ngày nhận bài sửa: 23-10-2017; ngày duyệt đăng: 23-4-2018 TÓM TẮT Bài báo này trình bày tổng quan về một số loại câu hỏi trắc nghiệm khách quan thông dụng và ưu nhược điểm của chúng. Tiếp đó, chúng tôi làm rõ các mục tiêu của việc sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong dạy học môn Toán ở trường phổ thông, cụ thể là sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong khi triển khai một tổ chức didactic nhằm truyền thụ một tổ chức toán học cho học sinh. Cuối cùng, chúng tôi sẽ minh họa việc giới thiệu và sử dụng các câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong một số sách giáo khoa Toán của Pháp và Việt Nam. Từ khóa: trắc nghiệm khách quan, dạy học toán, tổ chức didactic. ABSTRACT Using objective multiple choice questions in teaching mathematics in high schools This paper presents an overview of some of the most common types of objective mulitiple choice questions and their advantages and disadvantages. Next, we clarify the objectives of using the multiple-choice questions in teaching mathematics in high school, in particular the use of multiple-choice questions in the development of a didactic organization in order to transmit a mathematical organization to students. Finally, we will illustrate the introduction and use of multiple-choice questions in several French and Vietnamese mathematics textbooks. Keywords: mulitiple-choice questions, teaching mathematics, didactic organization. 1. Câu hỏi trắc nghiệm khách quan là gì? Trắc nghiệm là một loại dụng cụ đo lường khả năng của người học. Luận đề và trắc nghiệm khách quan đều là những phương tiện kiểm tra khả năng học tập, và cả hai đều là trắc nghiệm (test). Trong đó, câu hỏi thuộc loại luận đề đòi hỏi thí sinh phải tự mình soạn câu trả lời và diễn tả nó bằng ngôn ngữ của chính mình còn một câu hỏi trắc nghiệm khách quan buộc thí sinh phải chọn câu trả lời đúng nhất trong một số câu đã cho sẵn. Trắc nghiệm khách quan là phương pháp kiểm tra, đánh giá bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan (gọi tắt là CHTN). Đề thi thường bao gồm rất nhiều câu hỏi, mỗi câu hỏi nêu lên vấn đề và cho những thông tin cần thiết để thí sinh có thể trả lời một cách ngắn gọn. (Lâm Quang Thiệp (2011), tr.20,21) * Email: ngant@hcmup.edu.vn 17 TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 15, Số 4 (2018): 17-28 Theo từ điển Petit Larousse (2005), trắc nghiệm khách quan là một bộ câu hỏi kiểm tra, trong đó mỗi câu hỏi được đưa ra có nhiều phương án trả lời và phải lựa chọn câu trả lời đúng. Cụ thể hơn, Dieudonné Leclercq đề xuất một định nghĩa về câu hỏi trắc nghiệm khách quan như sau: “Một câu hỏi mà học sinh trả lời bằng cách chọn (ít nhất) một trong số những phương án được đề xuất, mỗi phương án được đánh giá chính xác hoặc không chính xác (bởi người xây dựng bài kiểm tra và bởi sự đồng thuận giữa các chuyên gia) độc lập với học sinh phải trả lời câu hỏi đó.” (Leclercq, 1986). 2. Các loại câu hỏi trắc nghiệm thông dụng Các CHTN có thể đặt dưới nhiều hình thức khác nhau. Mỗi hình thức có những ưu khuyết điểm riêng, vấn đề quan trọng là người soạn thảo biết công dụng của mỗi loại để lựa chọn hình thức phù hợp nhất cho mục đích mà mình dự kiến. Theo tác giả Dương Thiệu Tống (2005), sau đây là một số hình thức CHTN thông dụng nhất. 2.1. Loại CHTN Đúng- Sai Loại này được trình bày dưới dạng một câu phát biểu và HS phải trả lời bằng cách lựa chọn Đúng (Đ) hay Sai (S). Mặc dù đây là loại câu hỏi đơn giản nhưng nó cho phép làm việc trên tất cả những sai lầm mà học sinh (HS) có thể có về các khái niệm khác nhau. 2.2. Loại CHTN nhiều lựa chọn Câu hỏi thuộc loại nhiều lựa chọn (multiple choice) gồm có hai phần: phần “gốc” và phần “lựa chọn”. Phần gốc là một câu phát biểu căn bản, gọi là câu dẫn hoặc câu hỏi. Phần lựa chọn gồm một số (thường là 4 hay 5) câu trả lời hay câu bổ túc để cho HS lựa chọn. Ở đây, HS phải chọn ra phương án được dự định cho là đúng, hay đúng nhất, những phương án còn lại là các phương án nhiễu. 2.3. Loại đối chiếu cặp đôi Loại đối chiếu cặp đôi (matching) là một dạng đặc biệt của hình thức trắc nghiệm nhiều lựa chọn. HS phải chọn, trong cùng một tập hợp các lựa chọn, câu nào hay từ nào phù hợp nhất với mỗi CHTN đã cho. 2.4. Loại câu điền khuyết Các câu điền khuyết (completion items) có thể có hai dạng. Chúng có thể là những câu hỏi với giải đáp ngắn hay cũng có thể gồm những câu phát biểu với một hay nhiều chỗ để trống để HS điền vào bằng một từ hay một nhóm từ ngắn. Có thể sử dụng CHTN ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Câu hỏi trắc nghiệm khách quan Các loại câu hỏi trắc nghiệm thông dụng Dạy học toán Tổ chức didactic Ưu điểm của câu hỏi trắc nghiệm khách quan Nhược điểm của câu hỏi trắc nghiệm khách quanTài liệu cùng danh mục:
-
9 trang 574 5 0
-
4 trang 489 10 0
-
14 trang 435 0 0
-
Một số vấn đề tự chủ của trường Cao đẳng Cộng đồng
6 trang 366 0 0 -
13 trang 350 1 0
-
Nghiên cứu hệ thống tự động chấm điểm bài thi trắc nghiệm ứng dụng xử lý ảnh
3 trang 304 0 0 -
Những phẩm chất hiệu quả của người giáo viên: Phần 1
52 trang 297 0 0 -
6 trang 293 1 0
-
3 trang 293 0 0
-
2 trang 284 2 0
Tài liệu mới:
-
108 trang 0 0 0
-
35 trang 0 0 0
-
Giải quyết vấn đề với ISP rogue
3 trang 1 0 0 -
27 trang 0 0 0
-
83 trang 0 0 0
-
Giáo án địa lý 7 - BÀI 9: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở ĐỚI NÓNG
7 trang 0 0 0 -
7 trang 1 0 0
-
Để không mất tiền oan vì mạng xã hội
10 trang 0 0 0 -
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phát huy hiệu quả giáo dục môi trường trong tiết dạy sinh học 7
18 trang 0 0 0 -
Tìm hiểu đôi nét về văn hóa trong công ti Hàn Quốc
5 trang 2 0 0