Sự phát triển của quan điểm kiến tạo xã hội về giáo dục: Nhìn từ mối liên hệ với sự phát triển của khoa học thời kì khai sáng ở Châu Âu
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 682.39 KB
Lượt xem: 6
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết này được thực hiện cho thấy một cách tiếp cận mới về sự hình thành và phát triển của quan điểm kiến tạo xã hội dựa trên quan điểm lịch sử với hoạt động liên hệ đến sự phát triển của khoa học thời kì Khai sáng ở châu Âu. Bài viết có ý nghĩa giúp cho các nhà giáo dục trong việc nắm bắt, theo đuổi hoặc xây dựng những quan điểm giáo dục và thiết kế nên những chương trình, bài học hợp lí, qua đó thúc đẩy sự phát triển giáo dục trong thực tiễn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sự phát triển của quan điểm kiến tạo xã hội về giáo dục: Nhìn từ mối liên hệ với sự phát triển của khoa học thời kì khai sáng ở Châu Âu HNUE JOURNAL OF SCIENCE Educational Sciences, 2018, Volume 63, Issue 5, pp. 146-152 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn DOI: 10.18173/2354-1075.2018-0071 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA QUAN ĐIỂM KIẾN TẠO XÃ HỘI VỀ GIÁO DỤC: NHÌN TỪ MỐI LIÊN HỆ VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC THỜI KÌ KHAI SÁNG Ở CHÂU ÂU Ngô Vũ Thu Hằng Khoa Giáo dục Tiểu học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Quan điểm kiến tạo xã hội đã và đang được nghiên cứu, vận dụng vào trong thực tế đổi mới giáo dục ở nhà trường bậc phổ thông lẫn bậc đại học ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Cho đến nay vẫn còn thiếu vắng những nghiên cứu đầy đủ về sự phát triển của quan điểm kiến tạo xã hội đặt trong mối liên hệ với sự phát triển của khoa học. Điều này khiến cho việc nhìn nhận toàn diện, thấu đáo quan điểm kiến tạo xã hội bị hạn chế. Bài viết này được thực hiện cho thấy một cách tiếp cận mới về sự hình thành và phát triển của quan điểm kiến tạo xã hội dựa trên quan điểm lịch sử với hoạt động liên hệ đến sự phát triển của khoa học thời kì Khai sáng ở châu Âu. Bài viết có ý nghĩa giúp cho các nhà giáo dục trong việc nắm bắt, theo đuổi hoặc xây dựng những quan điểm giáo dục và thiết kế nên những chương trình, bài học hợp lí, qua đó thúc đẩy sự phát triển giáo dục trong thực tiễn. Từ khóa: Kiến tạo xã hội, khoa học, dạy học, giáo dục, Khai sáng. 1. Mở đầu Quan điểm kiến tạo xã hội (KTXH) vẫn đang được nghiên cứu và vận dụng vào trong thực tế đổi mới chương trình và hoạt động dạy học (DH) tại nhà trường bậc phổ thông lẫn bậc đại học ở Việt Nam cũng như trên thế giới [1-4]. Nhiều công trình nghiên cứu trình bày quá trình phát triển của quan điểm KTXH theo chuyên ngành dọc, gắn liền với các quan điểm về hành vi, nhận thức, đặc biệt là từ quan điểm kiến tạo căn bản. Trong khi đó, khoa học (KH) cho rằng sự phát triển của bất cứ lí thuyết, KH nào cũng không thể tách rời khỏi bối cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội hay tư tưởng gắn liền với quan điểm triết học của người tạo ra hay người theo đuổi nó. Thế nhưng, cho đến nay vẫn còn thiếu vắng những nghiên cứu đầy đủ về sự phát triển của quan điểm KTXH trong mối liên hệ với sự phát triển của KH. Điều này khiến cho việc nhìn nhận toàn diện, thấu đáo quan điểm KTXH bị hạn chế, ảnh hưởng phần nào đến sự vận dụng hiệu quả quan điểm này trong thực tế DH. Trong khi đó, không khó để nhận thấy sự ra đời và phát triển của quan điểm KTXH có mối liên hệ mật thiết với sự phát triển của khoa học (KH) ở châu Âu thế kỉ XVII, XVIII. Hay nói cách khác, chính sự phát triển của KH thời kì Khai sáng ở châu Âu đã tác động rất nhiều đến việc hình thành niềm tin, tư tưởng, triết lí của các nhà KTXH tiên phong. Bài báo này được thực hiện trong nỗ lực kết nối nhằm làm rõ mối quan hệ giữa sự hình thành và phát triển của quan điểm KTXH với sự phát triển của KH trong lịch sử. Nó nhằm trả lời cho câu hỏi: Sự phát triển của khoa học ở châu Âu thế kỉ XVII, XVIII đã ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển các quan điểm KTXH như thế nào? Ngày nhận bài: 19/2/2018. Ngày sửa bài: 19/3/2018. Ngày nhận đăng: 20/4/2018. Tác giả liên hệ: Ngô Vũ Thu Hằng. Địa chỉ e-mail: hangnvt@hnue.edu.vn 146 Sự phát triển của quan điểm kiến tạo xã hội về giáo dục: nhìn từ mối liên hệ với sự phát triển… Để trả lời câu hỏi đó, tác giả đã sử dụng các phương pháp hồi cứu, liên hệ, phân tích, tổng hợp dựa trên những tài liệu thu thập liên quan đến lý thuyết KTXH cũng như về sự phát triển của KH ở châu Âu thế kỉ XVII, XVIII. Cụ thể trong bài báo này, tác giả hệ thống hóa lại một số vấn đề lí thuyết của quan điểm KTXH, trình bày tổng quan về giáo dục (GD) “bản chất KH” [5], [6] theo cách tiếp cận lịch sử gắn liền với sự phát triển của KH thời kì Khai sáng ở châu Âu, qua đó tác giả làm rõ ảnh hưởng của sự phát triển KH lên sự hình thành và phát triển các quan điểm KTXH về DH. Bài báo có ý nghĩa đóng góp thêm những tri thức KH mới về mối liên hệ mật thiết giữa quan điểm KTXH về DH với sự phát triển của KH, giúp cho các nhà GD có cái nhìn thấu đáo, toàn diện và đúng đắn hơn về quan điểm KTXH để từ đó có thể có những phương hướng hành động phù hợp nhằm thúc đẩy GD trong thực tiễn. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Quan điểm KTXH về DH DH theo quan điểm KTXH có tính phức hợp cao. Quan điểm KTXH về hoạt động học có 5 nguyên lí chính [1-3] đó là: i. Hoạt động học có tính xã hội (Learning is social): Nguyên lí này đòi hỏi học sinh (HS) học tập trong sự tương tác với giáo viên (GV) hay với bạn học gắn liền với sự tích cực chia sẻ ý kiến, tranh luận, hợp tác với nhau. Do đó, hình thức học theo nhóm được đề cao và đưa vào vận dụng. ii. Kiến thức được xây dựng dựa trên sự trải nghiệm/kinh nghiệm của người học (Knowledge is experience-based): Nguyên lí này được hiểu là kiến thức, kinh nghiệm/trải nghiệm sẵn có của người học chính là “tài nguyên” cần được khai thác và làm giàu lên qua hoạt động học, giúp ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sự phát triển của quan điểm kiến tạo xã hội về giáo dục: Nhìn từ mối liên hệ với sự phát triển của khoa học thời kì khai sáng ở Châu Âu HNUE JOURNAL OF SCIENCE Educational Sciences, 2018, Volume 63, Issue 5, pp. 146-152 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn DOI: 10.18173/2354-1075.2018-0071 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA QUAN ĐIỂM KIẾN TẠO XÃ HỘI VỀ GIÁO DỤC: NHÌN TỪ MỐI LIÊN HỆ VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC THỜI KÌ KHAI SÁNG Ở CHÂU ÂU Ngô Vũ Thu Hằng Khoa Giáo dục Tiểu học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Quan điểm kiến tạo xã hội đã và đang được nghiên cứu, vận dụng vào trong thực tế đổi mới giáo dục ở nhà trường bậc phổ thông lẫn bậc đại học ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Cho đến nay vẫn còn thiếu vắng những nghiên cứu đầy đủ về sự phát triển của quan điểm kiến tạo xã hội đặt trong mối liên hệ với sự phát triển của khoa học. Điều này khiến cho việc nhìn nhận toàn diện, thấu đáo quan điểm kiến tạo xã hội bị hạn chế. Bài viết này được thực hiện cho thấy một cách tiếp cận mới về sự hình thành và phát triển của quan điểm kiến tạo xã hội dựa trên quan điểm lịch sử với hoạt động liên hệ đến sự phát triển của khoa học thời kì Khai sáng ở châu Âu. Bài viết có ý nghĩa giúp cho các nhà giáo dục trong việc nắm bắt, theo đuổi hoặc xây dựng những quan điểm giáo dục và thiết kế nên những chương trình, bài học hợp lí, qua đó thúc đẩy sự phát triển giáo dục trong thực tiễn. Từ khóa: Kiến tạo xã hội, khoa học, dạy học, giáo dục, Khai sáng. 1. Mở đầu Quan điểm kiến tạo xã hội (KTXH) vẫn đang được nghiên cứu và vận dụng vào trong thực tế đổi mới chương trình và hoạt động dạy học (DH) tại nhà trường bậc phổ thông lẫn bậc đại học ở Việt Nam cũng như trên thế giới [1-4]. Nhiều công trình nghiên cứu trình bày quá trình phát triển của quan điểm KTXH theo chuyên ngành dọc, gắn liền với các quan điểm về hành vi, nhận thức, đặc biệt là từ quan điểm kiến tạo căn bản. Trong khi đó, khoa học (KH) cho rằng sự phát triển của bất cứ lí thuyết, KH nào cũng không thể tách rời khỏi bối cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội hay tư tưởng gắn liền với quan điểm triết học của người tạo ra hay người theo đuổi nó. Thế nhưng, cho đến nay vẫn còn thiếu vắng những nghiên cứu đầy đủ về sự phát triển của quan điểm KTXH trong mối liên hệ với sự phát triển của KH. Điều này khiến cho việc nhìn nhận toàn diện, thấu đáo quan điểm KTXH bị hạn chế, ảnh hưởng phần nào đến sự vận dụng hiệu quả quan điểm này trong thực tế DH. Trong khi đó, không khó để nhận thấy sự ra đời và phát triển của quan điểm KTXH có mối liên hệ mật thiết với sự phát triển của khoa học (KH) ở châu Âu thế kỉ XVII, XVIII. Hay nói cách khác, chính sự phát triển của KH thời kì Khai sáng ở châu Âu đã tác động rất nhiều đến việc hình thành niềm tin, tư tưởng, triết lí của các nhà KTXH tiên phong. Bài báo này được thực hiện trong nỗ lực kết nối nhằm làm rõ mối quan hệ giữa sự hình thành và phát triển của quan điểm KTXH với sự phát triển của KH trong lịch sử. Nó nhằm trả lời cho câu hỏi: Sự phát triển của khoa học ở châu Âu thế kỉ XVII, XVIII đã ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển các quan điểm KTXH như thế nào? Ngày nhận bài: 19/2/2018. Ngày sửa bài: 19/3/2018. Ngày nhận đăng: 20/4/2018. Tác giả liên hệ: Ngô Vũ Thu Hằng. Địa chỉ e-mail: hangnvt@hnue.edu.vn 146 Sự phát triển của quan điểm kiến tạo xã hội về giáo dục: nhìn từ mối liên hệ với sự phát triển… Để trả lời câu hỏi đó, tác giả đã sử dụng các phương pháp hồi cứu, liên hệ, phân tích, tổng hợp dựa trên những tài liệu thu thập liên quan đến lý thuyết KTXH cũng như về sự phát triển của KH ở châu Âu thế kỉ XVII, XVIII. Cụ thể trong bài báo này, tác giả hệ thống hóa lại một số vấn đề lí thuyết của quan điểm KTXH, trình bày tổng quan về giáo dục (GD) “bản chất KH” [5], [6] theo cách tiếp cận lịch sử gắn liền với sự phát triển của KH thời kì Khai sáng ở châu Âu, qua đó tác giả làm rõ ảnh hưởng của sự phát triển KH lên sự hình thành và phát triển các quan điểm KTXH về DH. Bài báo có ý nghĩa đóng góp thêm những tri thức KH mới về mối liên hệ mật thiết giữa quan điểm KTXH về DH với sự phát triển của KH, giúp cho các nhà GD có cái nhìn thấu đáo, toàn diện và đúng đắn hơn về quan điểm KTXH để từ đó có thể có những phương hướng hành động phù hợp nhằm thúc đẩy GD trong thực tiễn. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Quan điểm KTXH về DH DH theo quan điểm KTXH có tính phức hợp cao. Quan điểm KTXH về hoạt động học có 5 nguyên lí chính [1-3] đó là: i. Hoạt động học có tính xã hội (Learning is social): Nguyên lí này đòi hỏi học sinh (HS) học tập trong sự tương tác với giáo viên (GV) hay với bạn học gắn liền với sự tích cực chia sẻ ý kiến, tranh luận, hợp tác với nhau. Do đó, hình thức học theo nhóm được đề cao và đưa vào vận dụng. ii. Kiến thức được xây dựng dựa trên sự trải nghiệm/kinh nghiệm của người học (Knowledge is experience-based): Nguyên lí này được hiểu là kiến thức, kinh nghiệm/trải nghiệm sẵn có của người học chính là “tài nguyên” cần được khai thác và làm giàu lên qua hoạt động học, giúp ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kiến tạo xã hội Sự phát triển của quan điểm kiến tạo xã hội Kiến tạo xã hội về giáo dục Thời kì khai sáng ở Châu Âu Phát triển giáo dụcTài liệu liên quan:
-
18 trang 130 0 0
-
Tìm hiểu quá trình cải cách giáo dục ở Cộng hòa nhân dân Trung Hoa thời kỳ 1978-2003: Phần 1
180 trang 46 0 0 -
15 trang 44 0 0
-
6 trang 38 0 0
-
8 trang 36 0 0
-
9 trang 36 0 0
-
15 trang 35 0 0
-
Sinh viên sư phạm - Giáo dục bản sắc dân tộc: Phần 1
35 trang 33 0 0 -
143 trang 31 0 0
-
3 trang 30 0 0