Danh mục

Sưu tập và bảo tồn các loài nấm ăn và nấm dược liệu ở vùng Thất Sơn, An Giang

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.26 MB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (16 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Sưu tập và bảo tồn các loài nấm ăn và nấm dược liệu ở vùng Thất Sơn, An Giang trình bày việc thu thập mẫu nấm lớn, lập bộ sưu tập ảnh các loài nấm của vùng Thất Sơn, lưu trữ nấm dạng khô, dạng tươi trong formol và dạng tơ trong ống nghiệm đối với những loài phân lập được; Định danh, khảo sát độc tính cấp và phân lập các mẫu nấm ăn được hoặc có giá trị dược liệu dựa vào việc người dân địa phương thường sử dụng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sưu tập và bảo tồn các loài nấm ăn và nấm dược liệu ở vùng Thất Sơn, An Giang Tuyển tập Hội nghị Nấm học Toàn quốc lần thứ 4 doi: 10.15625/vap.2022.0140 SƯU TẬP VÀ BẢO TỒN CÁC LOÀI NẤM ĂN VÀ NẤM DƯỢC LIỆU Ở VÙNG THẤT SƠN, AN GIANG Hồ Thị Thu Ba*, Nguyễn Khắc Chung Thẩm Khoa Nông nghiệp và Tài nguyên Thiên nhiên, Trường Đại học An Giang Email: httba@agu.edu.vn TÓM TẮT Đề tài sưu tập và bảo tồn các loài nấm ăn và nấm dược liệu ở vùng Thất Sơn, An Giang được thực hiện từ 3/2015 đến 3/2016. Đề tài đã thu được 28 loài nấm hoang dại trong đó chọn được 5 loài nấm người dân sử dụng và định danh được 4 loài nấm gồm nấm Linh chi tầng Ganoderma applanaium, nấm Vân chi Trametes elegans, nấm Thượng hoàng Phellinus sp., nấm Dai Lentinus squarrosulus. Riêng nấm Mộc bá huê là loài nấm hoang dại mới nên chưa có tài liệu mô tả mặc dù loài nấm này đã được người dân sử dụng rộng rãi. Sau khi xác định độc tính cấp các mẫu nấm Linh chi tầng, Vân chi, Thượng hoàng, nấm Dai và Mộc bá huê đều không gây độc tính cấp trên chuột nghiên cứu. Sau đó tất cả 5 loài nấm này được phân lập để giữ giống trên môi trường PDA. Kết quả phân lập được 4 loài gồm nấm Linh chi tầng, nấm Vân chi, nấm Thượng hoàng, nấm Dai tạo được tơ trong ống nghiệm, riêng nấm Mộc bá huê chưa tạo được tơ trong ống nghiệm trên môi trường PDA. Từ khóa: Nấm hoang dại vùng Thất Sơn, nấm Thượng hoàng, nấm Linh chi tầng, nấm Dai, nấm Vân chi. 1. GIỚI THIỆU Trên thế giới, từ những năm 1960 đến nay nghề trồng nấm ăn và nấm dược liệu đã phát triển mạnh và nhanh một cách toàn diện về nhiều mặt. Ở Việt Nam, trồng nấm cũng được phát triển liên tục từ những năm 1980 với nhiều loài nấm trồng mới được du nhập [1]. Việt Nam là một nước nông nghiệp tạo ra nhiều phụ phẩm, đồng thời có nhiều điều kiện cho việc phát triển nghề trồng nấm, đặc biệt là các tỉnh phía Nam. Với yếu tố nguyên liệu, lao động dồi dào và thời tiết, khí hậu gần như ổn định quanh năm, có thể cung cấp nấm suốt bốn mùa (trung tâm UNESCO phổ biến kiến thức văn hóa giáo dục cộng đồng, 2004). Do đó, con đường phát triển các loài nấm ăn tương đối dễ thực hiện. Việc nghiên cứu và nuôi trồng các giống nấm có nguồn gốc bản địa là rất quan trọng do chúng phù hợp với vùng khí hậu sẽ dễ tạo thể quả. Theo Nguyễn Lân Dũng (2001) những cư dân nguyên thủy đã biết thu lượm và sử dụng nấm ăn từ thiên nhiên [2]. Ngày nay người dân cũng thường hay thu lượm nấm ngoài tự nhiên để sử dụng trong bữa ăn gia đình, những loài nấm này thường ăn ngon nhưng chưa được nghiên cứu nuôi trồng [1]. Riêng Đồng bằng Sông Cửu Long được thiên nhiên ưu đãi có vùng rừng núi Thất Sơn khí hậu mát mẽ quanh năm là nơi có nguồn tài nguyên sinh học đa dạng. Đặc biệt vào mùa mưa có rất nhiều loại nấm ăn và nấm dược liệu có giá trị nhưng chưa được nghiên cứu nuôi trồng. Vì những lý do trên nên việc tìm kiếm những loài nấm hoang dại tự nhiên ở vùng Thất Sơn, An Giang cần được thực hiện để làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo. 103 Hồ Thị Thu Ba & Nguyễn Khắc Chung Thẩm 1.1. Mục tiêu Lập bộ sưu tập các loài nấm lớn hoang dại ở vùng Thất Sơn, An Giang hướng đến việc bảo tồn một số loài nấm ăn và nấm dược liệu không chứa độc tính được thử nghiệm trên chuột bạch. 1.2. Nội dung nghiên cứu - Thu thập mẫu nấm lớn, lập bộ sưu tập ảnh các loài nấm của vùng Thất Sơn, lưu trữ nấm dạng khô, dạng tươi trong formol và dạng tơ trong ống nghiệm đối với những loài phân lập được. - Định danh, khảo sát độc tính cấp và phân lập các mẫu nấm ăn được hoặc có giá trị dược liệu dựa vào việc người dân địa phương thường sử dụng. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Một số loài nấm mới hoang dại thu được từ vùng rừng núi Thất Sơn, An Giang. 1.4. Phạm vi nghiên cứu Một số loài nấm ăn được hoặc nấm dược liệu hoang dại đã được người dân sử dụng nhưng chưa được nghiên cứu nuôi trồng thu từ vùng rừng núi Thất Sơn, An Giang. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Thu thập mẫu nấm lớn Lập bộ sưu tập ảnh các loài nấm của vùng Thất Sơn, lưu trữ giống dạng khô, dạng tươi trong formol và dạng tơ trong ống nghiệm đối với những loài phân lập được. Mục đích: Sưu tầm các loài nấm lớn thấy được ở vùng rừng núi Thất Sơn An Giang tạo nguồn vật liệu cho các nghiên cứu tiếp theo. Cách tiến hành: Chọn mẫu: Khảo sát thực địa 7 dãy núi gồm: Núi Cấm, núi Dài, núi Phú Cường, núi Dài Năm Giếng, núi Két, núi Cô Tô, núi Nước tại khu vực rừng núi Thất Sơn, An Giang để thu mẫu. Phương pháp thu mẫu: Mỗi dòng nấm thu khoảng 5 mẫu đối với mẫu nấm xuất hiện nhiều, thu tất cả đối với mẫu nấm hiếm cho vào các hũ nhựa, xác định hình thái ngoài. 2.2. Định danh các loài nấm được người dân sử dụng Định danh sơ bộ dựa vào hình thái bên ngoài, với quy trình cơ bản cho điều tra nấm ngoài thiên nhiên theo chuẩn quốc tế [3]. Phương pháp phân tích các dữ liệu hiển vi: Quan sát tế bào dưới kính hiển vi quang học ở thị kính 40X, nhuộm tế bào nấm với dung dịch lactophenol cotton blue. Ghi nhận các chỉ tiêu sau: - Đảm bào tử: Hình dạng, kích thước, màu sắc, cấu trúc đảm (thành đảm dày hay mỏng, bắt màu hay không bắt màu, nội chất bắt màu hay không) - Bào tử: Hình dạng, kích thước, màu sắc, cấu trúc (thành đảm dày hay mỏng, mấy lớp, giữa hai lớp có tầng cột chống hay không, có giọt nội chất hay không, nội chất có màu hay không màu). 104 Sưu tập và bảo tồn các loài nấm ăn và nấm dược liệu ở vùng Thất Sơn, An Giang Dựa theo quy trình cơ bản cho điều tra nấm ngoài thiên nhiên theo chuẩn quốc tế [3, 4, 5]. 2.3. Xác định độc tính cấp các mẫu nấm được chọn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: