Danh mục

Tác động của chính sách lãi suất đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 807.01 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết nghiên cứu tác động của việc điều hành chính sách lãi suất đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam. Với bộ dữ liệu thu thập từ 23 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2007 – 2017, nghiên cứu cho thấy tác động của lãi suất ngắn hạn (thể hiện qua lãi suất tái chiết khấu) và lãi suất dài hạn (thể hiện qua lãi suất trên trái phiếu chính phủ với kỳ hạn 10 năm) đến khả năng sinh lời của các NHTM đều có ý nghĩa thống kê.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác động của chính sách lãi suất đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại Việt Nam Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM Hồ Thị Hải Ly1, Mai Thị Thanh Chung2 1 Khoa Ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng 1 Waikato Business School, The University of Waikato, New Zealand 2 Khoa Ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng 2 UTS Business School, University of Technology Sydney, Australia TÓM TẮT Bài báo nghiên cứu tác động của việc điều hành chính sách lãi suất đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam. Với bộ dữ liệu thu thập từ 23 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2007 – 2017, nghiên cứu cho thấy tác động của lãi suất ngắn hạn (thể hiện qua lãi suất tái chiết khấu) và lãi suất dài hạn (thể hiện qua lãi suất trên trái phiếu chính phủ với kỳ hạn 10 năm) đến khả năng sinh lời của các NHTM đều có ý nghĩa thống kê. Cụ thể, lãi suất ngắn hạn có tác động tích cực đến khả năng sinh lời của ngân hàng, tuy nhiên tác động này sẽ trở nên yếu đi khi lãi suất ngắn hạn ngày càng tăng lên. Ngược lại, lãi suất dài hạn cao sẽ gây khó khăn đến khả năng sinh lời của ngân hàng, nhưng tác động này sẽ có khuynh hướng đảo chiều khi lãi suất dài hạn càng tăng. Tuy nhiên, khi có sự kết hợp gia tăng của cả hai loại lãi suất ngắn hạn và dài hạn, khả năng sinh lời của các NHTM sẽ bị ảnh hưởng bất lợi nghiêm trọng. Kết quả nghiên cứu này cho thấy việc duy trì lãi suất ngắn hạn thấp hoặc một lãi suất dài hạn cao có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sinh lời của các NHTM. Đây là hàm ý quan trọng cho việc điều hành chính sách lãi suất tại Việt Nam. Từ khóa: Chính sách tiền tệ, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm, khả năng sinh lời, ngân hàng thương mại 1. Cơ sở lý luận và tổng quan nghiên cứu Hoạt động của các định chế tài chính nói chung và các NHTM nói riêng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ sự biến động của lãi suất. Một trong những lãi suất có ảnh hưởng đáng kể nhất đến hoạt động của NHTM là lãi suất tái chiết khấu/tái cấp vốn được điều hành bởi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thông qua chính sách tiền tệ. Theo Luật các Tổ chức tín dụng (2010), lãi suất tái chiết khấu được áp dụng cho nghiệp vụ tái chiết khấu – là “việc chiết khấu các công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác đã được chiết khấu trước khi đến hạn thanh toán”. Lãi suất tái cấp vốn áp dụng cho các nghiệp vụ tái cấp vốn – “là hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng Nhà nước nhằm cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho tổ chức tín dụng”. Trong khuôn khổ của bài viết, nhóm tác giả chỉ bàn luận đến ảnh hưởng của việc điều hành lãi suất tái chiết khấu/tái cấp vốn (gọi chung là lãi suất ngắn hạn) đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại. Xét riêng hai thành phần của khả năng sinh lời, lãi suất ngắn hạn đã được chứng minh có mối tương quan thuận với thu nhập lãi ròng. Tuy nhiên, tác động này sẽ giảm dần và biến mất khi lãi suất ngày càng tăng. Các nghiên cứu trước đây đã đưa ra bằng chứng học thuật về mối quan hệ thuận chiều này như nghiên cứu của Demirguc-Kunt và Huizinga (1999), Albertazzi và Gambacorta (2009), Bolt và cộng sự (2012), Borio, Gambacorta và Hofmann (2017), Bikker và Vervliet (2018). Ảnh hưởng tích cực của lãi suất ngắn hạn đến thu nhập lãi của ngân hàng có thể do tâm lý độc quyền và suy nghĩ của ngân hàng về sự thay đổi mức lãi suất này chỉ là tạm thời (Borio và cộng sự, 2017). Trong trường hợp ngân hàng có sức mạnh độc quyền, lãi suất tiền gửi sẽ điều chỉnh chậm hơn so với lãi suất cho vay. Vì vậy, khi các yếu tố khác không đổi, ngân hàng có khả năng tạo ra lợi nhuận tạm thời khi lãi suất ngắn hạn bị điều chỉnh. Tuy nhiên, cũng có nghiên cứu cho rằng việc điều chỉnh lãi suất ngắn hạn xuống mức thấp hơn có thể mang lại lợi ích cho ngân hàng (Brei, Borio và Gambacorta, 2019). Lãi suất thấp sẽ giúp giảm bớt gánh nặng lãi vay cho người đi vay, giúp giảm rủi ro tín dụng cho các ngân hàng, từ đó, lợi nhuận của ngân hàng sẽ được đảm bảo. 406 Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 Tác động của lãi suất ngắn hạn đến thu nhập phi lãi có xu hướng đối nghịch. Khi lãi suất thấp, các ngân hàng có cơ hội tìm kiếm nhiều nguồn thu nhập phi lãi từ phí hơn và bản thân khách hàng cũng có thể yêu cầu nhiều dịch vụ chuyên nghiệp hơn. Điều này làm gia tăng nguồn thu nhập phi lãi. Khi lãi suất cao, khách hàng sẽ ít có mong muốn trả thêm các khoản phí. Điều này phần nào sẽ làm giảm bớt đi các khoản thu nhập phi lãi của ngân hàng. Trong nghiên cứu của Borio và cộng sự (2017), mối quan hệ ngược chiều giữa lãi suất ngắn hạn và thu nhập phi lãi đã được chứng minh định lượng. Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả sẽ gộp hai thành phần lợi nhuận của ngân hàng, thể hiện thông qua hệ số ROA và ROE để thực hiện các ước lượng. Các ngân hàng thương mại Việt Nam vẫn còn phụ thuộc nhiều vào nguồn thu nhập lãi hơn là nguồn thu nhập phi lãi, đặc biệt trong giai đoạn nhóm tác giả nghiên cứu 2008 – 2017. Vậy nên, nhóm tác giả kỳ vọng ảnh hưởng của lãi suất ngắn hạn lên khả năng sinh lời của ngân hàng ban đầu sẽ có khuynh hướng tích cực. Tuy nhiên, tác động tích tích cực này sẽ có khả năng bị biến mất do những rủi ro tín dụng mà ngân hàng có thể gánh chịu trong môi trường lãi suất gia tăng. Khi NHNN điều chỉnh lãi suất chiết khấu, lã ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: