Thông tin tài liệu:
Nối tiếp phần 1, phần 2 của ebook "Văn 9 - Giải mã tác phẩm nghệ thuật (Tác phẩm tự sự)" thông tin đến các bạn một số bài học: tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều của Phan Ngọc; ngôn ngữ nhân vật trong Truyện Kiều; tác phẩm Faust của Goethe; tổng kết con đường học văn bậc giáo dục phổ thông; chín năm giáo dục phổ thông biết cách học văn để tạo năng lực nghệ thuật.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác phẩm tự sự và giải mã tác phẩm nghệ thuật văn 9: Phần 2 BÀI 5 TÌM HIỂU PHONG CÁCH NGUYỄN DU TRONG TRUYỆN KIỀU CỦA PHAN NGỌC MỘT DẪN NHẬP NGẮN Nhập đề Tác phẩm Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều được Phan Ngọcviết xong năm 1965, nhưng đến năm 1985 tác giả mới cho xuất bản. Điều nàymột phần là vì ngay từ khi còn ở dạng bản thảo, tác phẩm đã không được đónnhận một cách tích cực (chẳng hạn, tác giả trích một phần tác phẩm dùng làmtham luận hội thảo về Nguyễn Du năm 1965 và bài bị gạt vì đi theo lối nghiêncứu xa lạ). Khi cuốn sách ra mắt năm 1985 thì cũng “kẻ khen, người chê, kẻ yêungười ghét ồn ào” (lời tác giả Phan Ngọc). Cho tới nay ở Việt Nam đã có rất nhiều công trình nghiên cứu riêng biệttác phẩm Truyện Kiều cùng với những công trình nghiên cứu tác giả NguyễnDu với Truyện Kiều. Các tác giả “nghiên cứu” đầu tiên là những nhà nho sống gần cùng thời vớiNguyễn Du hoặc trẻ hơn Nguyễn Du đôi chút. Những tác giả này chưa có côngtrình nghiên cứu quy mô và kỹ lưỡng đối với mảng nghiên cứu về Nguyễn Duvà về Truyện Kiều đó. Các vị nhà nho này mới chỉ nói lên những ý nghĩ lẻ tẻ củamình đối với Truyện Kiều qua những tập Kiều, vịnh Kiều... và chưa có công trìnhnào về Nguyễn Du. Sang thời cận đại, đã bắt đầu có nhiều công trình nghiên cứu với đề tài tậptrung vào tư tưởng, ngôn ngữ, nghệ thuật của Nguyễn Du trong Truyện Kiều.Về phương pháp nghiên cứu, ít nhất cho tới thời điểm năm 1985, khi Phan Ngọcxuất bản cuốn sách này, các nghiên cứu về Truyện Kiều đều hầu như mang tínhchất mô tả, cảm tính, “nghiên cứu một mình Truyện Kiều, rồi căn cứ vào nhận thứccủa riêng mình mà khen hoặc chê” (lời tác giả Phan Ngọc). Cách nghiên cứu nàythực chất là kéo dài lối bình văn để tìm hiểu Truyện Kiều qua những chi tiết ởTruyện Kiều. Cách nghiên cứu này đi vào những bộ phận và chưa bao giờ phụcdựng lại được Truyện Kiều như một toàn thể.106 Sách mở Cánh Buồm được cung cấp miễn phí tại http://www.canhbuom.edu.vn/sachmo Tác giả Phan Ngọc chọn một phương pháp nghiên cứu khác. Phương phápnghiên cứu đó được tác giả Phan Ngọc nói ngắn gọn là “Ta phải tìm những cốnghiến nghệ thuật của riêng nhà thơ Nguyễn Du mà trước đó không ai làm được, và sauđó cũng khó có ai làm được”. “Cống hiến nghệ thuật riêng” ấy được tác giả PhanNgọc gọi là phong cách riêng của tác giả Nguyễn Du. Đường lối nghiên cứu theo cấu trúc luận Đường lối về phương pháp nghiên cứu đó của tác giả Phan Ngọc đi theo lýthuyết cấu trúc. Thuyết cấu trúc ra đời vào những năm 1950 thế kỷ trước cùngvới bộ sách Giáo trình ngôn ngữ học đại cương của Ferdinand de Saussure. Đólà những bài giảng về ngôn ngữ học được sinh viên ghi lại và công bố sau khiFerdinand de Saussure đã chết. Nội dung của giáo trình này tập trung xem xétngôn ngữ của con người như một hệ thống với các bộ phận liên quan với nhautrong một cấu trúc. Chữ “cấu trúc” dùng theo một khái niệm mới dẫn tới “chủnghĩa cấu trúc” hoặc “cấu trúc luận”. Cấu trúc luận đề ra cách nghiên cứu các đối tượng theo đường lối “toànthể” – tiếng Anh là whole và do từ này phát âm là [hol] nên người ta dùng chữholistic (tiếng Anh) và holiste (tiếng Pháp) với nghĩa (phương pháp hoặc tư duy)mang tính toàn thể. Đó cũng là cách dùng để chỉ cấu trúc luận trong nghiên cứukhoa học. Cấu trúc luận rất có lợi khi nghiên cứu theo lối hành dụng trong khoa họcxã hội và nhân văn. Chẳng hạn trước đây tâm lý học nghiên cứu tách rời nàotrí nhớ, nào cảm xúc, nào tưởng tượng... thì cấu trúc luận dẫn tâm lý học vàonghiên cứu con người, nghiên cứu theo hướng sự phát triển của một nhân cáchhoàn thiện... nhờ đó mà có con đường nghiên cứu tâm lý học phát triển. Khi nghiên cứu văn chương, cấu trúc luận đưa nhà nghiên cứu vào conđường xem xét tác phẩm và tác giả như một toàn thể thay cho nghiên cứu lẻ tẻvề tác phẩm hoặc tác giả. Trình độ “nghiên cứu” văn chương của các nhà nhothời Nguyễn Du chỉ mới dừng lại ở dạng “bình văn” thể hiện ở mấy bài tập Kiều,vịnh Kiều. Cấu trúc luận đã định hướng cho tác giả Phan Ngọc có công trình nghiêncứu Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều. Định hướng đó tạo ranhững kỹ thuật nghiên cứu mà xưa nay chúng ta vẫn quen gọi bằng phương phápnghiên cứu. 107 Sách mở Cánh Buồm được cung cấp miễn phí tại http://www.canhbuom.edu.vn/sachmo Để tìm ra phong cách Nguyễn Du tác giả đã sử dụng phương pháp phântích tương tự như phương pháp phân tích của khoa học tự nhiên và côngcụ nghiên cứu là thống kê. Phân tích là để khảo sát kiểu lựa chọn của riêngNguyễn Du và thống kê là để xác định tần suất lựa chọn. Khi kiểu lựa chọnriêng được lặp đi lặp lại trong tác phẩm với một tần suất nào đó thì nó đượccông thức hóa, trở thành phong cách riêng không thể lẫn lộn với bất ...