Thí nghiệm Vật lý thật, thí nghiệm tương tác trên màn hình và các biện pháp sử dụng phối hợp các loại thí nghiệm trong dạy học Vật lý
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 143.45 KB
Lượt xem: 10
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ trình bày một số vấn đề liên quan đến thí nghiệm vật lý thật, thí nghiệm tương tác trên màn hình và các biện pháp sử dụng các loại thí nghiệm trên trong dạy học vật lý nhằm phát huy tính tích cực và năng lực sáng tạo của học sinh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thí nghiệm Vật lý thật, thí nghiệm tương tác trên màn hình và các biện pháp sử dụng phối hợp các loại thí nghiệm trong dạy học Vật lý Phạm Xuân Quế và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 106(06): 61 - 65 THÍ NGHIỆM VẬT LÝ THẬT, THÍ NGHIỆM TƯƠNG TÁC TRÊN MÀN HÌNH VÀ CÁC BIỆN PHÁP SỬ DỤNG PHỐI HỢP CÁC LOẠI THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ Phạm Xuân Quế1, Nguyễn Thị Thu Hà2* 1 2 Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Hiện nay, giảng dạy môn Vật lý ở các trường phổ thông vì nhiều lý do khác nhau mà các loại thí nghiệm vật lý chưa được chú ý khai thác và sử dụng đúng mức. Điều này đã khiến học sinh thụ động trong quá trình học tập, ảnh hưởng đến chất lượng nắm vững kiến thức của học sinh. Hơn nữa, trong lí luận và thực tiễn hiện nay cũng đang đặt ra những vấn đề cần nghiên cứu liên quan đến sự sử dụng phối hợp các loại thí nghiệm, ví dụ như: nguyên tắc sử dụng phối hợp các loại thí nghiệm; các biện pháp sử dụng phối hợp các loại thí nghiệm và hình thức tổ chức dạy học cần thay đổi như thế nào để có thể phát huy được tính tích cực, tự chủ và sáng tạo của học sinh. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ trình bày một số vấn đề liên quan đến thí nghiệm vật lý thật, thí nghiệm tương tác trên màn hình và các biện pháp sử dụng các loại thí nghiệm trên trong dạy học vật lý nhằm phát huy tính tích cực và năng lực sáng tạo của học sinh. Từ khoá. Dạy học vật lý, thí nghiệm thật, thí nghiệm tương tác trên màn hình, phối hợp các loại thí nghiệm vật lý. CÁC LOẠI THÍ NGHIỆM VẬT LÝ VÀ CHỨC NĂNG CỦA THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ* Các loại thí nghiệm vật lý Thí nghiệm (TN) vật lý (VL) là: “sự tác động có chủ định, có hệ thống của con người vào đối tượng của hiện thực khách quan. Thông qua sự phân tích các điều kiện mà trong đó đã diễn ra sự tác động và các kết quả của sự tác động, ta có thể thu nhận được tri thức mới” [3]. Như vậy, với cách định nghĩa trên, TN VL có hai dấu hiệu chính đó là: - Đối tượng nghiên cứu là hiện thực khách quan. - Trong TN diễn ra sự tác động có chủ định của chủ thể nghiên cứu lên đối tượng nghiên cứu, làm biến đổi đối tượng nghiên cứu theo mục đích, trình tự nghiên cứu riêng của mình và nhận được các kết quả tương ứng, Có nhiều cách phân loại TN VL, dựa trên những tiêu chí khác nhau sẽ có những loại TN khác nhau. * Tel: 0983752675; Email: Nguyenhadhsptn@gmail.com - Nếu căn cứ vào mục đích lý luận dạy học của TN, TN gồm các loại sau: TN biểu diễn và TN thực tập của HS. Trong TN biểu diễn lại có các loại: TN mở đầu, TN nghiên cứu hiện tượng và TN củng cố. Trong TN thực tập lại có các loại: TN trực diện, TN thực hành và TN và quan sát VL ở nhà [3]. - Nếu dựa vào môi trường làm việc của TN, ta lại có thể chia TN ra làm những loại sau: TN thật và TN ảo. TN thật là những TN được thực hiện trong môi trường phòng TN. TN thật lại được chia làm hai loại: + TN truyền thống là TN trong đó người học thực hiện TN ở trong phòng TN và không có sự hỗ trợ của máy vi tính. + TN thật có sự hỗ trợ của máy tính là TN trong đó việc tiến hành TN được thực hiện trong môi trường phòng TN và máy tính được sử dụng như là một công cụ hỗ trợ việc thu thập và xử lý số liệu. Ví dụ: TN ghép nối máy tính. TN ảo là những TN được thực hiện trên môi trường máy vi tính, trong đó diễn ra sự tương tác của chủ thể nghiên cứu lên đối tượng 61 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Phạm Xuân Quế và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ nghiên cứu bằng việc chủ thể thao tác trên màn hình thông qua hệ thống bàn phím, con chuột. TN ảo gồm hai loại: + TN mô phỏng, là TN ở đó, đối tượng nghiên cứu là mô hình được mô phỏng. + TN tương tác trên màn hình (TTTMH) là TN mà ở đó, đối tượng nghiên cứu là đối tượng thực (được quay hoặc chụp lại) dưới dạng gốc. Như vậy, TN TTTMH là những TN mà đối tượng nghiên cứu là các hiện tượng, quá trình VL thực được ghi lại (quay lại hoặc chụp lại) dưới dạng gốc và đưa vào máy tính, bằng công cụ phần mềm máy tính, qua đó người học sẽ thao tác trên màn hình để tương tác với đối tượng nghiên cứu, làm biến đổi đối tượng nghiên cứu theo các mục đích, trình tự nghiên cứu riêng của mình và nhận được các kết quả tương ứng. Chức năng của thí nghiệm trong dạy học Vật lý Trong dạy học VL, TN có vai trò quan trọng trong việc tổ chức hoạt động nhận thức tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh (HS). Chính vì lẽ đó, trong quá trình dạy học, TN phải đảm bảo được các chức năng sau: - Trình bày trước HS đối tượng nghiên cứu (các quá trình hay hiện tượng VL) dưới dạng gốc hay những mô hình khác nhau. - Thu thập các thông tin về đối tượng nghiên cứu. - Trình bày các thông tin thu thập được dưới các dạng khác nhau. - Phân tích, xử lý các thông tin theo các mục đích khác nhau. - Hỗ trợ HS đề xuất giả thuyết vấn đề nghiên cứu. - Giúp HS kiểm tra các giả thuyết khoa học (hay các hệ quả được rút ra từ giả thuyết) [1], Với những chức năng trên, TN tham gia vào quá trình dạy học với những mục đích sau: - Làm xuất hiện vấn đề ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thí nghiệm Vật lý thật, thí nghiệm tương tác trên màn hình và các biện pháp sử dụng phối hợp các loại thí nghiệm trong dạy học Vật lý Phạm Xuân Quế và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 106(06): 61 - 65 THÍ NGHIỆM VẬT LÝ THẬT, THÍ NGHIỆM TƯƠNG TÁC TRÊN MÀN HÌNH VÀ CÁC BIỆN PHÁP SỬ DỤNG PHỐI HỢP CÁC LOẠI THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ Phạm Xuân Quế1, Nguyễn Thị Thu Hà2* 1 2 Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Hiện nay, giảng dạy môn Vật lý ở các trường phổ thông vì nhiều lý do khác nhau mà các loại thí nghiệm vật lý chưa được chú ý khai thác và sử dụng đúng mức. Điều này đã khiến học sinh thụ động trong quá trình học tập, ảnh hưởng đến chất lượng nắm vững kiến thức của học sinh. Hơn nữa, trong lí luận và thực tiễn hiện nay cũng đang đặt ra những vấn đề cần nghiên cứu liên quan đến sự sử dụng phối hợp các loại thí nghiệm, ví dụ như: nguyên tắc sử dụng phối hợp các loại thí nghiệm; các biện pháp sử dụng phối hợp các loại thí nghiệm và hình thức tổ chức dạy học cần thay đổi như thế nào để có thể phát huy được tính tích cực, tự chủ và sáng tạo của học sinh. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ trình bày một số vấn đề liên quan đến thí nghiệm vật lý thật, thí nghiệm tương tác trên màn hình và các biện pháp sử dụng các loại thí nghiệm trên trong dạy học vật lý nhằm phát huy tính tích cực và năng lực sáng tạo của học sinh. Từ khoá. Dạy học vật lý, thí nghiệm thật, thí nghiệm tương tác trên màn hình, phối hợp các loại thí nghiệm vật lý. CÁC LOẠI THÍ NGHIỆM VẬT LÝ VÀ CHỨC NĂNG CỦA THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ* Các loại thí nghiệm vật lý Thí nghiệm (TN) vật lý (VL) là: “sự tác động có chủ định, có hệ thống của con người vào đối tượng của hiện thực khách quan. Thông qua sự phân tích các điều kiện mà trong đó đã diễn ra sự tác động và các kết quả của sự tác động, ta có thể thu nhận được tri thức mới” [3]. Như vậy, với cách định nghĩa trên, TN VL có hai dấu hiệu chính đó là: - Đối tượng nghiên cứu là hiện thực khách quan. - Trong TN diễn ra sự tác động có chủ định của chủ thể nghiên cứu lên đối tượng nghiên cứu, làm biến đổi đối tượng nghiên cứu theo mục đích, trình tự nghiên cứu riêng của mình và nhận được các kết quả tương ứng, Có nhiều cách phân loại TN VL, dựa trên những tiêu chí khác nhau sẽ có những loại TN khác nhau. * Tel: 0983752675; Email: Nguyenhadhsptn@gmail.com - Nếu căn cứ vào mục đích lý luận dạy học của TN, TN gồm các loại sau: TN biểu diễn và TN thực tập của HS. Trong TN biểu diễn lại có các loại: TN mở đầu, TN nghiên cứu hiện tượng và TN củng cố. Trong TN thực tập lại có các loại: TN trực diện, TN thực hành và TN và quan sát VL ở nhà [3]. - Nếu dựa vào môi trường làm việc của TN, ta lại có thể chia TN ra làm những loại sau: TN thật và TN ảo. TN thật là những TN được thực hiện trong môi trường phòng TN. TN thật lại được chia làm hai loại: + TN truyền thống là TN trong đó người học thực hiện TN ở trong phòng TN và không có sự hỗ trợ của máy vi tính. + TN thật có sự hỗ trợ của máy tính là TN trong đó việc tiến hành TN được thực hiện trong môi trường phòng TN và máy tính được sử dụng như là một công cụ hỗ trợ việc thu thập và xử lý số liệu. Ví dụ: TN ghép nối máy tính. TN ảo là những TN được thực hiện trên môi trường máy vi tính, trong đó diễn ra sự tương tác của chủ thể nghiên cứu lên đối tượng 61 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Phạm Xuân Quế và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ nghiên cứu bằng việc chủ thể thao tác trên màn hình thông qua hệ thống bàn phím, con chuột. TN ảo gồm hai loại: + TN mô phỏng, là TN ở đó, đối tượng nghiên cứu là mô hình được mô phỏng. + TN tương tác trên màn hình (TTTMH) là TN mà ở đó, đối tượng nghiên cứu là đối tượng thực (được quay hoặc chụp lại) dưới dạng gốc. Như vậy, TN TTTMH là những TN mà đối tượng nghiên cứu là các hiện tượng, quá trình VL thực được ghi lại (quay lại hoặc chụp lại) dưới dạng gốc và đưa vào máy tính, bằng công cụ phần mềm máy tính, qua đó người học sẽ thao tác trên màn hình để tương tác với đối tượng nghiên cứu, làm biến đổi đối tượng nghiên cứu theo các mục đích, trình tự nghiên cứu riêng của mình và nhận được các kết quả tương ứng. Chức năng của thí nghiệm trong dạy học Vật lý Trong dạy học VL, TN có vai trò quan trọng trong việc tổ chức hoạt động nhận thức tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh (HS). Chính vì lẽ đó, trong quá trình dạy học, TN phải đảm bảo được các chức năng sau: - Trình bày trước HS đối tượng nghiên cứu (các quá trình hay hiện tượng VL) dưới dạng gốc hay những mô hình khác nhau. - Thu thập các thông tin về đối tượng nghiên cứu. - Trình bày các thông tin thu thập được dưới các dạng khác nhau. - Phân tích, xử lý các thông tin theo các mục đích khác nhau. - Hỗ trợ HS đề xuất giả thuyết vấn đề nghiên cứu. - Giúp HS kiểm tra các giả thuyết khoa học (hay các hệ quả được rút ra từ giả thuyết) [1], Với những chức năng trên, TN tham gia vào quá trình dạy học với những mục đích sau: - Làm xuất hiện vấn đề ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Dạy học vật lý Thí nghiệm thật Thí nghiệm tương tác trên màn hình Phối hợp các loại thí nghiệm vật lý Thí nghiệm vật lýGợi ý tài liệu liên quan:
-
MỘT VÀI SUY NGHĨ VỀ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TƯ DUY CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ
20 trang 151 0 0 -
7 trang 116 0 0
-
Báo cáo thực tập chuyên đề Vật liệu Ruby Al2O3 : Cr3+ nhâm tạo
25 trang 37 0 0 -
Sáng kiến kinh nghiệm MỘT SỐ BÀI TẬP VẬT LÍ VẬN DỤNG SÁNG TẠO PHƯƠNG PHÁP TỌA ĐỘ
8 trang 34 0 0 -
14 trang 33 0 0
-
7 trang 33 0 0
-
Giáo trình Lý luận dạy học vật lí ở trường phổ thông - Nguyễn Văn Khải (chủ biên)
169 trang 30 0 0 -
25 trang 27 0 0
-
Các biện pháp phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học vật lý
8 trang 26 0 0 -
11 trang 26 0 0
-
Bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề trong dạy học phần Cơ học Vật lý 10
6 trang 25 0 0 -
50 trang 25 0 0
-
10 trang 23 0 0
-
Tài liệu thí nghiệm vật lý phổ thông ( Tập 1)
28 trang 23 0 0 -
32 trang 23 0 0
-
Bài giảng môn học: Vật lý 2 và thí nghiệm
310 trang 22 0 0 -
21 trang 22 0 0
-
Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong môn Vật lý lớp 7
6 trang 22 0 0 -
Đề tài Giải thích định tính các hiện tượng Quang học
27 trang 22 0 0 -
8 trang 21 0 0