Vật liệu chế tạo mẫu. Bộ mẫu có thể làm bằng nhiều loại vật liệu khác nhau và phải đảm bảo các yêu cầu chung là: - Dễ gia công cắt gọt, đảm bảo độ chính xác và độ bóng cho bộ mẫu để đảm bảo độ chính xác cho vật đúc và năng suất làm khuôn. - Bền, cứng, nhẹ để sử dụng lâu dài, thao tác lấy mẫu ra khỏi khuôn nhẹ nhàng. - Không biến dạng, co nở trong khi sử dụng. - Rẻ tiền. Chọn vật liệu chế tạo mẫu là gỗ vì nó thoả mãn...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
thiết kế máy đo ma sát ổ đỡ trục chân vịt, chương 15 Chương 15:Chế tạo bộ mẫu để làm khuôn và ruột Vật liệu chế tạo mẫu. Bộ mẫu có thể làm bằng nhiều loại vật liệu khác nhau và phảiđảm bảo các yêu cầu chung là:- Dễ gia công cắt gọt, đảm bảo độ chính xác và độ bóng cho bộmẫu để đảm bảo độ chính xác cho vật đúc và năng suất làm khuôn.- Bền, cứng, nhẹ để sử dụng lâu dài, thao tác lấy mẫu ra khỏikhuôn nhẹ nhàng.- Không biến dạng, co nở trong khi sử dụng.- Rẻ tiền. Chọn vật liệu chế tạo mẫu là gỗ vì nó thoả mãn các yêu cầu:Nhẹ, rẻ, dễ gia công cắt gọt, dễ gắn và ghép. Nhược điểm của mẫugỗ là: Tổ chức không đồng nhất, độ bền không cao, dễ hút ẩm vàbiến dạng. Khắc phục các hạn chế trên bằng cách sấy khô và sơngỗ trước khi chế tạo mẫu. Cấp chính xác của mẫu. Cấp chính xác của mẫu tương ứng với cấp chính xác của vậtđúc, nhưng sai lệch cho phép về kích thước yêu cầu nhỏ hơn vì cònphải tính đến sai lệch gây ra trong khi làm khuôn. Giá trị sai lệchcho phép về kích thước của mẫu được tra theo bảng 56[2 – tr207]ứng với kích thước mẫu là 605 (mm) và cấp chính xác 3 là 1,5(mm).3.Chế tạo khuôn và ruột. Vật liệu làm khuôn. Vật liệu làm khuôn là tên gọi chung cho các loại nguyên liệudùng để chế tạo khuôn đúc. Cũng vì thế thông thường người ta gọitên khuôn đúc theo vật liệu làm khuôn: khuôn cát, khuôn kimloại… Vật liệu làm khuôn có ảnh hưởng tới toàn bộ quá trình sảnxuất như: qui trình công ngệ, trang thiết bị, chế độ làm việc, chấtlượng sản phẩm. Xu hướng hiện nay là các phương pháp đúc đặc biệt thay chođúc trong khuôn cát để tăng độ chính xác và cơ tính cho sản phẩm.Trong điều kiện nước ta hiện nay, đúc trong khuôn cát vẫn là chủyếu đặc biệt là các vật đúc lớn. Những vấn đề cơ bản về vật liệu làm khuôn cát - đất sét:- Những vật liệu ban đầu để tạo nên hỗn hợp làm khuôn gồm có: + Vật liệu hạt của hỗn hợp gọi là cát làm khuôn. + Vật liệu dính (chất dính). + Các chất phụ thêm.- Hỗn hợp làm khuôn và các tính chất cần có của hỗn hợp.- Chuẩn bị và chế biến hỗn hợp. Yêu cầu đối vơi cát làm khuôn: Chịu nóng, không tác dụngvới kim loại lỏng, dẫn nhiệt tốt, dãn nở nhiệt ít, khí thoát ra ngoàidễ, chỉ cần dùng ít chất dính đã có độ bền cao, không độc hại, sửdụng được lâu dài. Chất dính dùng cho hỗn hợp làm khuôn và làm ruột phải thoảmãn những yêu cầu sau:- Tạo cho hỗn hợp làm khuôn có đủ độ bền cần thiết.- Phân bố dễ dàng khắp bề mặt vật liệu hạt và cả khối vật liệu hạtđể dễ trộn và cho độ bền cao.- Tạo cho hỗn hợp làm khuôn có tính dẻo nhưng không dính bámvào mẫu.- Khi vật đúc kết tinh xong thì giảm tính dính kết để giảm độ bềncủa khuôn, nhất là ruột.- Ít hút nước, ít sinh khí.- Không độc hại. Rẻ và dễ kiếm. Chất phụ pha vào hỗn hợp làm khuôn có tác dụng: Tạo chohỗn hợp những tính chất cần thiết phù hợp với yêu cầu công nghệ,ngăn cản sự tác dụng bất lợi gữa kim loại lỏng với hỗn hợp làmkhuôn, tạo cho hỗn hợp có tính co bóp tốt, giảm độ bền của hỗnhợp sau khi vật đúc đã đông đặc để chống nứt vỡ khuôn, tăng độthông khí cho hỗn hợp. Hỗn hợp làm khuôn và ruột. Chọn hình thức làm khuôn và ruột. Hình thức làm khuôn được chọn dựa vào các yếu tố: Vật liệuđúc, số lượng và kích thước vật đúc, tính đơn giản và phức tạp củavật đúc, điều kiện sản xuất của xưởng… Từ các yếu tố trên, chọnhình thức làm khuôn cát. Yêu cầu của hỗn hợp làm khuôn cát - đất sét:- Tính dẻo tốt để tạo rõ hình nét vật đúc. Tính dẻo này thuộc lượngchất dính và độ hạt của cát, tính dẻo tăng khi cát càng nhỏ vàlượng nước tăng.- Tính bền cao để không hư hỏng khi vận chuyển, lắp ráp, chịuđược áp lực tĩnh và động của dòng kim loại rót vào khuôn.- Tính co bóp tốt để tránh hiện tượng nứt và cong vênh vật đúc.- Chịu nhiệt tốt không làm cát bị cháy để dễ dàng cắt gọt và làmsạch vật đúc.- Tính bền lâu tốt để sử dụng nhiều lần mà vẫn đảm bảo các tínhchất cơ bản của hỗn hợp theo yêu cầu.Sự khác biệt giữa hỗn hợp làm ruột và hỗn hợp làm khuôn. Ruột là bộ phận tạo hình lỗ rỗng ở trong vật đúc. Như vậy,phần lớn ruột bị kim loại lỏng bao quanh nên chất lượng của hỗnhợp làm ruột phải cao hơn chất lượng hỗn hợp làm khuôn. Nóichung là nó cần có độ bền, độ thông khí cao, độ sinh khí thấp, độchịu nóng cao, độ co bóp tốt, độ rắn sau khi vật đúc đông xong nhỏđể đảm bảo vật đúc không bị rỗ khí, rỗ cát, cháy dính cát và nứt. Ruột của khung máy có dạng đơn giản nên có thể dùng luônhỗn hợp làm khuôn để chế tạo ruột. Bảng (3 - 5): Thành phần của hỗn hợp làm ruột đúc gang. Độ bền nén Cát Đất sét Mùn Độ thông Cát cũ tươi mới bột cưa 2 khí kG/cm 25% 52,5% 7,5% 15% ...