Thiết kế một số chủ đề tích hợp liên môn trong dạy học phần 'sinh học cơ thể động vật' - Sinh học 11
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 549.43 KB
Lượt xem: 7
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết nghiên cứu và thiết kế hai chủ đề tích hợp liên môn trong dạy học phần sinh học cơ thể động vật, chương trình Sinh học 11, đó là “Dòng chảy của sự sống”. Kết quả thực nghiệm sư phạm đã khẳng định tính hiệu quả và khả thi của việc dạy học tích hợp liên môn trong việc góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn sinh học cũng như phát triển các năng lực cần có ở người học.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thiết kế một số chủ đề tích hợp liên môn trong dạy học phần “sinh học cơ thể động vật” - Sinh học 11 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 4 DOI: 10.15625/vap.2020.000132 THIẾT KẾ MỘT SỐ CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP LIÊN MÔN TRONG DẠY HỌC PHẦN “SINH HỌC CƠ THỂ ĐỘNG VẬT” - SINH HỌC 11 Lại Ngọc Ly1, Doãn Thị Phương2, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh1,* Tóm tắt: Trong những năm gần đây, mục tiêu hướng đến của giáo dục Việt Nam là phát triển năng lực (NL) của người học. Tuy nhiên với việc áp dụng đơn thuần các phương pháp dạy học truyền thống thì rất khó để đạt được mục tiêu phát triển này. Dạy học theo hướng tích hợp liên môn (THLM) là một trong những quan điểm dạy học có thể đáp ứng được yêu cầu về đổi mới giáo dục cũng như giúp học sinh (HS) rèn luyện và phát triển được NL vốn có của bản thân cũ ng như là tư duy củ a người họ c. Trong phạm vi bài viết này, chú ng tôi đã nghiên cứu và thiết kế hai chủ đề tích hợp liên môn trong dạy học phần sinh học cơ thể động vật, chương trình Sinh học 11, đó là “Dò ng chả y củ a sự só ng”. Kết quả thực nghiệm sư phạm đã khẳng định tính hiệu quả và khả thi của việc dạy học tích hợp liên môn trong việc góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn sinh học cũng như phát triển các năng lực cần có ở người học. Từ khóa: Chủ đề, cơ thẻ đọ ng vạ t, Sinh học 11, tích hợp liên môn. 1. MỞ ĐẦU Việc triển khai dạy học tích hợp trong nhà trường đã được đông đảo cộng đồng khoa học và giáo dục học quốc tế đồng thuận, thống nhất qua Hội nghị của UNESCO năm 1986 tại Paris, Cộng hòa Pháp. Czerniak & Johnson (2007) nhận định rằng việc dạy học tích hợp kết hợp thực hành và khoa học kỹ thuật tại Mỹ đã trở thành một trong những yếu tố cốt lõi, kết hợp đầy đủ khoa học, kỹ thuật, công nghệ, thúc đẩy sự phát triển toàn diện của người học. Xavier Rogiers cho rằng: Nếu nhà trường chỉ quan tâm dạy cho học sinh các khái niệm một cách rời rạc thì nguy cơ sẽ hình thành ở học sinh các suy luận theo kiểu khép kín, sẽ hình thành những con người “mù chức năng”, nghĩa là những người đã lĩnh hội kiến thức nhưng không có khả năng sử dụng các kiến thức hàng ngày. Vì vậy, nhà trường cần phải tập trung dạy học sinh sử dụng kiến thức của mình vào những tình huống có ý nghĩa, tức là quan tâm phát triển các năng lực ở học sinh. Trong Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông của Bộ GD&ĐT công bố ngày 5/8/2013 nêu rõ một trong những định hướng giáo dục quan trọng nhằm phát triển phẩm chất, năng lực giải quyết các vấn đề khoa học và thực tiễn đời sống của người học chính là xây dựng nội dung giáo dục trên cơ sở tích hợp nội dung các môn học có liên quan với nhau. Chính vì thế, dạy học tích hợp trở thành một xu hướng đương thời của cải cách giáo dục trên thế giới và ở Việt Nam, là một trong những quan điểm dạy học hữu hiệu cần được áp dụng rộng rãi để không chỉ giúp học sinh hiểu sâu kiến thức, vận dụng được kiến thức đó vào các 1Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội 2Trường THPT Kim Sơn C, Ninh Bình *Email: quynhntt-bio@vnu.edu.vn 1076 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM tình huống thực tế mà còn giảm tải những kiến thức trùng lặp giữa các môn học. Nghiên cứu thực hiện bởi Đặng Thị Thuận An & Trần Trung Ninh (2014) chỉ ra HS đã có những phản hồi tốt về phương pháp dạy học tích hợp được áp dụng, phát huy được tính chủ động, sáng tạo và góp phần xây dựng trách nhiệm của học sinh trong việc bảo vệ môi trường sống xung quanh sau khi học chủ đề tích hợp “Hiệu ứng nhà kính”. Chương trình sinh học 11 đề cập đến sinh học cơ thể và được chia làm hai nội dung lớn là thực vật và động vật. Tuy nhiên, nếu chỉ dạy sinh học một cách riêng rẽ, không vận dụng kiến thức liên môn thì HS không thể giải thích được cơ chế hoạt động của cơ thể động vật, cũng như là không biết ứng dụng những kiến thức này vào nhiều lĩnh vực trong đời sống. Do đó, trong nghiên cứu này, chúng tôi đã xây dựng hai chủ đề THLM trong chương trình Sinh học 11 là “Dòng chảy của sự sống” và “Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật” nhằm đánh giá hiệu quả của phương pháp dạy học này. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết Tập hợp và phân tích tài liệu, tổng hợp các nghiên cứu trên thế giới cũng như trong nước về dạy học tích hợp liên môn, chương trình giáo dục phổ thông môn Sinh học, nội dung chương “Chuyển hóa vật chất và năng lượng” và chương “Sinh trưởng và phát triển”, chương trình cơ bản Sinh học 11. 2.2. Phương pháp thực nghiệm Tiến hành thực nghiệm trên 152 học sinh của 2 lớp 11A và 11H, Trường Trung học phổ thông Kim Sơn C nhằm đánh giá hiệu quả của việc dạy học Sinh học bằng các chủ đề tích hợp đã được xây dựng. 2.3. Phương pháp xử lý số liệu bằng excel Số liệu về kết quả các bài kiểm tra ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thiết kế một số chủ đề tích hợp liên môn trong dạy học phần “sinh học cơ thể động vật” - Sinh học 11 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 4 DOI: 10.15625/vap.2020.000132 THIẾT KẾ MỘT SỐ CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP LIÊN MÔN TRONG DẠY HỌC PHẦN “SINH HỌC CƠ THỂ ĐỘNG VẬT” - SINH HỌC 11 Lại Ngọc Ly1, Doãn Thị Phương2, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh1,* Tóm tắt: Trong những năm gần đây, mục tiêu hướng đến của giáo dục Việt Nam là phát triển năng lực (NL) của người học. Tuy nhiên với việc áp dụng đơn thuần các phương pháp dạy học truyền thống thì rất khó để đạt được mục tiêu phát triển này. Dạy học theo hướng tích hợp liên môn (THLM) là một trong những quan điểm dạy học có thể đáp ứng được yêu cầu về đổi mới giáo dục cũng như giúp học sinh (HS) rèn luyện và phát triển được NL vốn có của bản thân cũ ng như là tư duy củ a người họ c. Trong phạm vi bài viết này, chú ng tôi đã nghiên cứu và thiết kế hai chủ đề tích hợp liên môn trong dạy học phần sinh học cơ thể động vật, chương trình Sinh học 11, đó là “Dò ng chả y củ a sự só ng”. Kết quả thực nghiệm sư phạm đã khẳng định tính hiệu quả và khả thi của việc dạy học tích hợp liên môn trong việc góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn sinh học cũng như phát triển các năng lực cần có ở người học. Từ khóa: Chủ đề, cơ thẻ đọ ng vạ t, Sinh học 11, tích hợp liên môn. 1. MỞ ĐẦU Việc triển khai dạy học tích hợp trong nhà trường đã được đông đảo cộng đồng khoa học và giáo dục học quốc tế đồng thuận, thống nhất qua Hội nghị của UNESCO năm 1986 tại Paris, Cộng hòa Pháp. Czerniak & Johnson (2007) nhận định rằng việc dạy học tích hợp kết hợp thực hành và khoa học kỹ thuật tại Mỹ đã trở thành một trong những yếu tố cốt lõi, kết hợp đầy đủ khoa học, kỹ thuật, công nghệ, thúc đẩy sự phát triển toàn diện của người học. Xavier Rogiers cho rằng: Nếu nhà trường chỉ quan tâm dạy cho học sinh các khái niệm một cách rời rạc thì nguy cơ sẽ hình thành ở học sinh các suy luận theo kiểu khép kín, sẽ hình thành những con người “mù chức năng”, nghĩa là những người đã lĩnh hội kiến thức nhưng không có khả năng sử dụng các kiến thức hàng ngày. Vì vậy, nhà trường cần phải tập trung dạy học sinh sử dụng kiến thức của mình vào những tình huống có ý nghĩa, tức là quan tâm phát triển các năng lực ở học sinh. Trong Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông của Bộ GD&ĐT công bố ngày 5/8/2013 nêu rõ một trong những định hướng giáo dục quan trọng nhằm phát triển phẩm chất, năng lực giải quyết các vấn đề khoa học và thực tiễn đời sống của người học chính là xây dựng nội dung giáo dục trên cơ sở tích hợp nội dung các môn học có liên quan với nhau. Chính vì thế, dạy học tích hợp trở thành một xu hướng đương thời của cải cách giáo dục trên thế giới và ở Việt Nam, là một trong những quan điểm dạy học hữu hiệu cần được áp dụng rộng rãi để không chỉ giúp học sinh hiểu sâu kiến thức, vận dụng được kiến thức đó vào các 1Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội 2Trường THPT Kim Sơn C, Ninh Bình *Email: quynhntt-bio@vnu.edu.vn 1076 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM tình huống thực tế mà còn giảm tải những kiến thức trùng lặp giữa các môn học. Nghiên cứu thực hiện bởi Đặng Thị Thuận An & Trần Trung Ninh (2014) chỉ ra HS đã có những phản hồi tốt về phương pháp dạy học tích hợp được áp dụng, phát huy được tính chủ động, sáng tạo và góp phần xây dựng trách nhiệm của học sinh trong việc bảo vệ môi trường sống xung quanh sau khi học chủ đề tích hợp “Hiệu ứng nhà kính”. Chương trình sinh học 11 đề cập đến sinh học cơ thể và được chia làm hai nội dung lớn là thực vật và động vật. Tuy nhiên, nếu chỉ dạy sinh học một cách riêng rẽ, không vận dụng kiến thức liên môn thì HS không thể giải thích được cơ chế hoạt động của cơ thể động vật, cũng như là không biết ứng dụng những kiến thức này vào nhiều lĩnh vực trong đời sống. Do đó, trong nghiên cứu này, chúng tôi đã xây dựng hai chủ đề THLM trong chương trình Sinh học 11 là “Dòng chảy của sự sống” và “Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật” nhằm đánh giá hiệu quả của phương pháp dạy học này. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết Tập hợp và phân tích tài liệu, tổng hợp các nghiên cứu trên thế giới cũng như trong nước về dạy học tích hợp liên môn, chương trình giáo dục phổ thông môn Sinh học, nội dung chương “Chuyển hóa vật chất và năng lượng” và chương “Sinh trưởng và phát triển”, chương trình cơ bản Sinh học 11. 2.2. Phương pháp thực nghiệm Tiến hành thực nghiệm trên 152 học sinh của 2 lớp 11A và 11H, Trường Trung học phổ thông Kim Sơn C nhằm đánh giá hiệu quả của việc dạy học Sinh học bằng các chủ đề tích hợp đã được xây dựng. 2.3. Phương pháp xử lý số liệu bằng excel Số liệu về kết quả các bài kiểm tra ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Dạy học môn Sinh học 11 Chủ đề tích hợp liên môn Chương trình Sinh học 11 Nâng cao chất lượng dạy học môn sinh học Chủ đề tích hợp Hiệu ứng nhà kínhTài liệu liên quan:
-
10 trang 17 0 0
-
8 trang 17 0 0
-
9 trang 16 0 0
-
Thiết kế và vận dụng mô hình giáo dục STEAM dạy học chủ đề 'phòng học xanh' - Sinh học 11, THPT
7 trang 15 0 0 -
8 trang 13 0 0
-
Bài giảng Một số vấn đề chung về dạy học tích hợp liên môn
25 trang 12 0 0 -
92 trang 12 0 0
-
Tài liệu tập huấn Dạy học tích hợp liên môn Lĩnh vực Khoa học tự nhiên
184 trang 9 0 0 -
Vận dụng mô hình lớp học đảo ngược để tổ chức hoạt động dạy học chương 'cảm ứng' - Sinh học 11 THPT
9 trang 9 0 0 -
11 trang 9 0 0