Sau khi chiếm Âu Lạc, Triệu Đà chia lãnh thổ làm 2 quận Giao Chỉ và Cửu Chân. Trông coi 2 quận này là hai viên quan sứ (đại diện cho triều đình Phiên Ngung). Theo ý kiến các sử gia, điều này chứng tỏ nhà Triệu không trực tiếp cai trị Giao Chỉ và Cửu Chân, người Âu Lạc chỉ mất một triều đình độc lập (nhà Thục), chế độ Lạc tướng cha truyền con nối
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thời kì Bắc thuộc lần 1 Thời kì Bắc thuộc lần 1Thời Bắc thuộc lần thứ 1 trong lịch sử Việt Nam kéo dài từ năm 207TCN hoặc 179 TCN hoặc 111 TCN đến năm 39, dưới sự cai trị củaphong kiến Trung Quốc.Thời điểm bắt đầuDấu mốc xác định thời Bắc thuộc đầu tiên chưa thống nhất giữa cácsử gia, do quan niệm khác nhau về nước Nam Việt và Triệu Đà. • Quan điểm thừa nhận Triệu Đà là vua chính thống của Việt Nam (Đại Việt sử ký toàn thư, Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Việt Nam sử lược) xác định rằng khi nhà Triệu bị Hán Vũ Đế diệt năm 111 TCN lúc bắt đầu thời Bắc thuộc. Theo mốc thời gian này, thời Bắc thuộc lần 1 kéo dài 150 năm. Theo quan điểm này, thời Bắc thuộc lần 1 thực chất là thời thuộc Hán. • Quan điểm không thừa nhận Triệu Đà là vua chính thống của Việt Nam (Việt sử tiêu án, các sách Lịch sử Việt Nam của các sử gia hiện đại) xác định thời Bắc thuộc bắt đầu từ khi Triệu Đà diệt An Dương Vương: o Sử cũ thường xác định An Dương Vương và nước Âu Lạc bị tiêu diệt năm 207 TCN. Theo mốc thời gian này, thời Bắc thuộc lần 1 kéo dài 246 năm. o Sử hiện đại căn cứ theo ghi chép của Sử ký Tư Mã Thiên là Triệu Đà diệt nước Âu Lạc sau khi Lã Hậu mất, tức là khoảng năm 179 TCN. Theo mốc thời gian này, thời Bắc thuộc lần 1 kéo dài 218 năm.Sự cai trị của Trung QuốcSau khi chiếm Âu Lạc, Triệu Đà chia lãnh thổ làm 2 quận Giao Chỉ vàCửu Chân. Trông coi 2 quận này là hai viên quan sứ (đại diện chotriều đình Phiên Ngung). Theo ý kiến các sử gia, điều này chứng tỏnhà Triệu không trực tiếp cai trị Giao Chỉ và Cửu Chân, người Âu Lạcchỉ mất một triều đình độc lập (nhà Thục), chế độ Lạc tướng chatruyền con nối vẫn được duy trì và tổ chức vùng (bộ hay bộ lạc) củangười Việt vẫn chưa bị xóa bỏ[1]. Thậm chí, trong vùng đất cũ của vuaThục vẫn còn vương hiệu (Tây Vu vương).Các sử gia cũng đánh giá: việc thừa nhận chế độ Lạc tướng củangười Việt là chính sách cai trị khôn ngoan của Triệu Đà, vì triều đìnhNam Việt sở dĩ tồn tại được, ngoài sự phù trợ của một số người Háncòn có sự ủng hộ của các tù trưởng địa phương người Việt[1]. Các tùtrưởng người Việt, Lạc tướng vẫn cai trị, hàng năm nộp cống cho nhàTriệu thông qua hai quan sứ. Giúp việc cho hai quan sứ có một sốquan chức cả người Hán lẫn Việt[2].Biến cố đáng kể nhất của thời Bắc thuộc lần 1 là cuộc chiến giữanhà Hán và nhà Triệu cuối thế kỷ 2 TCN, dẫn tới sự thay đổi chủquyền cai trị lãnh thổ miền Bắc và Bắc Trung Bộ Việt Nam từ tay nhàTriệu sang tay nhà Hán.Cuối thế kỷ 2 TCN, nhân lúc nhà Triệu suy yếu, Hán Vũ Đế định dùngphương pháp ngoại giao để thu phục đất Nam Việt nhưng khôngthành công vì gặp sự chống đối của tể tướng Lữ Gia. Hán Vũ Đếquyết định sử dụng quân sự và mở cuộc tấn công quy mô vào năm 111TCN. Do lực lượng chênh lệch, nhà Triệu nhanh chóng thất bại.Tướng Hán là Lộ Bác Đức hạ được kinh thành Phiên Ngung của NamViệt nhưng chưa tiến vào lãnh thổ Âu Lạc cũ. Thủ lĩnh người Việt làTây Vu vương định nổi dậy chống Hán nhưng bị tả tướng HoàngĐồng giết chết để hàng Hán. Nước Nam Việt, trong đó bao gồm lãnhthổ Việt Nam, từ đó thuộc quyền cai quản của nhà Hán.Nhà Hán xác lập bộ máy cai trị chặt chẽ hơn so với nhà Triệu, thiếtlập đơn vị cai trị cấp châu và quận. Tại các huyện, chế độ Lạc tướngcha truyền con nối của người Việt vẫn được duy trì, nhà Hán “dùngtục cũ để cai trị”[3].Khi Vương Mãng cướp ngôi nhà Hán lập nhà Tân (năm 8), thứ sửGiao Châu là Đặng Nhượng và thái thú Tích Quang theo các thái thú ởGiang Nam, cùng nhau cát cứ chống nhà Tân. Năm 29, Hán Quang VũĐế cơ bản thống nhất trung nguyên. Theo lời dụ của tướng Đông Hánlà Sầm Bành, Tích Quang và Đặng Nhượng cùng hàng Đông Hán.Hành chính và dân sốThời TriệuTriệu Đà chia lãnh thổ Âu Lạc cũ làm 2 quận Giao Chỉ và Cửu Chân.Bên dưới cấp quận không có đơn vị hành chính khác. Sử sách ghinhận tại hai quận này có 40 vạn dân thời Triệu[1].Thời HánNhà Hán đánh chiếm Nam Việt năm 111 TCN, chia lãnh thổ Nam Việtlàm chín quận là Nam Hải, Hợp Phố (Quảng Đông), Thương Ngô,Uất Lâm (Quảng Tây), Chu Nhai, Đạm Nhĩ (đảo Hải Nam), Giao Chỉ,Cửu Chân, Nhật Nam (Âu Lạc cũ).Riêng đối với quận Nhật Nam, khi Lộ Bác Đức đánh bại nhà Triệu,lãnh thổ Nam Việt chưa bao gồm quận Nhật Nam (từ Quảng Bình tớiBình Định)[3]. Vùng đất này được nhập vào lãnh thổ chung với miềnBắc và miền Trung Việt Nam ngày nay lần đầu tiên sau khi các quancai trị Giao Chỉ tiến xuống thu phục các bộ tộc phía Nam dãy HoànhSơn trong thời thuộc Hán và hình thành quận Nhật Nam[3].Năm 106 TCN, Hán Vũ Đế đặt bộ Giao Chỉ, thống suất 7 quận ở lụcđịa, trị sở đặt tại quận Giao Chỉ là quận lớn và quan trọng nhất[3].Hán thư ghi nhận quận Giao Chỉ gồm có 10 huyện: Liên Lâu, AnĐịnh, Câu Lậu, Mê Linh, Khúc Dương, Bắc Đái. Kê Tử, Tây Vu, LongBiên, Chu Diên. Theo Hán thư, quận Giao Chỉ thời Hán có 92.440 hộ -746.237 người[4].Về quận trị c ...