Tìm lại nơi sinh của Lê Thánh TôngTrong “Về nơi sinh của Lê Thánh Tông và dòng họ Định trên đất Thái Bình” in trên Nghiên cứu lịch sử số 3 (198 (V - VI) - 1998, tác giả Mai Hồng - Viện Hán Nôm nêu:“Từ trước đến nay, giới sử học thường nhận định rằng Đinh Liệt và Nguyễn Xí đã giúp vua Lê Thánh Tông lên ngôi. Nhưng chưa có ý kiến nào nói rõ điểm xuất phát để lên ngôi của vua Lê Thánh Tông là từ đâu. Nhân trong các chuyến đi điền dã tại Thái...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tìm lại nơi sinh của Lê Thánh Tông Tìm lại nơi sinh của Lê Thánh TôngTrong “Về nơi sinh của Lê Thánh Tông và dòng họ Định trên đất Thái Bình” intrên Nghiên cứu lịch sử số 3 (198 (V - VI) - 1998, tác giả Mai Hồng - Viện HánNôm nêu: “Từ trước đến nay, giới sử học thường nhận định rằng Đinh Liệt và Nguyễn Xíđã giúp vua Lê Thánh Tông lên ngôi. Nhưng chưa có ý kiến nào nói rõ điểm xuấtphát để lên ngôi của vua Lê Thánh Tông là từ đâu. Nhân trong các chuyến đi điềndã tại Thái Bình, chúng tôi đã thu thập được một số tư liệu có liên quan đến nơisinh của vị Hoàng đế đầy tài ba của dòng họ Lê này”. Bài viết dựa theo các nguồn tư liệu dân gian và tư liệu thành văn. Trước khi vàovấn đề chuyện dân gian, tôi xin nhắc lại những điều trong chính sử đ ã ghi về ngàysinh, nơi sinh, nơi ở của Hoàng tử Tư Thành (tên huý của Lê Thánh Tông), chođến khi Hoàng tử Tư Thành được phong Bình Nguyên Vương, rồi lại đổi phongGia Vương: “Tháng 6, sách phong Ngô thị làm Tiệp dư ở cung Khánh Phương, tức QuangThục Hoàng thái hậu sau này”. (Đại Việt sử ký toàn thư - tập III - quyển XI, tr 129). “Mùa thu, tháng 7, ngày 20, Hoàng tử Tư Thành sinh” (sđd, tr 130). “Tháng 6, phong Hoàng đệ Tư Thanh làm Bình Nguyên Vương” (sđd, tr 135). “Vua huý là Tư Thành, lại huý là Hạo, con thứ tư của Thái Tông… Mẹ làQuang Thục Hoàng Thái hậu Ngô thị, người làng Đồng Bàng, huyện Yên Định,phủ Thanh Hoá. Khi Thái Hậu còn là Tiệp di, đi cầu tự, chiêm bao thấy trời choTiên đồng, rồi có thai… năm Đại Bảo thứ 3 (1442), tháng 7, ngày 20 sinh ra vua…Năm Đại Hoà thứ 3 (1445), phong làm Bình Nguyên Vương, vâng làm Phiênvương vào ở Kinh sử, hàng ngày cùng các Thân vương ở Kinh diên học tập…Tuyên Từ Thái hậu yêu như con mình đẻ ra, vua Nhân Tông cho là người em hiếmcó… đến khoảng năm Diên Ninh (1459), Nghi Dân tiếm ngôi, đổi phong vua làmGia Vương, và làm nhà ở bên hữu nội điện cho ở. Không bao lâu, đại thần là bọnNguyễn Xí, Đinh Liệt cùng nhau đem cấm binh đánh bọn Đồn, Ban, rồi phế NghiDân, đón vua lên ngôi…” (sđd, tr 173, 164). Theo chính sử, bà Tiệp dư Ngô Thị Ngọc Dao ở cung Khánh Phương, trongkinh thành Thăng Long sinh Hoàng tử Tư Thành, lớn lên được phong BìnhNguyên Vương, hàng ngày cùng các Thân vương học tập ở toà Kinh Diên (cũngnhờ hơn chục năm đèn sách mà vua Lê Thánh Tông trở thành một nhà văn, nhàthơ kiệt xuất). Đến năm 18 tuổi, được tôn làm vua, lúc đó Bình Nguyên vương đãđổi phong là Gia vương, nhà ở (vương phủ) được xây dựng ngay bên phải nội điện(cung vua ở), trong kinh thành Thăng Long. Vậy khi Nguyễn Xí và Đinh Liệt đón Gia Vương lên ngôi, tức vua Thánh Tôngtừ nhà ở (vương phủ) của gia Vương trình kinh thành Thăng Long. Có lẽ tác giả bài trên chưa xem kỹ những bộ sử ký, nên đã vội phê phán giới sửhọc và cả Phan Huy Chú – tác giả Lịch triều hiến chương chưa nói rõ địa điểmxuất phát để lên ngôi vua, hoặc đón vua từ đâu? Về chủ đề này qua tư liệu dângian, tác giả Đinh Tú trong bài “Vua Lê Thánh Tông sinh ở đâu” (1) có viết: “Lúc đón bà Ngọc Dao đi lánh nạn, thuộc hạ của Đinh Liệt và Nguyễn Xí rất lobà trở dạ đẻ trên đất Vạn Linh trước khi qua sông, sang khu vực an toàn. Có ngườikhấn rằng: Có phải con mẹ con cha Thì sinh ra đất Duyên hà, Thần Khê Nhược bằng bác mẹ chẳng sinh Thì quăng ra đất Vạn Linh cho rồi. Câu khấn này có nghĩa là nếu người có tài đức để nối nghiệp ông cha, thì sangDuyên Hà hoặc Thần Khê hãy ra đời. Nếu như kém tài hèn đức thì sinh ở VạnLinh thì khó thoát tay Phạm Đồn, nên vứt đi cho khỏi liên luỵ người khác”. Về sự kiện này, tác giả có nhận định khác Đinh Tú. “Khi chạy ra đến cầu Tray, nơi giáp ranh giới giữa hai địa phận làng Chép, xãGia Lập, huyện Duyên Hà và làng Sâm, xã Mậu Lâm, huyện Thần Khê thì bàNgọc Dao chuyển dạ đẻ. Suốt từ chập tối cho đến sáng hôm sau một chuỗi thờigian dài và nặng nề, mọi người lo sợ triều đình sẽ đuổi kịp. Trong tình thế tiếnthoái đều khó, bà Ngọc Dao cho thắp hương cầu trời phật. Bài khấn ấy, đến nayvẫn còn được lưu truyền trong dân gian và tác giả Mai Hồng không dùng chữ“Vạn Linh” (đất Vạn Linh) mà dùng chữ “Vạn Ninh”, chú thích nghĩa là “yên lặngmuôn thuở - bãi tha ma”. Câu chuyện Hoàng hậu Nguyễn Thị Anh hiềm khích với Tiệp dư (2) Ngô ThịNgọc Dao, lập mưu hãm hại lúc có thai mấy tháng bị đuổi khỏi cung KhánhPhương, ra giam ở chùa Huy Văn (3), hoặc: “Khi ấy, Hoàng hậu Nguyễn Thị Anh chưa thể ra tay, mà chỉ cách chức Tiệp dưcủa Ngô Thị Ngọc Dao và biết bà Ngọc Dao đã có thai, mới cho biệt ở chùa HuyVăn (Văn Chương, Đống Đa, Hà Nội), chờ sau khi sinh nở rồi sẽ định liệu”. Đây thật ra là những chuyện dựng đứng xuyên tạc lịch sử hết sức thô bạo,nhưng cũng hết sức vụng về. Vì sử sách đã ghi: “Ngày 20, tháng 7, năm Nhâm Tuất (1442), Hoàng tử Tư Thành sinh. Ngày 27cùng tháng, vua Thái Tông đi tuần miền Đông. Đến ngày mồng 4, tháng 8 cùngnăm, vua về đến vườn Lệ Chi, huyện Gia Lâm, bông bị bệnh ác mà mất. Tính ra,Hoàng tử Tư Thành sin ...