Danh mục

THỰC HÀNH CHÂM CỨU TRỊ LIỆU - ĐỘNG KINH

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 130.13 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Phí tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Động kinh là 1 loại bệnh về cơ năng của Não bị rối loạn. Phát bệnh một cách đột ngột, thường có tính cách nhất thời nhưng dễ tái phát. Loại động kinh nguyên phát có thể có quan hệ với yếu tố di truyền. Loại kế phát có thể do não bị viêm, chấn thương, có thai trúng độc.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
THỰC HÀNH CHÂM CỨU TRỊ LIỆU - ĐỘNG KINH THỰC HÀNH CHÂM CỨU TRỊ LIỆU ĐỘNG KINH (Điên Giản - Giản chứng - Epilepsy - Epilepsie) A. Đại cương Động kinh là 1 loại bệnh về cơ năng của Não bị rối loạn. Phát bệnhmột cách đột ngột, thường có tính cách nhất thời nhưng dễ tái phát. Loại động kinh nguyên phát có thể có quan hệ với yếu tố di truyền.Loại kế phát có thể do não bị viêm, chấn thương, có thai trúng độc... B. Nguyên nhân Thường do Can, Thận suy yếu, làm cho Can Phong nội động, đờm dãinghịch lên trên, kinh khí hỗn loạn, thanh khiếu bị che lấp gây ra bệnh. C. Triệu chứng Trên lâm sàng thường gặp 4 loại sau: Thể Nặng, Thể Nhẹ, Thể TâmThần Vận Động và Thể Cơn Cục Bộ. a- Thể Phát Tác Nặng: thường có dấu hiệu báo trước: chân tay mềmyếu, không có sức, chân tay tê, choáng váng. Lúc lên cơn: bỗng nhiên ngãlăn ra, bất tỉnh, trong họng nghe tiếng khò khè, thở khó, gân cơ co rút lại, sắcmặt xanh tím, đồng Tử mắt nở lớn, đầu và mắt lệch về 1 bên, hàm răng cắnchặt, có khi cắn cả vào lưỡi, miệng sùi bọt trắng, có thể tiêu tiểu ra quần.Chừng 10 phút sau thì hết co rút, người bệnh ngủ mê mệt, khoảng nửa giờđến vài giờ sau thì dần dần tỉnh và sinh hoạt lại như bình thường. b- Loại Phát Cơn Nhẹ: mất ý thức một thoáng (thời gian rất ngắn),không bị co rút cơ thể, thường gặp nơi trẻ nhỏ . Có khi thấy mắt nhá y liêntục, đầu cúi xuống, 2 mắt trợn ngược, người gục về phía trước khoảng 10giây thì tỉnh lại. Cơn có thể phát vài lần trong ngày. c- Loại Phát Tâm Thần Vận Động: thường gặp nơi thanh niên. Bỗngnhiên ý thức bị xáo trộn, lúc đang làm việc hoặc đang ngủ, bỗng nhiên nhỗmdậy, bồn chồn, chạy đi chạy lại từ vài phút đến vài giờ. Sau khi lên cơn,người bệnh không biết gì hết. d - Loại Phát Cơn Cục Hạn: một bên cơ thể bị co rút nhưng ý thứckhông bị xáo trộn hoặc nửa bên người có cảm giác khác thường hoặc mấtcảm giác hoặc có khi lan sang cả phía kia gây thành bệnh nặng. D. Điều trị 1- Châm Cứu Học Thượng Hải: Khai khiếu, hóa đờm, bình Can, tứcPhong. Huyệt chính: Phong Phủ (Đc.16) + Phong Trì (Đ.20) + Nhân Trung(Đc.26) + Đại Chùy (Đc.14) + Yêu Kỳ. Huyệt phụ: Thân Mạch (Bq.62), Chiếu Hải (Th.6), Nội Quan (Tb.6)(hoặc Gian Sử ), Thần Môn (Tm.7) (hoặc Thông Lý - Tm.5), Hợp Cốc(Đtr.4), Thái Xung (C.3), Tam Âm Giao (Ty.6), Âm Lăng Tuyền (Ty.9), CựKhuyết (Nh.14), Trung Quản (Nh.12), Phong Long (Vi.40), Thần Đ ình(Đc.24) . . Loại Phát Cơn Nặng: trừ cơn phát vào ban ngày thì bỏ huyệt ChiếuHải (Th.6), phát vào buổi tối bỏ huyệt Thân Mạch, còn các huyệt phụ đều cóthể thích hợp. . Loại Phát Cơn Nhẹ: có thể phối Gian Sử (Tb.5), Thần Môn (Tm.7),Phong Long (Vi.40), Cự Khuyết (Nh.14) hoặc Trung Quản . . Lên Cơn Loại Tâm Thần Vận Động: có thể phối hợp với Gian Sử(Tb.5), Thần Môn (Tm.7), Phong Long (Vi.40), Cự Khuyết (Nh.14) hoặcTrung Quản . . Lên Cơn Loại Cục Bộ: có thể phối hợp với Hợp Cốc (Đtr.4), TháiXung (C.3), Dương Lăng Tuyền (Đ.34), Tam Âm Giao (Ty.6) . Ngoài ra, có thể chọn dùng Bá Hội (Đc.20), Tâm Du (Bq.15), Can Du(Bq.18) . Lúc chưa phát cơn, có thể châm hoặc cứu Quan Nguyên, Thái Khê. Lúc phát cơn, dùng phương pháp kích thích mạnh. Mỗi ngày hoặccách ngày châm 1 lần, 10 lần là 1 liệu trình. Ý Nghĩa: Phong Trì, Phong Phủ và Đại Chùy để thanh tiết Phong,dưỡng tinh thần, tỉnh não; Nhân Trung để điều tiết khí Âm Dương, tỉnhkhiếu, tố quyết; Yêu kỳ là biệt huyệt theo kinh nghiệm của cổ nhân d ùng tr ịchứng giản. Ban ngày phát cơn là bệnh tại mạch Dương Kiều, vì vậy bỏ ChiếuHải, buổi tối phát cơn là bệnh tại mạch Âm Kiều, vì vậy bỏ huyệt ThânMạch. Bệnh phát cơn nhẹ, hợp với Nội Quan, Nhân Trung, Thần Môn, ThầnĐình để an thần tỉnh não. Loại Tâm Thần Vận Động dùng Phong Long, CựKhuyết, Trung Quản để làm thông ngực, hạ đờm, thêm Gian Sử, Thần Mônđể tỉnh thần. Phát Tác Cục Bộ: phối Hợp Cốc, Thái Xung để khai các khớptay chân, thêm Dương Lăng Tuyền (hội Của cân) để thư giãn gân, Tam ÂmGiao để điều khí tam âm ở chân, Bá Hội để tỉnh não, Tâm Du để an thần,Can Du để bình Can, tức phong. 2- Trung Quản (Nh.12), cứu 50 tráng (Biển Thước Tâm Thư). 3- Thông Cốc (Bq.66) + Tâm Du (Bq.15) + Tam Lý (Vi.36) + Cưu V ĩ(Nh.15) + Trung Quản (Nh.12) +Thiếu Thương (P.11), Cự Khuyết (Nh.14)(Châm Cứu Đại Thành). 4- Toàn Trúc (Bq.2) + Thiên Tỉnh (Ttu.10) + Tiểu Hải (Tttr.8) + ThầnMôn (Tm.7) + Kim Môn (Bq.63) + Thương Khâu (Ty.5) + Hành Gian (C.2)+ Thông Cốc (Bq.66) + Tâm Du (Bq.15) (cứu 100 tráng) + Hậu Khê (Ttr.3),Quỹ Nhãn (Thần Ứng Kinh). 5- Cưu Vĩ (Nh.15) + Hậu Khê (Ttr.3) + Thông Cốc (Th.20) + Tâm Du(Bq.15) + Dương Giao (Đ.35) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Thái Xung (C.3) +Gian Sử (Tb.5) + Thượng Quản (Nh.13) (Y Học Cương Mục). 6- Huyệt chính: Phon ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: