Danh mục

Thực nghiệm dạy học đọc hiểu cho học sinh khuyết tật trí tuệ học hòa nhập cấp tiểu học

Số trang: 22      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.10 MB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Phí tải xuống: 18,000 VND Tải xuống file đầy đủ (22 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong nghiên cứu này, các biện pháp xây dựng kế hoạch dạy học đọc hiểu, điều chỉnh ngữ liệu và tăng cường sử dụng trực quan trong dạy học đọc hiểu đã được tiến hành thực nghiệm trên 03 học sinh khuyết tật trí tuệ (2 học sinh lớp 1 và 1 học sinh lớp 2 đang học hòa nhập). Mời các bạn tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực nghiệm dạy học đọc hiểu cho học sinh khuyết tật trí tuệ học hòa nhập cấp tiểu học THỰC NGHIỆM DẠY HỌC ĐỌC HIỂU CHO HỌC SINH KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ HỌC HÒA NHẬP CẤP TIỂU HỌC Phạm Hà Thương*Tóm tắtViệc tìm kiếm các biện pháp dạy học đọc hiểu cho học sinh khuyết tật trí tuệhọc hòa nhập cấp Tiểu học nhằm phát triển kĩ năng đọc hiểu cho các emlà một nhu cầu bức thiết. Trong nghiên cứu này, các biện pháp xây dựngkế hoạch dạy học đọc hiểu, điều chỉnh ngữ liệu và tăng cường sử dụng trựcquan trong dạy học đọc hiểu đã được tiến hành thực nghiệm trên 03 học sinhkhuyết tật trí tuệ (2 học sinh lớp 1 và 1 học sinh lớp 2 đang học hòa nhập).Nghiên cứu được tiến hành trong thời gian 10 tuần (30 buổi hỗ trợ cá nhân/em). Kết quả thu được sau thực nghiệm cho thấy cả ba trường hợp can thiệpđều có tiến bộ về kĩ năng đọc hiểu cũng như có sự đáp ứng tích cực với cácbiện pháp hỗ trợ được sử dụng. Mặc dù nghiên cứu này cần được tìm hiểusâu hơn và thực hiện trên nhiều khách thể tham gia, nhưng các biện pháphỗ trợ này bước đầu có thể được xem là một hướng giải quyết hiệu quả chocác học sinh khuyết tật trí tuệ có khó khăn trong đọc hiểu.Từ khóa: kĩ năng đọc hiểu, học sinh khuyết tật trí tuệ, hòa nhập, cấp tiểu họcTEACHING READING COMPREHENSION FOR CHILDREN WITH INTELLECTUAL DISABILITY IN INCLUSIVE PRIMARY SCHOOLSAbstractIt is necessary to find the method to teach reading comprehension for childrenwith intellectual disabilities to develop reading comprehension skills. Buildinga plan of teaching reading comprehension, material adjustment, and visualteaching were conducted on 03 students with intellectual disabilities for ten*Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. Liên hệ: 219weeks (30 individual support sessions per 01 student). The results showedthat all three cases made progress in both reading comprehension skillsand that the students responded positively to the teaching strategies used.Although more research is needed, these teaching strategies initially provedto be a viable solution for students with intellectual disabilities who havedifficulty reading comprehension.Keywords: reading comprehension skills, students with intellectual disability,inclusion, primary schoolI. ĐẶT VẤN ĐỀ Môn Tiếng Việt được coi là môn học căn bản trong nhà trường cấpTiểu học. Môn học này giúp học sinh (HS) có phương tiện giao tiếp, làmcơ sở để học tập tất cả các môn học và hoạt động giáo dục khác tại nhàtrường. Mục tiêu của môn Tiếng Việt hướng đến việc HS hình thành mộtsố năng lực liên quan đến việc sử dụng tiếng Việt như: nghe, nói, đọc, viết(Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018). Đọc hiểu là một yêu cầu cần đạt trongchương trình môn Tiếng Việt và phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinhnói chung và HS khuyết tật trí tuệ nói riêng là đích hướng đến của quátrình dạy học. Theo số liệu từ Báo cáo điều tra về người khuyết tật năm 2016, đượcTổng cục Thống kê công bố năm 2018: khuyết tật trí tuệ (KTTT) là mộtdạng tật phổ biến trong các dạng khuyết tật (chiếm khoảng 30% trongtổng số khoảng 1,3 triệu trẻ khuyết tật) (Tổng cục thống kê, 2018). Theobáo cáo năm học (2019-2020) của Bộ Giáo dục và Đào tạo, về số lượng HSkhuyết tật học hòa nhập thì trong số hơn 400,000 HS khuyết tật hiện đanghọc hòa nhập tại các cơ sở giáo dục Mầm non, Tiểu học và một số ít đanghọc ở các cấp học cao hơn thì HS KTTT chiếm khoảng 40% trong tổng sốcác dạng tật học hòa nhập tại các cơ sở giáo dục nói trên. Đối với HS tiểu học nói chung và HS KTTT nói riêng, việc học đọchiệu quả là cơ sở giúp các em lĩnh hội được không chỉ môn Tiếng Việt màcòn nắm bắt các kiến thức ở các môn học khác cũng như kiến thức chungtrong xã hội. Theo tác giả Nguyễn Thị Hạnh (Nguyễn, 1999), hoạt độngđọc bao gồm hai mặt: kĩ thuật và thông hiểu nội dung – hay còn gọi là đọc220hiểu. Thông qua hoạt động đọc, HS có thể thu nhận được thông tin nhiều,nhanh, dễ dàng nhất. Tuy nhiên, trong thực tế dạy học HS KTTT học hòanhập ở Tiểu học, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, kĩ năngđọc hiểu của HS KTTT còn hạn chế và quá trình học tập nhằm phát triểnkĩ năng này của HS còn gặp nhiều khó khăn. Từ việc xác định vai trò của kĩ năng đọc hiểu và tính cần thiết trongsử dụng các biện pháp dạy học đọc hiểu (DHĐH) cho HS KTTT học hòanhập cấp tiểu học, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm thử nghiệmmột số biện pháp sư phạm giúp HS KTTT cải thiện kĩ năng đọc hiểu. Giảthuyết đưa ra: Với việc ứng dụng ba biện pháp được đề xuất trong nghiêncứu này, bao gồm: 1) Xây dựng kế hoạch DHĐH, 2) Điều chỉnh dữ liệu và 3)Tăng cường sử dụng trực quan, giúp HS KTTT phát triển kĩ năng đọc hiểu,bước đầu cải thiện khó khăn của mình và khắc phục những hạn chế trongđọc hiểu văn bản, nhờ đó đáp ứng phần nào các nội dung yêu cầu về đọchiểu khi tham gia học hòa nhập ở cấp tiểu học.II. PHƯƠNG PHÁP VÀ CÔNG CỤ NGHIÊN CỨU2.1. Phương pháp nghiên cứu Trong nghiên cứu thực nghiệm này chúng tôi chủ yếu sử dụng haiphương pháp: – Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Đây là phương pháp được tiếnhành với một nhóm HS KTTT; quá trình thực nghiệm nghiên cứu nhằmxác định tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất trên nhóm mẫu; từ đóđề xuất các bước nghiên cứu tiếp theo hoặc các khuyến nghị việc sử dụngcác biện pháp DHĐH với HS KTTT học hòa nhập cấp Tiểu học. – Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình (case study): Thựcnghiệm sư phạm chủ yếu được tiến hành để can thiệp sâu cho ba HS KTTThọc hòa nhập cấp Tiểu học. Ngoài ra, để có được cơ sở tiến hành nghiên cứu thực nghiệm này,chúng tôi còn sử dụng các phương pháp khác như: Hỏi ý kiến chuyên gia,nghiên cứu lý luận, sử dụng trắc nghiệm, quan sát và xử lý dữ liệu. 2212.2. Công cụ và cách thức lượng giá sử dụng trong ngh ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: