Danh mục

Minh giải văn bản và và quá trình dạy học đọc hiểu, tiếp nhận văn bản tác phẩm Hán Nôm trong nhà trường

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 87.00 KB      Lượt xem: 25      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Các tác phẩm văn học Hán Nôm có vị trí quan trọng trong chương trình Ngữ văn các cấp. Hiện, có nhiều phương pháp, lí thuyết, đường hướng được đề xuất để thâm nhập hệ thống văn bản tác phẩm này. Bài viết nêu định hướng minh giải văn bản, từ đó nhấn mạnh vai trò, ý nghĩa của minh giải văn bản đối với quá trình dạy học đọc hiểu, tiếp nhận văn bản tác phẩm Hán Nôm đối với cả giáo viên và học sinh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Minh giải văn bản và và quá trình dạy học đọc hiểu, tiếp nhận văn bản tác phẩm Hán Nôm trong nhà trườngJOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2015-0060Social Sci., 2015, Vol. 60, No. 10, pp. 75-79This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn MINH GIẢI VĂN BẢN VÀ VÀ QUÁ TRÌNH DẠY HỌC ĐỌC HIỂU, TIẾP NHẬN VĂN BẢN TÁC PHẨM HÁN NÔM TRONG NHÀ TRƯỜNG Phạm Hải Linh NCS Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Các tác phẩm văn học Hán Nôm có vị trí quan trọng trong chương trình Ngữ văn các cấp. Hiện, có nhiều phương pháp, lí thuyết, đường hướng được đề xuất để thâm nhập hệ thống văn bản tác phẩm này. Bài viết nêu định hướng minh giải văn bản, từ đó nhấn mạnh vai trò, ý nghĩa của minh giải văn bản đối với quá trình dạy học đọc hiểu, tiếp nhận văn bản tác phẩm Hán Nôm đối với cả giáo viên và học sinh. Từ khóa: Hán Nôm, minh giải, văn bản, đọc hiểu, nhà trường.1. Mở đầu Minh giải văn bản là cụm thuật ngữ được các nhà nghiên cứu ngữ văn học cổ điển, vănbản học Hán Nôm sử dụng rộng rãi. Cụm thuật ngữ Minh giải văn bản (MGVB) được sử dụngtrong nhiều Hội thảo khoa học của ngành Hán Nôm (Hội nghị Hán Nôm học thường niên của ViệnNghiên cứu Hán Nôm; Hội thảo khoa học toàn quốc Nghiên cứu và giảng dạy ngữ văn Hán Nômtrong nhà trường ĐH và CĐSP – ĐHSP Hà Nội, 2005. . . ); trong nhiều bài viết có liên quan đếnviệc giải thích, lập luận, cắt nghĩa về văn bản, về câu chữ. . . các tác phẩm Hán Nôm trên báo chíchuyên ngành (tiêu biểu là Tạp chí Hán Nôm), và đặc biệt Giáo trình Ngữ văn Hán Nôm (Tập 2,1989, NXB GD) dùng trong đào tạo giáo viên THPT và Ngữ văn Hán Nôm (Tập 2, 2002, NXBĐHSP) dùng trong đào tạo giáo viên THCS đều dành hẳn những phần (hoặc chương) để hướngdẫn tổ chức “minh giải văn bản tác phẩm”. Trên cơ sở đó, Chương trình đào tạo giáo viên ngữ văn(Cử nhân, Thạc sĩ) của một số trường Đại học từ khoảng mươi năm trở lại đây đã thiết lập các họcphần/ chuyên đề có liên quan với tên gọi Minh giải văn bản (Hán văn Trung Hoa, Hán văn ViệtNam, văn bản Nôm). Tuy vậy, để minh định khái niệm một cách xác thực – khách quan thì cho đến hiện naydường như mới chỉ có một vài bài báo là có bàn chi tiết một vài khía cạnh liên quan [2, 3]. Theođó, minh giải văn bản có thể có phạm vi rộng và hẹp, với những nội hàm, thao tác, công đoạn,mức độ yêu cầu khác nhau. Trong giới hạn của bài nghiên cứu, chúng tôi xin xác lập khái niệm,nội hàm, ý nghĩa của MGVB, đưa ra nguyên tắc, mục tiêu và yêu cầu cụ thể của công tác MGVB,liệt kê các bước minh giải văn bản. Bên cạnh đó, chúng tôi quan tâm đến vai trò của MGVB trongquá trình đọc hiểu và tiếp nhận văn bản tác phẩm Hán Nôm trung đại.Ngày nhận bài: 15/7/2015 Ngày nhận đăng: 10/9/2015Liên hệ: Phạm Hải Linh, e-mail: haminhsphn@gmail.com 75 Phan Hải Linh2. Nội dung nghiên cứu2.1. Xác lập khái niệm, nhiệm vụ của MGVB Xét về chữ nghĩa và cấu tạo, minh trong minh giải có nghĩa là sáng rõ, khoa học, chuẩn xác,khách quan; giải là giải thích, lí giải, phân tích một cách hệ thống, đúng đắn, phù hợp. Minh giải làsự lí giải, giải thích một cách tường minh, chuẩn mực, xác thực; không suy diễn, không cảm tính,không phiến diện. Lấy văn bản tác phẩm làm đối tượng, minh giải văn bản là thao tác sử dụng hệthống các phương pháp khoa học để lí giải, nhằm giúp cho văn bản tác phẩm được hiểu một cáchchân thực, đúng đắn với những phẩm chất – giá trị khách quan vốn có của nó. Trong giới nghiêncứu văn bản học Hán Nôm, minh giải văn bản thường được hiểu có các nhiệm vụ chính sau đây: - Xác lập, chứng minh tính chân thực của văn bản tác phẩm. Do chỗ, văn bản Hán Nôm đãtồn tại lâu đời, trong các điều kiện và tính chất văn hóa – lịch sử - xã hội đặc thù. . . nên hiện tượngthật giả, thừa thiếu, sai sót, nhầm lẫn, “tam sao thất bản”, ngụy tạo. . . hết sức phổ biến. Nếu tínhchân thực về tác giả, niên đại, chữ nghĩa. . . chưa được chứng minh khách quan thì văn bản mất đigiá trị thực tế - thực tiễn của nó. Kết quả của công tác này là “trình diện” một văn bản đáng tin cậynhất trong số các bản sao (dị bản). Các văn bản tác phẩm được giới thiệu vào nhà trường các cấp, được người biên soạn (SGK,Giáo trình) quan niệm là quy phạm (quy phạm: chuẩn xác, mẫu mực). Nhưng, lại có một thực tếlà, “văn bản quy phạm” có thể chỉ là văn bản giả định, là kết quả khảo cứu của một người, một sốngười, dựa trên những cứ liệu văn bản và quan điểm nhất định. Đến một thời điểm khác, với sự bổsung dữ liệu văn bản, có khi phải tái xác lập lại văn bản quy phạm. Theo logic trên, văn bản tácphẩm Hán Nôm được giới thiệu giảng dạy trong nhà trường nhiều khi không cập nhật được thànhtự ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: