Danh mục

Thực tiễn sau 6 năm áp dụng án lệ tại Việt Nam

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 520.93 KB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Với thực tiễn hành nghề luật, bài viết sau đây về các điều kiện áp dụng án lệ trong xét xử và góc nhìn thực tiễn khi áp dụng án lệ sẽ góp một phần không nhỏ vào sự phát triển chung của việc áp dụng án lệ tại Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực tiễn sau 6 năm áp dụng án lệ tại Việt Nam THỰC TIỄN SAU 6 NĂM ÁP DỤNG ÁN LỆ TẠI VIỆT NAM Luật sư Nguyễn Ngọc Thanh Phương Phan Huy Quyền Lê Nữ Thành Minh Công ty Luật TNHH Phước & Các Cộng Sự Án lệ được nhắc đến từ khi có Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị cho đến khi được triển khai thành đề án “phát triển án lệ của Tòa án nhân dân tối cao” được ban hành kèm theo Quyết định số 74/QĐ-TANDTC ngày 31/10/2012 và dần dần khẳng định vai trò như là một nguồn luật áp dụng trong hoạt động xét xử. Với đặc trưng là một quốc gia thuộc hệ thống Dân Luật, việc áp dụng án lệ đòi hỏi phải mất nhiều thời gian để có thể phát triển hệ thống án lệ hoàn chỉnh cũng như tạo “thói quen” áp dụng án lệ trong hoạt động xét xử của các Tòa án. Từ Nghị Quyết số 03/2015/NQ- HĐTP ngày 16/12/2015 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì án lệ mới được công nhận chính thức và đưa vào hoạt động xét xử (“Nghị quyết 03”). Tuy nhiên, sau gần 06 năm được công nhận và đưa vào hoạt động xét xử, việc áp dụng án lệ trong hoạt động xét xử tại Việt Nam vẫn còn những vướng mắc nhất định. Với thực tiễn hành nghề luật, chúng tôi hi vọng bài viết sau đây về các điều kiện áp dụng án lệ trong xét xử và góc nhìn thực tiễn khi áp dụng án lệ sẽ góp một phần không nhỏ vào sự phát triển chung của việc áp dụng án lệ tại Việt Nam. I. Điều kiện áp dụng án lệ trong xét xử tại Việt Nam 1.1. Thứ tự ưu tiên của việc áp dụng án lệ trong xét xử Nếu hệ thống Thông Luật (common law) phát triển từ tập quán (custom), xem trọng tiền lệ và do đó án lệ được xem là một nguồn luật quan trọng, được sử dụng phổ biến trong hoạt động xét xử thì pháp luật Việt Nam lại chịu ảnh hưởng của hệ thống Dân Luật (civil law) đề cao ưu tiên áp dụng văn bản quy phạm pháp luật thành văn404. Vì lẽ đó, mặc dù án lệ đã được công nhận và đưa vào áp dụng trong hoạt động xét xử tại Việt Nam nhưng án lệ chỉ được áp dụng khi nào những nguồn luật khác không có quy định điều chỉnh vấn đề đó. Cụ thể, trong hoạt động tố tụng dân sự, án lệ chỉ được áp dụng để điều chỉnh khi các bên không có thỏa thuận, pháp luật không có quy định, tập quán chưa hình thành, không có tương tự pháp luật và các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự không có quy định405. Thứ tự ưu tiên áp dụng án lệ trong xét xử cũng được thể hiện rõ tại Nghị quyết 04/2019/NQ-HĐTP ngày 18/6/2019 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao về quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ (“Nghị quyết 04”). Theo đó, một trong những tiêu chí lựa chọn án lệ là bản án đó có giá trị làm rõ quy định của pháp luật còn có 404 Đỗ Thanh Trung, Một số vấn đề lý luận về án lệ trong hệ thống Thông Luật (2016), Tạp Chí Khoa Học Pháp Lý. 405 Điều 45 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. 234 cách hiểu khác nhau, phân tích, giải thích các vấn đề, sự kiện pháp lý và chỉ ra nguyên tắc, đường lối xử lý, quy phạm pháp luật cần áp dụng trong một vụ việc cụ thể hoặc thể hiện lẽ công bằng đối với những vấn đề nào mà chưa có điều luật quy định cụ thể406. Điều này đã cho thấy rằng, vai trò của án lệ trong hệ thống civil law nói chung và hệ thống luật Việt Nam nói riêng là bổ sung, “vá” những lỗ hổng cũng như giải thích những quy định pháp luật thành văn nào chưa rõ ràng. Nguyên tắc nguồn luật duy nhất được thừa nhận của hệ thống luật xã hội chủ nghĩa là những văn bản luật thành văn (legisla- tion, not judicial decisions, was recognized as the sole source of law in the socialist sys- tem407) chẳng hạn như Hiến pháp, văn bản pháp luật như bộ luật, luật và các văn bản dưới luật chẳng hạn như nghị định, thông tư vẫn giữ tinh thần chủ đạo trong quá trình lập pháp của Việt Nam. 1.2. Áp dụng án lệ có hiệu lực pháp luật Án lệ được áp dụng trong hoạt động xét xử là án lệ đang có hiệu lực. Theo Nghị quyết 04, án lệ chỉ có hiệu lực áp dụng sau 30 ngày kể từ ngày nó được công bố408. Quy định này đã rút ngắn được 15 ngày so với quy định tại Nghị quyết 03 trước đó. Tuy nhiên trên thực tế, ngày hiệu lực của án lệ sẽ được quy định rõ trong quyết định công bố bản án và hầu như các án lệ từ số 27/2019/AL trở đi đều có thời gian án lệ được áp dụng hơn 30 ngày. Cụ thể, chẳng hạn như 08 án lệ được công bố theo Quyết định về việc công bố án lệ số 50/QĐ-CA của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, ngày công bố án lệ là ngày 25/2/2020 nhưng thời điểm các Tòa án được phép viện dẫn, áp dụng án lệ trong xét xử lại là từ ngày 15/4/2020. Việc nới rộng thời điểm áp dụng án lệ trên thực tiễn như vậy cũng tạo điều kiện để các Tòa án có thời gian hợp lý để xem xét, nghiên cứu án lệ. Hiện nay, án lệ và các thông tin về án lệ đều được đăng tải trên website trang tin điện tử về án lệ tại địa chỉ https://anle.toaan.gov.vn/ của Tòa án nhân dân tối cao. Theo thông tin công khai trên website này thì hiện tại đã có 43 án lệ được công bố và đang có hiệu lực, chưa có án lệ nào bị bãi bỏ, hết hiệu lực. Tuy nhiên, khi xem xét và áp dụng án lệ cần lưu ý rằng án lệ sẽ đương nhiên bị bãi bỏ khi án lệ đó không còn phù hợp do có sự thay đổi của pháp luật409. Trong trường hợp trang thông tin về án lệ của Tòa án nhân dân tối cao chưa kịp cập nhật những án lệ bị bãi bỏ do có sự thay đổi pháp luật thì việc tiếp cận một cách rập khuôn thông tin được công bố tại đây có thể sẽ dẫn đến áp dụng những án lệ không còn phù hợp nữa. 1.3. Áp dụng án lệ đối với vụ án có “tình huống pháp lý tương tự” Án lệ chỉ được áp dụng khi xét xử vụ án có tình huống pháp lý tương tự với án lệ410. Đây là một trong những điều kiện thể hiện rõ nhất bản chất và vai trò của việc áp dụng án lệ trong hoạt động xét xử. Đó chính là việc tạo ra sự nhất quán, sự công bằng, hiệu quả khi xét xử những ...

Tài liệu được xem nhiều: