Danh mục

Án lệ ở Cộng hoà Pháp

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 621.22 KB      Lượt xem: 21      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Án lệ (Jurisprudence) được hiểu là bản án đã tuyên hoặc sự giải thích, áp dụng pháp luật được coi như tiền lệ làm cơ sở để các thẩm phán sau đó có thể áp dụng trong các trường hợp tương tự. Án lệ góp phần tích cực vào việc bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử, bảo đảm công bằng, công lý, bảo đảm những vụ việc có tình tiết, sự kiện pháp lý tương tự thì phải được giải quyết như nhau. Bài viết tổng quan về án lệ ở quốc gia này trên các phương diện vị trí, khái niệm, chức năng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Án lệ ở Cộng hoà Pháp ÁN LỆ Ở CỘNG HOÀ PHÁP NCS.ThS. Trần Nguyễn Quang Hạ Trường ĐH Nguyễn Tất Thành ThS. Hồ Trần Bảo Trâm Tóm tắt Án lệ (Jurisprudence) được hiểu là bản án đã tuyên hoặc sự giải thích, áp dụng pháp luật được coi như tiền lệ làm cơ sở để các thẩm phán sau đó có thể áp dụng trong các trường hợp tương tự. Án lệ góp phần tích cực vào việc bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử, bảo đảm công bằng, công lý, bảo đảm những vụ việc có tình tiết, sự kiện pháp lý tương tự thì phải được giải quyết như nhau. Tuy nhiên, khác với các quốc gia theo hệ thống Thông luật (Common Law), hệ thống pháp luật Dân luật (Civil Law) đề cao vai trò của luật thành văn cho nên việc công nhận quy chế nguồn luật của án lệ ở các quốc gia này vẫn còn tồn tại nhiều điều mới mẻ cần nghiên cứu. Điển hình là Cộng hòa Pháp - một trong số những quốc gia tiêu biểu trong hệ thống Dân luật. Việc nghiên cứu “Án lệ của Cộng hoà Pháp” sẽ giúp cho chúng ta có cái nhìn tổng quan về án lệ ở quốc gia này trên các phương diện vị trí, khái niệm, chức năng. Từ khoá: Án lệ, cộng hoà Pháp, hệ thống pháp luật dân sự. 1. MỞ ĐẦU Ngày càng nhiều nghiên cứu học thuyết của Pháp, kể từ thế kỷ XX, sử dụng khái niệm án lệ (jurisprudence) để mô tả việc tạo ra các quy phạm chung của các thẩm phán. Thoạt nhìn, khái niệm này được liên kết một cách tự nhiên với hệ thống Thông luật, trong đó các án lệ tư pháp có tính ràng buộc, dưới nguyên tắc stare decisis. Sự thay đổi thuật ngữ này không phải ngẫu nhiên mà là dấu hiệu cho thấy sự thay đổi mô hình trong quy chuẩn quyền lực của các thẩm phán ở Pháp. Mặc dù có thể sử dụng thuật ngữ “án lệ” ở Pháp, nó không phải là kết quả của sự du nhập của án lệ Thông luật, cũng không phải là kết quả của sự hoà trộn giữa Thông luật và Dân luật. Việc xây dựng hệ thống pháp luật của Pháp kể từ cuộc Cách mạng tư sản đã dẫn đến sự hiểu biết nhất định cả về án lệ và thẩm quyền của nó. Án lệ ở Pháp đã được phát triển thông qua văn hóa pháp lý “légicentriste” (tức là tập trung vào luật do Nghị viện ban hành), và đã được tiếp cận một cách có hệ thống thông qua các quy tắc khái niệm về nhận thức của luật. Theo đó, án lệ ở Pháp lần đầu tiên được coi là công thức trở thành tiêu chuẩn chung của một tòa án có thẩm quyền, giống như việc Nghị viện ban hành luật theo luật định. Từ quan niệm sơ khai về án lệ, tương tự như pháp luật, chúng ta dần dần chuyển sang quan niệm tự quản về án lệ, được coi như sự biện minh cho giải pháp đã chọn, làm nền tảng cho những trường hợp tương tự trong tương lai. 2. NỘI DUNG 2.1. Vị trí của án lệ trong hệ thống pháp luật Cộng hoà Pháp. 45 Khi bàn về án lệ ở Pháp nói riêng các nước Châu Âu lục địa nói chung, thì luôn có những quan điểm, tranh cãi khác nhau về án lệ. John Merryman đã đưa ra quan điểm từ nhiều năm trước rằng: “Học thuyết thông luật đã quá quen thuộc về stare decisis - tức là quyền lực và nghĩa vụ của tòa án trong việc đưa ra quyết định dựa trên các quyết định trước đó - rõ ràng là không phù hợp với sự phân tách quyền lực như được hình thành trong các quốc gia Dân luật, và do đó bị truyền thống Dân luật bác bỏ. Các quyết định tư pháp không phải là luật… Chức năng của thẩm phán trong truyền thống đó là giải thích và áp dụng ‘luật’ vì nó được xác định về mặt kỹ thuật trong phạm vi quyền hạn của mình”44. Truyền thống Dân luật, dẫn đầu bởi Pháp, quan niệm rằng án lệ không phải là một nguồn luật. Truyền thống thông luật coi đó là điều hiển nhiên rằng án lệ này được và cần được coi như một nguồn luật chính. Nhiều nghiên cứu về luật so sánh lặp lại những “lập trường khuôn mẫu - stereotypical positions” này. Điều này có thực sự có sự trái ngược trong các quy tắc và thực tiễn giữa các hệ thống pháp luật khác nhau không?45 Ban đầu, các quốc gia thuộc hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa cho rằng các thẩm phán không nên tìm cách chiếm đoạt quyền làm luật - quyền lực chỉ thuộc về nhà lập pháp, đây là một chủ đề lặp đi lặp lại trong lịch sử ban đầu ở các nước này. Bên cạnh đó, có những lý do khác khiến cho hai yếu tố thiết yếu và đặc trưng (sự vắng mặt của một bộ luật thống nhất và lý thuyết về án lệ tư pháp) của hệ thống pháp luật Anh – Mỹ chưa được biết đến ở Pháp. Bởi vì, Pháp là một quốc gia nơi luật pháp hoàn chỉnh và thống nhất, và nơi thẩm quyền của vụ việc được quyết định chỉ giới hạn trong trường hợp cụ thể được giải quyết bằng phán quyết46. Các điều kiện thừa nhận án lệ dường như không không có chỗ đứng tại quốc gia này. Khi đề cập đến sự vắng mặt của án lệ ở Pháp thì không thể không nhắc đến các yếu tố lịch sử lập pháp ở quốc gia này. Đầu tiên là tầm quan trọng của bộ pháp điển hoá Napoléon. Việc pháp điển hóa này có tầm quan trọng và ảnh hưởng đáng kể: nó làm cho luật pháp Pháp có sự thống nhất, vốn không tồn tại vào năm 1800. Mặt khác, luật pháp của Napoléon đã phân loại lại tất cả các quy tắc pháp luật một cách rõ ràng là dứt khoát; và nó đã thành công nổi tiếng và mở rộng ra nước ngoài. Điều 5 Bộ luật Dân sự Pháp 1804 đã quy định “Cấm các thẩm phán đặt ra những quy định chung có tính chất quy chế để tuyên án đối với những vụ kiện được giao xét xử”. Điều luật này đã gián tiếp cấm việc sử dụng án lệ trong hoạt động xét xử của các thẩm phán ở Pháp. Có người cho rằng nếu không có công cuộc pháp điển hoá của Napoléon thì án lệ sẽ có vị trí vững chắc hơn bây giờ. Tuy nhiên, chúng ta không thể quên rằng vào thế kỷ XVI, khi François I ra lệnh rằng tất cả các phong tục phải được viết thành văn bản. Kể từ đó, phong tục không còn được tuyên bố hoặc thực thi thông qua quyết định của các thẩm phán: mỗi tỉnh đều có bộ luật riêng và Pháp trở thành vùng đất 44 John Henry Merryman, The Civil Law Tradition: An Introduction to the Legal Systems of ...

Tài liệu được xem nhiều: