Thực trạng đời sống văn hóa xã hội của cư dân nông thôn Việt Nam: Các vấn đề và giải pháp
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng đời sống văn hóa xã hội của cư dân nông thôn Việt Nam: Các vấn đề và giải pháp Thông tin chung Tên Đề tài/Dự án: Thực trạng đời sống văn hóa xã hội của cư dân nông thôn Việt Nam- Các vấn đề và giải pháp. Thời gian thực hiện: 2013-2014 Cơ quan chủ trì: Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam Chủ nhiệm đề tài: TS. Bế Quỳnh Nga ĐTDĐ: Email: 1. Đặt vấn đề Sau hơn 20 năm Đổi Mới, nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta đã đạt được thành tựu khá toàn diện và to lớn. Nông nghiệp tiếp tục phát triển với tốc độ khá cao theo hướng sản xuất hàng hoá. Kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng tăng công nghiệp, dịch vụ; các hình thức tổ chức sản xuất tiếp tục đổi mới. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường; bộ mặt nhiều vùng nông thôn thay đổi. Đời sống vật chất và tinh thần của dân cư ở hầu hết các vùng nông thôn ngày càng được cải thiện; xóa đói, giảm nghèo đạt kết quả to lớn. Hệ thống chính trị ở nông thôn được củng cố và tăng cường, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Tuy nhiên, những thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của đất nước và khu vực nông thôn nói riêng: nông nghiệp phát triển còn kém bền vững, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới cách thức sản xuất trong nông nghiệp còn chậm, phổ biến vẫn là sản xuất nhỏ phân tán. Các hình thức tổ chức sản xuất chậm đổi mới, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển mạnh sản xuất hàng hoá. Nông nghiệp và nông thôn phát triển thiếu quy hoạch, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn yếu kém. Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn còn thấp, phát sinh nhiều vấn đề xã hội bức xúc. Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành trung ương khóa X về Nông nghiệp, nông dân và nông thôn ( ngày 5 tháng 8 năm 2008) đã xác định những nhiệm vụ trung tâm để giải quyết tình hình nói trên như sau:“Giải quyết việc làm cho nông dân là nhiệm vụ ưu tiên xuyên suốt; bảo đảm hài hoà giữa các vùng, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng, giữa nông thôn và thành thị. Có kế hoạch cụ thể về đào tạo nghề và chính sách đảm bảo việc làm cho nông dân, nhất là ở các vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất.Tập trung nguồn lực và tăng cường chỉ đạo thực hiện đồng bộ chiến lược về tăng trưởng và xoá đói, giảm nghèo. Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe ban đầu và khám chữa bệnh; thực hiện tốt chính sách bảo hiểm y tế, dân số, giảm tỉ lệ sinh ở nông thôn. Ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc. Nâng cao chất lượng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, xây dựng các hương ước, phát huy truyền thống tốt đẹp, tương thân tương ái, tình làng 347 nghĩa xóm, bài trừ các hủ tục, thực hiện nếp sống mới ở nông thôn. Xây dựng hệ thống an sinh xã hội ở nông thôn …” (Nghị quyết, 2008). 2. Mục tiêu nghiên cứu Báo cáo này nhằm mục tiêu đánh giá kết quả 05 năm thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW về nông nông nghiệp, nông thôn và nông dân giai đoạn năm 2008-2013. Báo cáo được viết căn cứ trên việc đối chiếu những nội dung chủ yếu của nghị quyết của Đảng và thực tế, định hình bức tranh thực trạng văn hóa và xã hội nông thôn. Báo cáo cũng nêu ra những vấn đề tồn tại và đề xuất các kiến nghị cho tình hình. 3. Mọt số kết quả nghiên cứu chính 3.1. Các chỉ số phát triển Tăng trưởng kinh tế Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2006 đạt 8,23%, năm 2007 đạt 8,46%, năm 2008 đạt 6,31%, năm 2009 đạt 5,32% và năm 2010 đạt 6,78%, năm 2011 đạt 5,89%, năm 2012 đạt 5,03%, 6 tháng đầu năm 2013 đạt 4,90%. Bình quân thời kỳ 2006-2010, tăng trưởng kinh tế đạt 7,01%/năm, trong đó bình quân giai đoạn 2006-2007 đạt 8,34%; bình quân giai đoạn 2008-2010 đạt 6,14% do ảnh hưởng của lạm phát tăng cao và suy thoái kinh tế thế giới. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,34%/năm thời kỳ 2006-2010, trong đó giai đoạn 2006-2007 tăng 3,72%; giai đoạn 2008-2010 tăng 3,09%. 6 tháng đầu năm 2013 tăng 2,07% (cùng kỳ hai năm trước: Năm 2011 tăng 3,90%; năm 2012 tăng 2,88%).Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,94%/năm thời kỳ 2006-2010, trong đó giai đoạn 2006-2007 tăng 10,30%; giai đoạn 2008-2010 tăng 6,40%. 6 tháng đầu năm 2013 tăng 5,18% (cùng kỳ hai năm trước như sau: Năm 2011 tăng 6,63%; năm 2012 tăng 5,59%). Khu vực dịch vụ tăng 7,73% năm thời kỳ 2006-2010, trong đó giai đoạn 2006-2007 tăng 8,57%; giai đoạn 2008-2010 tăng 7,17%. 6 tháng đầu năm 2013 tăng 5,92% (cùng kỳ hai năm trước như sau: Năm 2011 tăng 6,23%; năm 2012 tăng 5,29%). Về cơ cấu tổng sản phẩm trong nước sáu tháng đầu năm 2013, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 18,18%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 38,70%; khu vực dịch vụ chiếm 43,12%. Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người tăng từ 11.694 nghìn đồng năm 2006 lên 22.778 nghìn đồng năm 2010, gấp gần 2 lần, tương đương 11.084 nghìn đồng. Nếu tính theo USD (Theo tỷ giá hối đoái bình quân năm), tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người tăng từ 730 USD năm 2006 lên 1.168 USD năm 2010, gấp 1,6 lần, tương đương 438 USD. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản 348 Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng bình quân 5%/năm thời kỳ 2006- 2010, trong đó nông nghiệp tăng 4,2%; lâm nghiệp tăng 3,1%; thuỷ sản tăng 8%. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản sáu tháng đầu năm 2013 ước tính đạt 349,2 nghìn tỷ đồng (theo giá so sánh 2010), tăng 2,4% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Nông nghiệp đạt 254,9 nghìn tỷ đồng, tăng 2,2% (cùng kỳ năm trước tăng 3,3%); lâm nghiệp đạt 11 nghìn tỷ đồng, tăng 5,7% (cùng kỳ năm trước tăng 6,2%) và thuỷ sản đạt 83,3 nghìn tỷ đồng, tăng 2,5% (cùng kỳ năm trước tăng 5,5%). 3.2. Phát triển xã hội Dân số, lao động Dân số trung bình cả nước năm 2010 tăng 4,34% so với năm 2006, tương đương 3,62 triệu người. Bình quân thời kỳ 2006-2010, mỗi năm dân số trung bình tăng 1,08%. Tỷ lệ dân số thành thị tăng từ 27,66% năm 2006 lên 29,92% năm 2010. Tỷ lệ giới tính khi sinh năm 2006 là 109,8 trẻ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội Cư dân nông thôn Việt Nam Xã hội nông thôn Chuyển dịch cơ cấu kinh tế An sinh xã hội nông thônGợi ý tài liệu liên quan:
-
10 trang 218 0 0
-
Tác động của chuyển dịch cơ cấu lao động đến tăng trưởng năng suất tại Việt Nam
17 trang 210 0 0 -
9 trang 209 0 0
-
12 trang 188 0 0
-
Đầu tư trực tiếp nước ngoài và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam
3 trang 171 0 0 -
Những năm đầu thế kỷ 21 - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam: Phần 1
108 trang 142 0 0 -
124 trang 111 0 0
-
346 trang 104 0 0
-
Giáo trình môn học Kinh tế phát triển
44 trang 91 0 0 -
Giáo trình Kinh tế phát triển (Nghề: Kế toán doanh nghiệp) - CĐ Cơ Giới Ninh Bình
117 trang 86 0 0 -
Đồ án tốt nghiệp Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
39 trang 76 0 0 -
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
209 trang 75 0 0 -
Xây dựng cấu trúc ma trận hạch toán xã hội cho mô hình hóa cân bằng tổng quát
19 trang 74 0 0 -
8 trang 66 0 0
-
15 trang 54 0 0
-
13 trang 53 0 0
-
Đề tài: Lập phương án quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất xã Xuân Quang 1
45 trang 48 0 0 -
Đóng góp của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với phát triển kinh tế tỉnh Thanh Hóa
7 trang 40 0 0 -
Mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam nhìn từ góc độ chuyển dịch cơ cấu
8 trang 39 0 0 -
Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư công ở Việt Nam
19 trang 39 0 0