Danh mục

Thực trạng nhu cầu nhân lực phi tài chính trong ngành ngân hàng

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 214.99 KB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu này nêu lên tình trạng các ngân hàng thừa nhân lực đại trà nhưng lại thiếu nhân lực chất lượng cao, vì vậy các ngân hàng và nhà trường cần phải ra sức đào tạo chất lượng nhân lực phi tài chính, đặc biệt là các ngành liên quan đến công nghệ thông tin để đưa ra các chiến lược, giải pháp đẩy lùi những khó khăn hiện nay và thích nghi với xu hướng. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng nhu cầu nhân lực phi tài chính trong ngành ngân hàng 6. THỰC TRẠNG NHU CẦU NHÂN LỰC PHI TÀI CHÍNH TRONG NGÀNH NGÂN HÀNG ThS, NCS. Trần Thế Nam - Vũ Thị Mẫn - Khoa QTKD – UFM Tóm tắt Trong bối cảnh CMCN 4.0 đang phát triển rất mạnh mẽ và Việt Nam đang trên đà gia nhập thì ngành ngân hàng Việt Nam đã đón đầu làn sóng, đang có xu hướng trở thành ngân hàng số, vì vậy đã chủ động nghiên cứu, đầu tư phát triển nhiều ứng dụng công nghệ 4.0 trong sản phẩm, dịch vụ, hoạt động và quản trị. Ngân hàng sử dụng các ứng dụng công nghệ vào tính toán, lưu trữ, tự động hóa quy trình bằng robot,… thay cho con người. Chính vì vậy, các ngân hàng hầu hết đang có xu hướng cắt giảm nhân lực một cách mạnh mẽ, đặc biệt là nhân lực phi tài chính. Tuy nhiên, nhân lực liên quan đến ngành công nghệ thông tin lại đang được các ngân hàng tuyển dụng nhiều hơn so với các năm trước nhưng số lượng không đáng kể. Bên cạnh đó, bước sang năm 2020, đại dịch Covid-19 lại bất ngờ ập đến khiến cho kinh tế toàn cầu, không ngoại trừ Việt Nam, bị ảnh hưởng nặng nề trong đó có ngành ngân hàng. Để thích nghi và giải quyết khó khăn, các ngân hàng đã tiếp tục cắt giảm nhân lực và cho thấy nhu cầu nhân lực phi tài chính tại các ngân hàng đang trên đà đi xuống. Tình trạng các ngân hàng thừa nhân lực đại trà nhưng lại thiếu nhân lực chất lượng cao, vì vậy các ngân hàng và nhà trường cần phải gia sức đào tạo chất lượng nhân lực phi tài chính, đặc biệt là các ngành liên quan đến công nghệ thông tin để đưa ra các chiến lược, giải pháp đẩy lùi những khó khăn hiện nay và thích nghi với xu hướng. Từ khoá: Nhân lực, ngân hàng, phi tài chính 1. Tổng quan lý thuyết Theo nghĩa hẹp: Nhân lực là nguồn lực của mỗi con người mà nguồn lực này bao gồm thể lực và trí lực. Thể lực chỉ sức khoẻ của thân thể nó phụ thuộc vào sức vóc, tình trạng sức khoẻ của từng con người, mức sống, thu nhập, chế độ ăn uống, chế độ làm việc và nghỉ ngơi, chế độ y tế. Thể lực con người còn phụ thuộc vào tuổi tác, thời gian công tác, giới tính... Trí lực chỉ sức suy nghĩ, sự hiểu biết, sự tiếp thu kiến thức, tài năng, năng khiếu cũng như quan điểm, lòng tin, nhân cách...của từng con người. Từ xưa tới nay, trong sản xuất kinh doanh, việc tận dụng các tiềm năng về thể lực của con người là chủ yếu, thường xuyên và có thể coi như đã được khai thác gần tới mức cạn kiệt. Sự khai thác các tiềm năng về trí lực của con người còn ở mức mới mẻ, chưa bao giờ cạn kiệt, vì đây là một kho tàng còn nhiều bí ẩn của mỗi con người. Theo nghĩa rộng: Xét tại bất cứ một tổ chức, doanh nghiệp nào thì Nhân lực là toàn bộ NNL của tổ chức, doanh nghiệp đó. Do đó, có thể nói Nhân lực của một tổ chức bao gồm tất cả những người lao động làm việc trong tổ chức đó. Thuật ngữ “nhân lực” 48 hay nguồn nhân lực đã không còn xa lạ ở Việt Nam trong những năm gần đây. Đó cũng chính là bởi vai trò của nó đối với tất cả các ngành. Nếu chỉ nói về lĩnh vực kinh tế, ta không thể phát triển, không thể có lợi nhuận một cách hiệu quả nếu như nhân lực không đồng bộ với sự phát triển của máy móc, khoa học kỹ thuật - đó gần như là quy luật của tất cả các nền kinh tế. Như vậy, có thể hiểu nhân lực được hiểu là toàn bộ khả năng về thể lực và trí lực của con người được vận dụng trong quá trình lao động sản xuất. Nó cũng được xem là sức lao động của con người – một nguồn lực quý giá nhất trong các yếu tố sản xuất của các tổ chức. Ngoài ra, NNL của tổ chức còn bao gồm tất cả các phẩm chất tốt đẹp, kinh nghiệm sống, óc sáng tạo và nhiệt huyết của mọi người lao động làm việc trong tổ chức. 2. Thực trạng Cuộc CMCN 4.0 đang có tác động sâu rộng đến mọi ngành nghề và ngân hàng cũng không nằm ngoài vòng ảnh hưởng của cuộc cách mạng này. Trong tương lai, hệ quả rõ ràng nhất bởi tác động của CMCN 4.0 đến lĩnh vực ngân hàng chính là các hệ thống ngân hàng truyền thống sẽ dần bị thay thế bởi các ngân hàng công nghệ hiện đại. Trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, đặc biệt khi Việt Nam đang trong thời kỳ của cuộc CMCN 4.0, vấn đề nguồn nhân lực được xem là khâu đột phá, nhân lực được thay dần bởi những máy móc, thiết bị, robot, ... Để trở thành ngân hàng số, điều này khiến cho nhu cầu nhân lực tại các ngân hàng có xu hướng giảm dần. Bởi lẽ, các ngân hàng có xu hướng sử dụng các ứng dụng công nghệ vào tính toán, lưu trữ, tự động hóa quy trình bằng robot, … Chính vì vậy, nhân lực tài chính sẽ được giảm thiểu, thay vào đó là nhân lực liên quan đến công nghệ thông tin như phát triển ứng dụng DevOPs, lập trình, phân tích dữ liệu, công nghệ đám mây UX/UI,… nhưng số lượng tăng lên không đáng kể, vì vậy nhìn chung số lượng nhu cầu nhân lực phi tài chính cũng đang có xu hướng giảm dần. Theo báo cáo của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), nhu cầu nhân lực ngành Tài chính ngân hàng giai đoạn 2016 - 2020 của Việt Nam là trên 1,6 triệu người và đến năm 2020, tổng số nhân lực làm việc trong ngành Ngân hàng khoảng 300.000 người. Những thách thức lớn và hiện hữu của ngành Ngân hàng trước CMCN 4.0, là khan hiếm nguồn nhân lực chất lượng cao (Jan Smit, Stephan Kreutzer, Carolin Moeller & Malin Carlberg, 2016). Với sự tác động của CMCN 4.0 đến lĩnh vực ngân hàng là xu hướng ngân hàng số ngày càng phát triển do đó rất cần nguồn lao động công nghệ thông tin 49 (CNTT) để đáp ứng được xu hướng công nghệ số (Brett King, 2017). Hệ thống ngân hàng truyền thống sẽ dần bị thay thế bởi các ngân hàng hiện đại, sự thu hẹp của các văn phòng giao dịch sẽ làm giảm một số vị trí việc làm tại ngân hàng như: giao dịch viên, bán lẻ… Thậm chí, một số nhóm nghề này có khả năng bị thay thế hoàn toàn bởi tự động hóa, robot... Điều này khiến cho nhu cầu nhân lực trong lĩnh vực ngân hàng, đặc biệt là nhu cầu phi tài chính ở khâu chăm sóc khách hàng, giao dịch,… bị giảm mạnh. Và theo thống kê của Thời báo Kinh ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: