Danh mục

Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng thực hiện nội dung giáo dục địa phương cho giáo viên tiểu học huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn theo chương trình giáo dục phổ thông 2018

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 149.19 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này được sử dụng kết hợp phương pháp định tính và định lượng, thực hiện khảo sát trên 501 cán bộ quản lý và giáo viên nhằm đánh giá thực trạng quản lý bồi dưỡng thực hiện nội dung giáo dục địa phương cho giáo viên tiểu học huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng thực hiện nội dung giáo dục địa phương cho giáo viên tiểu học huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 NATIONAL ACADEMY OF EDUCATION MANAGEMENT DOI: 10.53750/jem22.v14.n6.116 Journal of Education Management, 2022, Vol. 14, No. 6, pp. 116-123 This paper is available online at http://jem.naem.edu.vnTHỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG THỰC HIỆN NỘI DUNG GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG CHO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC HUYỆN TRÀNG ĐỊNH, TỈNH LẠNG SƠN THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018 Nông Thúy Hiền1 Tóm tắt. Nội dung giáo dục địa phương trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 là hoạt động giáo dục mới mẻ, do đó các nhà trường cũng như đội ngũ giáo viên không tránh khỏi sự lúng túng. Từ thực tế đó đặt ra những đòi hỏi trong thực tiễn quản lý bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý hỗ trợ các điều kiện để thực hiện nội dung giáo dục địa phương. Nghiên cứu này được sử dụng kết hợp phương pháp định tính và định lượng, thực hiện khảo sát trên 501 cán bộ quản lý và giáo viên nhằm đánh giá thực trạng quản lý bồi dưỡng thực hiện nội dung giáo dục địa phương cho giáo viên tiểu học huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn. Kết quả nghiên cứu đã cung cấp những thông tin rất hữu ích làm cơ sở cho những đề xuất đối với các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo (GD&ĐT), cơ sở giáo dục trong bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp cho giáo viên tiểu học nói chung và năng lực thực hiện nội dung giáo dục địa phương nhằm thực hiện yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở cấp tiểu học. Từ khóa: Bồi dưỡng, quản lý bồi dưỡng, giáo dục địa phương.1. Đặt vấn đề Chương trình giáo dục phổ thông ban hành theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12năm 2018 của Bộ GD&ĐT quy định Giáo dục địa phương là hoạt động giáo dục bắt buộc, được tích hợp vớiHoạt động trải nghiệm. Đây là nội dung mới của chương trình giáo dục phổ thông 2018 so với Chương trìnhgiáo dục phổ thông ban hành theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 05 năm 2006 của BộGD&ĐT. Nội dung giáo dục địa phương có thể phát huy sự đa dạng về địa lý, văn hoá truyền thống. . . đưavào trong nhà trường để giáo dục toàn diện nhân cách học sinh đáp ứng yêu cầu đổi mới, toàn diện căn bảnGD&ĐT. Giáo dục địa phương là hoạt động giáo dục mới mẻ nên các nhà trường còn khá lúng túng, giáo viênthiếu kinh nghiệm tổ chức hoạt động giáo dục này. Từ thực tế đó đặt ra những đòi hỏi trong thực tiễn quản lýnhư bồi dưỡng chuyên môn giáo viên, cán bộ quản lý, hỗ trợ các điều kiện để thực hiện. Bản thân các trườngsư phạm hiện nay cũng chưa có các nội dung đào tạo thực hiện nội dung giáo dục địa phương cho giáo sinh.Để giáo viên tiểu học thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy và tổ chức hoạt động giáo dục địa phương, đưa họctrò đến với những trải nghiệm để các em có thể hiểu, khám phá, chiêm nghiệm về các kiến thức văn học,lịch sử, địa lý, văn hóa. . . của tỉnh nhà - nơi mà mình đang sống hàng ngày thì Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT,cơ sở giáo dục phải tổ chức bồi dưỡng và khuyến khích giáo viên tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực nghềnghiệp. giáo viên tiểu học được bồi dưỡng để hiểu biết sâu sắc về địa phương và phương pháp giảng dạy, tổchức hoạt động giáo dục địa phương là yêu cầu cấp thiết. Huyện Tràng Định,tỉnh Lạng Sơn là một vùng đất giàu văn hoá, lịch sử. . . đây là điều kiện rất thuận lợiđể khai thác, tổ chức thực hiện nội dung giáo dục địa phương, tuy nhiên ở giai đoạn đầu thực hiện chươngtrình như hiện nay, đội ngũ giáo viên các nhà trường vẫn còn khá nhiều khó khăn lúng túng. Vì vậy việcnghiên cứu thực trạng Quản lý hoạt động bồi dưỡng thực hiện nội dung giáo dục địa phương cho giáo viênNgày nhận bài: 10/04/2022. Ngày nhận đăng: 12/06/2022.1 Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn116THỰC TIỄN JEM., Vol. 14 (2022), No. 6.Tiểu học huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn theo chương trình giáo dục phổ thông 2018” sẽ là cơ sở có giátrị để đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cho giáo viên tiểu học trong tổ chức hoạt động giáo dục địaphương lớp 1, lớp 2 từ năm học 2020-2021 và áp dụng cho những năm học tiếp theo khi Sở GD&ĐT triểnkhai tài liệu giáo dục địa phương lớp 3, lớp 4, lớp 5.2. Một số khái niệm cơ bản Bồi dưỡng: Theo tổ chức UNESCO: “Bồi dưỡng với ý nghĩa nâng cao nghề nghiệp. Quá trình này chỉdiễn ra khi cá nhân và tổ chức có nhu cầu nâng cao kiến thức hoặc kĩ năng chuyên môn nghiệp vụ củabản thân nhằm đáp ứng nhu cầu lao động nghề nghiệp”. Theo Từ điển Giáo dục học “bồi dưỡng giáo viênđược coi là hoạt động đào tạo lại giúp giáo viên cập nhật kiến thức chuyên ngành, những phương pháp mới,tiếp thu những kinh nghiệm giáo dục tiên tiến, để từ đó nâng cao thêm trình độ chuyên môn, ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: