Danh mục

TIẾNG HÁT CON TÀU Chế Lan Viên

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 399.36 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chế Lan Viên Không mấy ai không biết rằng ngay từ những năm mười bảy tuổi, nhà thơ Chế Lan Viên đã đột ngột xuất hiện trong phong trào Thơ mới “như một niềm kinh dị” ( Hoài Thanh). Để rồi trong một thời gian dài sau đó, khoảng thời gian chạy suốt những năm kháng chiến chống Pháp và những năm đầu tiên sau hoà bình lập lại, hồn thơ ấy đột ngột lặng tiếng hơn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TIẾNG HÁT CON TÀU Chế Lan Viên Công ty Cổ phần Đầu tư Công nghệ Giáo dục IDJ TIẾNG HÁT CON TÀU Chế Lan Viên Không mấy ai không biết rằng ngay từ những năm mười bảy tuổi, nhà thơ Chế Lan Viên đã đột ngột xuất hiện trong phong trào Thơ mới “như một niềm kinh dị” ( Hoài Thanh). Để rồi trong một thời gian d ài sau đó, khoảng thời gian chạy suốt những năm kháng chiến chống Pháp và những năm đầu tiên sau hoà bình lập lại, hồn thơ ấy đột ngột lặng tiếng hơn. Thế nhưng đến năm 1960, Chế Lan Viên bỗng nhiên bừng sáng trở lại và một lần nữa lại lay động đàn thơ với một tập thơ mà những năm tháng ấy đ ã trở thành hiện tượng - tập “Ánh sáng và phù sa. Lần này, Chế Lan Viên đã gây ngạc nhiên cho mọi người bằng những vần thơ dĩ nhiên là không còn kinh dị. Những vần thơ giờ đây không chỉ gắn bó chặt chẽ hơn với máu thịt của cuộc đời, cũng không chỉ làm rung động tình cảm của người đọc mà còn lay thức trí tuệ của người đọc thơ bằng những vần thơ sâu sắc và mới mẻ. “Tiếng hát con tàu là một trong số những bài tiêu biểu nhất cho hồn thơ mới của tác giả “Ánh sáng và phù sa”. “Tiếng hát con tàu được viết trong bối cảnh của phong trào vận động đi khai hoang và phát triển vùng kinh tế mới ở miền núi, một phong trào diễn ra rất sôi nổi và náo nức ở nước ta vào cu ối thập kỉ 50 của thế kỉ XX. Và đây cũng là lúc mà nhiều nhà văn, nhà thơ đã đi thực tế ở những miền đất khác nhau của Tổ Quốc. Tuy nhiên, không nên vì thế mà vội lầm tưởng “Tiếng hát con tàu” được viết ra chỉ để minh hoạ cho một chủ trương hay hưởng ứng một phong trào quần chúng. Ngược lại, thực tế mà chúng ta vừa nói chỉ là một dịp, một cơ hội để nhà thơ có thể nung nấu suy nghĩ về một đường lối thi ca, một hồn thơ mới mẻ. Và tuyên ngôn về một hồn thơ mới ấy của Chế Lan Viên đã được nhà thơ diễn tả thật cô đúc và thật trí tuệ trong bốn dòng thơ mang ý nghĩa của một đề từ, giống như một chiếc chìa khoá giúp ta mở cánh cửa thơ, để có thể nghe được “Tiếng hát con tàu: Tây Bắc ư, có riêng gì Tây Bắc Khi lòng ta đã hoá những con tàu Khổ đề từ bắt đầu là một lời hỏi, hay đúng hơn là một lời hỏi lại :Tây Bắc ư”. Nhà thơ dường như đã lường trước rằng có nhiều người sẽ hiểu “Tiếng hát con tàu” như và chỉ như một bài thơ viết về Tây Bắc. V à khi đưa ra lời đáp “có riêng gì Tây Bắc”, Chế Lan Viên như muốn nói với mọi người rằng đừng nên hiểu ý nghĩa của bài thơ chỉ được giới hạn trong phạm vi, khuôn khổ của đề tài một miền đất. Vì thế, chữ “Tây Bắc” đã được dùng với nghĩa thật, ý nghĩa về một miền đất, một thi đề. Thế nhưng, điều nói trên chỉ đúng với điều kiện tấm lòng nhà thơ đã phải hoà nhập vào hình ảnh của những con tàu, chuyển hoá thành những con tàu. Dĩ nhiên, chữ “con tàu” không được dùng với nghĩa đen, bởi vào lúc ấy và ngay cả bây giờ cũng không có một con tàu nào lên Tây Bắc. Khi tấm lòng nhà thơ có thể hoá thành “con tàu” thì đó phải là con tàu thơ, còn tàu của cảm xúc thơ. Mặt khác, khi1 những tấm lòng thơ có thể hoá những con tàu thì nghĩa là những nguồn thi cảm phải đ ược tìm không ở trong nhà thơ mà ở bên ngoài họ, ở cuộc đời, ở nhân dân, Tổ Quốc.Chế Lan Viên đã nói đến một hồn thơ đang khát khao đến với hiện thực sống động, đến với những Biên tập viên: Trần Hải Tú http://www.hoc360.vn Công ty Cổ phần Đầu tư Công nghệ Giáo dục IDJ miền đất của Tổ Quốc. Khi ấy và chỉ khi ấy thì Tây Bắc mới là nơi mà thơ tìm đến. Nhưng cũng không phải là địa chỉ duy nhất của hồn thơ. Với hai câu thơ trên, Chế Lan Viên đã muốn phát biểu một quan niệm thơ đối lập với nhiều quan niệm thi ca của những thời kì trước. “Tiếng hát con tàu” sẽ là tiếng hát của một tâm hồn đã biết rằng không thể tìm thơ bằng cách giam mình trong “tháp ngà nghệ thuật”, biết rằng thơ không ở bên trong những cánh cửa lòng. Bởi vậy, ở bên dưới nhà thơ cũng viết : Chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khép. Nhà thơ muốn từ bỏ những quan niệm thơ đã từng được phát biểu trong những câu nói rất nổi tiếng của Anđephret- đơ- Muýt-xê : Hãy đập vào trái tim anh, thiên tài là ở đó”. Và bởi thế, nửa sau của khúc đề từ cũng được bắt đầu bằng một chữ “khi” Khi Tổ Quốc bốn bề lên tiếng hát. Đó là một cách nói đề Chế Lan Viên có thể diễn tả xúc cảm về một Tổ Quốc đã trở thành nguồn cảm hứng, nguồn thơ say đắm. Tổ Quốc đã hát lên, Tổ Quốc đã thúc giục, mời gọi, đợi chờ. Bởi tiếng hát là âm thanh của chất thơ, của vẻ đẹp và trong điều kiện ấy, trong tình hình như thế, nhà thơ thấy tâm hồn mình , tức là thơ của mình không thể ở đâu khác ngoài Tây Bắc : Tâm hồn ta là Tây Bắc chứ còn đâu. Đặt trong mối quan hệ với câu thơ thứ ba thì “Tây Bắc” trong câu thơ này đ ã không thuần tuý chỉ còn là một địa danh. Tây Bắc đã được dùng như một hoán dụ để thay cho, đại diện cho chính Tổ Quốc đang cất lên tiếng hát ở khắp bốn bề kia. Và như thế phải hiểu rằng “tâm hồn ta là Tây Bắc” là cách mà nhà thơ mượn để muốn nói một điều : thơ của ta phải là và chỉ có thể là chính đời sống, chính đất nước. Nó hoàn toàn nằm ở bên trong cái Tôi khép kín của nhà thơ. Vì vậy, lời đề từ chính là lời tuyên ngôn của một hồn thơ mới mẻ trong không chịu giới hạn trong chân trời của một người mà vươn tới chân trời xa rộng của đất nước, của tất cả mọi người mà theo cách nói của Paul Eluya mà các văn sĩ thời đó rất thích, thì Tây Bắc sẽ đại diện cho chân trời xa xôi. Và đến với Tây Bắc tức là bước ra khỏi cái bóng của mình để trở thành một nguồn thơ rộng rãi hơn. Đó là điều mà Chế Lan Viên còn nói đến một lần nữa trong bài thơ “Chim lượn trăm vòng”: Tâm h ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: