Danh mục

Tiểu luận: Những tác động của quốc tế cộng sản đối với cách mạng Việt Nam

Số trang: 17      Loại file: pdf      Dung lượng: 287.57 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 17,000 VND Tải xuống file đầy đủ (17 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Lịch sử phong trào cộng sản và công nhân quốc tế giữa đầu thế kỷ XX đã đánh dấu sự ra đời, phát triển và vai trò đóng góp của Quốc tế cộng sản đối với phong trào cách mạng thế giới nói chung, phong trào giải phóng dân tộc của các dân tộc thuộc địa nói riêng. Trong đó có cách mạng Việt Nam. Cho đến nay, sau gần 80 năm ra đời và lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn đứng trên lập trường của chủ nghĩa Mác - Lênin để nhìn nhận, đánh giá...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiểu luận: Những tác động của quốc tế cộng sản đối với cách mạng Việt Nam Tiểu luận:Những tác động của quốc tế cộng sản đối với cách mạng Việt Nam Mở đầu Lịch sử phong trào cộng sản và công nhân quốc tế giữa đầu thế kỷ XX đã đánhdấu sự ra đời, phát triển và vai trò đóng góp của Quốc tế cộng sản đối với phong tràocách mạng thế giới nói chung, phong trào giải phóng dân tộc của các dân tộc thuộc địanói riêng. Trong đó có cách mạng Việt Nam. Cho đến nay, sau gần 80 năm ra đời và lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng taluôn đứng trên lập trường của chủ nghĩa Mác - Lênin để nhìn nhận, đánh giá vai trò củaQuốc tế cộng sản đối với cách mạng thế giới, đặc biệt là cách mạng Việt Nam. Việc nhìn nhận đánh giá đúng đắn vai trò của Quốc tế cộng sản đối với cáchmạng nước ta có ý nghĩa lịch sử - chính trị quan trọng, giúp cho cán bộ, đảng viên cóthái độ khách quan khoa học đối với Quốc tế cộng sản cũng như vai trò cá nhân của cáclãnh tụ cách mạng tiền bối của Đảng và nhân dân ta như Hồ Chí Minh, Trần Phú, LêHồng Phong, Hà Huy Tập... Tiểu luận: Những tác động của Quốc tế cộng sản đối với cách mạng ViệtNam . Tác giả mong muốn góp phần làm sáng tỏ những vấn đề trên. Chương 1 sự ra đời của quốc tế cộng sản 1.1. Bối cảnh Sau khi Ph.ăngghen mất năm 1895 hàng loạt đảng xã hội chủ nghĩa (thành viêncủa Quốc tế II), đã bị phân hoá ngày càng ngả về phái hữu và phái giữa do E.Bestanh vàK.Causky là đại diện. Mục tiêu chủ yếu của phái này là đòi xét lại, đi đến phủ nhận họcthuyết V.I.Lênin và đảng Bôn-sê-vích Nga cùng các lực lượng cánh tả trong phong tràocộng sản và công nhân Tây Âu đã kiên trì đấu tranh bền bỉ, không khoan nhượng trênmặt trận tư tưởng lý luận với chủ nghĩa cơ hội và xét lại nhằm bảo vệ, phát triể sáng tạohọc thuyết Mác, chuẩn bị tập hợp lực lượng để thành lập Quốc tế Cộng sản. 1.2. Hội nghị thành lập Quốc tế Cộng sản Sau thắng lợi của cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười ở Nga năm 1917và sau khi chuẩn bị kỹ về đường lối chính trị, tư tưởng và tổ chức ngày 1/3/1919 tạiMatxcơva, Lênin đã chủ trì cuộc họp để chuẩn bị về mọi mạt cho một chương trình làmviệc của Hội nghị quốc tế những người cộng sản và công nhân trên toàn thế giới đểthành lập Quốc tế Cộng sản. Chiều ngày 2/3/1919, Hội nghị đã được tiến hành tại điện Cremlin. Dự Hội nghịcó đại biểu của các đảng cộng sản và các tổ chức cách mạng của 30 nước tham dự. Khácvới các Hội nghị thành lập Quốc tế I và Quốc tế II, Hội nghị thành lập Quốc tế Cộngsản lần đầu tiên có mặt các đại biểu một số nước phương Đông - đại diện cho các dântộc thuộc địa và nửa thuộc địa. Hội nghị đã thảo luận và thông qua nhiều văn kiện quantrọng như Cương lĩnh của Quốc tế Cộng sản, Luận cương và Báo cáo về dân chủ tư sảnvà chuyên chính vô sản của Lênin, Tuyên ngôn của Quốc tế Cộng sản gửi những ngườivô sản toàn thế giới. Ngày 4/3/1919 tất cả các đại biểu dự Hội nghị đều biểu quyết nhấttrí với đề nghị của V.I.Lênin thông qua quyết định lịch sử thành lập Quốc tế Cộng sản(1) . Quyết định về việc thành lập Quốc tế Cộng sản ghi rõ: hội nghị cộng sản quốc tế(1) Tại hội nghị thành lập Quốc tế Cộng sản chỉ có 1 đại biểu của ĐCS Đức làG.Eberlâyin không tán thành lập Quốc tế Cộng sản ngay.quyết định thành lập Quốc tế III và thông qua tên gọi là Quốc tế Cộng sản. Tỷ lệ phiếubầu giữ nguyên không thay đổi. Tất cả các đảng, các tổ chức và các nhóm trong thờigian 8 tháng có quyền tuyên bố dứt khoát về việc tham gia vào Quốc tế III(2). Hội nghịcác đảng cộng sản và các tổ chức cách mạng của giai cấp công nhân quốc tế có ý nghĩanhư là Đại hội lần thứ nhất - Đại hội thành lập Quốc tế Cộng sản. Ngày 4/3/1919 làngày thành lập Quốc tế Cộng sản. 1.3. Lịch sử Quốc tế Cộng sản và vai trò của những người cộng sản ViệtNam trong Quốc tế Cộng sản Trong thời gian tồn tại của Quốc tế Cộng sản (tính từ ngày thành lập 4/3/1919đến khi tuyên bố giải thể vào ngày 15/5/1943 Quốc tế Cộng sản đã tồn tại 24 năm 2tháng 11 ngày) đã trải qua 07 đại hội. Cụ thể như sau: Đại hội I: từ 2 đến 6 tháng 3 năm 1919. Đại hội II: từ 19/7 đến 7/8 năm 1920. Đại hội III: từ 22/6 đến 12/7 năm 1921. Đại hội IV: từ 5/11 đến 5/12 năm 1922. Đại hội V: từ 17/6/ đến 8/7 năm 1924. Đại hội VI: từ 17/7 đến 1/9 năm 1928. Đại hội VII: từ 25/7 đến 20/8 năm 1935. Điểm khác lớn nhất của Quốc tế Cộng sản (tức Quốc tế III) so với Quốc tế I vàQuốc tế II là sự tham gia của các tổ chức, các đảng cộng sản và công nhân ở các nướcthuộc địa và phụ thuộc vào công việc chung của phong trào cộng sản, công nhân, phongtrào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới. Điều này thể hiện rõ nhất trong sự bổ sungvào khẩu hiệu nổi tiếng của phong trào cộng sản do Mác - ăngghen đề ra trước đó là vôsản tất cả các nước đoàn kết lại tại Đạ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: