Danh mục

Tiểu thuyết Cô bé Fadette: Phần 1

Số trang: 46      Loại file: pdf      Dung lượng: 353.41 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cô Bé Fadette là Tài liệu về tình yêu chân thành trong sáng đã được vẽ nên một cách lãng mạn trên cảnh trí đồng quê khoáng đạt, thơ mộng ở miền Nam nước Pháp, nơi mà những truyền thuyết và sự điền viên thanh thản của xứ sở quê hương Berry đã truyền cảm hứng để George Sand viết nên một kiệt tác của văn học Pháp thế kỷ XIX. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết phần 1 Tài liệu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiểu thuyết Cô bé Fadette: Phần 1George SandCô bé FadetteDịch giả: Nguyễn Trọng ĐịnhDịch theo nguyên bản tiếng Pháp “Lapetite Fadette” -Garnier-Flammarion, Paris 1967CÙNG BẠN ĐỌCNăm 1994, Nhà xuất bản Phụ nữ đã cho in tác phẩmGEORGE SAND, NHÀ VĂN CỦA TÌNH YÊU, của nhà văn 1Nguyễn Xuân Khánh. Qua bức chân dung ấy, hẳn bạn đọcđã có dịp hiểu biết ít nhiều về George Sand, nữ văn sĩ thiêntài của nước Pháp.Bà sinh ngày 1-7-1804, và mất ngày 7-6-1876. Trong hơnbảy mươi năm ấy, George Sand đã sống một cuộc sốngmãnh liệt, hết sức phóng túng, nhưng cũng đầy sáng tạo. Bàyêu nhiều, có mấy chục người đàn ông lần lượt đi qua đờibà, trong đó, nổi bật nhất là Alred de Musset, nhà thơ lớncủa nước Pháp; và Chopin, nhạc sĩ thiên tài của Ba Lan.Cũng trong khoảng thời gian đó, bà cho ra đời liên tiếp mộtkhối lượng tác phẩm văn học đồ sộ gồm 25 tiểu thuyết, 7cuốn tiểu luận và một số vở kịch. Theo các nhà viết lịch sửvăn học Pháp, đại để có thể chia cuộc đời sáng tác củaGeorge Sand ra làm ba giai đoạn. Đầu tiên là giai đoạn lãngmạn với các tiểu thuyết như INDIANA, LÉLIA, MAUPRAT…Tiếp theo là giai đoạn mang khuynh hướng xã hội.CONELLO, HORACE... Cuối cùng là khuynh hướng đồngquê, như: AO MA, CÔ BÉ FADETTE...Văn chương của bà, dù ở giai đoạn nào, đều hết sức trongsáng, giản dị, mang đậm tính chất trữ tình. Cũng theo nhiềunhà lý luận văn học Pháp và thế giới, George Sand là người 2đi trước thời đại của mình rất xa. Cho đến tận bây giờ, khiđã sắp sang thế kỷ 21, người đọc vẫn tìm thấy trong các tácphẩm của bà những vấn đề của thời hiện đại.Năm 1989, Nhà xuất bản Phụ nữ đã ấn hành Indiana, vớitựa đề tiếng Việt là CHỈ CÒN LẠI TÌNH YÊU, cuốn tiểuthuyết tiêu biểu cho thời kỳ lãng mạn của George Sand. Nayđến lượt CÔ BÉ FADETTE, tiêu biểu cho giai đoạn ĐồngQuê.Nhà xuất bản chân thành cám ơn Đại sứ quán nước Cộnghoà Pháp tại Việt Nam đã tài trợ một phần chi phí trong việcin cuốn sách này.Chúng tôi cũng đặc biệt cảm ơn các ông Alain Fleury, Thamtán văn hóa và hợp tác Khoa học kỹ thuật; Robert Lacombe,phu trách về vấn đề sách và trao đổi nghệ thuật của Đại sứquán.NHÀ XUẤT BẢN PHỤ NỮCô bé FadetteDịch giả: Nguyễn Trọng ĐịnhTÓM LƯỢC NỘI DUNG - Chương I 3Mồ côi cả cha lẫn mẹ, cô bé Fadette lớn lên trong sự đùmbọc của bà ngoại, một bà lão già nua, lẩm cẩm, bị người đờicoi là “mụ phù thủy”. Mọi người ở vùng Cosse, từ già đến trẻđều khinh ghét cô bé, coi cô bé như là một kẻ sống ngoài lềxã hội. Thế mà Landry, chàng trai giỏi giang, tuấn tú nhấtvùng lại “phải lòng” cô bé.Một tình yêu đẹp. Một tình yêu chân thành, trong sáng, vớihết thảy mọi nhớ nhung, say đắm, đôi khi cũng đầm đìanước mắt, trong cảnh trí đồng quê khoáng đạt, và thơ mộng.Vượt qua rất nhiều trở ngại, Landry và Fadette đi đến hạnhphúc.Điều rắc rối là Sylvinet, anh sinh đôi của Landry, giốngLandry như hai giọt nước, bây giờ cũng lại “phải lòng” cô emdâu…Chương IÔng lão Barbeau ở vùng Cosse làm ăn không đến nỗi tồi.Chả thế mà ông được bầu vào hội đồng hàng xã. Hai cánhđồng nhà không chỉ cung cấp đủ lương thực cho gia đìnhmà còn thu lợi. Cỏ cắt trên cánh đồng cỏ nhà ông, ngọai trừmột ít mọc bên bờ suối bị lau lách lấn át, được tòan vùngcông nhận là cỏ hạng nhất.Ngôi nhà Barbeau xây cất vững chãi, mái ngói, nằm thoánđãng trên sườn đồi, với một thửa vườn cho thu nhập cao vàmột ruộng nho trải rộng trên sáu công đất. Cuối cùng, phíasau kho lúa là một vườn cây trái, sum sxê những lê, thanhlương, anh đào. Ngay cả dãy hồ đào quanh vườn cũng lànhững cây cổ thụ lâu đời nhất và to lớn nhất trong suốt một 4vùng rộng lớn tới hai dặm.Barbeau là một con người gan dạ, không độc ác, thiết thagắn bó với gia đình, nhưng không vì vậy mà ứng xử bấtcông với xóm giềng và bà con trong giáo khu.Ông đã có ba con khi bà Barbeau sinh thêm cho ông một lúchai đứa nữa, hai chú bé sinh đôi kháu khỉnh, chắc hẳn vì bàthấy gia đình đủ sức nuôi năm đứa và mình phải “tranh thủ”vì tuổi đã bắt đầu lớn. Chúng giống nhau tựa hai giọt nước,hầu như không sao phân biệt nổi, nên bà con trong vùng rấtsớm nhận ra đó là hai “Betxông”, nghĩa là hai anh em sinhđôi giống nhau như lột.Đón nhận hai chú bé trong chiếc tạp dề của mình khi chúngcất tiếng chào đời, bà mụ Sagette không quên dùng kimkhâu, xăm cho đứa ra trước một chữ thập nhỏ trên cánh tay,vì - theo lời bà - một mẩu rubăng, hay một chiếc vòng cổ cóthể gây nhầm lẫn và làm mất quyền của thằng anh. Khi đứabé đủ cứng cáp thì phải tạo cho nó - theo lời bà - một dấuvết không bao giờ bị xóa nhòa; và người ta không quên làmtheo lời ấy. Thằng anh được đặt tên là Sylvain, ít lâu sau đổithành Sylvinet để phân biệt với cậu anh cả từng nhận đỡđầu cho nó; còn thằng em được gọi là Landry, ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: