Tìm hiểu Vùng đất Nam Bộ - Tập 5: Từ năm 1859 đến năm 1945 (Phần 2)
Số trang: 190
Loại file: pdf
Dung lượng: 8.69 MB
Lượt xem: 8
Lượt tải: 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bộ sách về vùng đất Nam Bộ nghiên cứu khá toàn diện trên nhiều lĩnh vực của vùng đất phương Nam, từ điều kiện tự nhiên, quá trình lịch sử, dân cư, dân tộc, tôn giáo, thiết chế quản lý xã hội, quá trình Nam Bộ hội nhập với khu vực và quốc tế. Tập 5 của bộ sách trình bày về Nam Bộ từ từ năm 1859 đến năm 1945, phần 2 này tiếp tục trình bày về Nam Bộ từ năm 1930 đến năm 1945. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tìm hiểu Vùng đất Nam Bộ - Tập 5: Từ năm 1859 đến năm 1945 (Phần 2) 367 Chương III NAM BỘ TỪ NĂM 1930 ĐẾN NĂM 1945 A- TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ NAM BỘ TỪ NĂM 1930 ĐẾN NĂM 1945 Thời kỳ 1930-1945, Nam Bộ cũng như cả nước trải qua những biếncố lớn, những sự kiện quan trọng. Những năm 1930 là thời điểm cuộckhủng hoảng kinh tế thế giới tác động mạnh mẽ vào xứ thuộc địa ĐôngDương; cũng là năm Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, ảnh hưởng sâurộng đến đời sống chính trị, xã hội và tư tưởng ở Đông Dương, cấu trúclại chiều hướng phong trào dân tộc. Năm 1936, đứng trước nguy cơ củachủ nghĩa phát xít, Mặt trận Nhân dân Pháp được thành lập và giànhthắng lợi, ban bố nhiều chính sách có lợi cho thuộc địa, tạo môi trườngthuận lợi cho phong trào dân tộc và dân chủ ở Nam Bộ. Năm 1939, Chiếntranh thế giới thứ hai bùng nổ, tác động mạnh mẽ đến chính sách cai trịcủa thực dân Pháp ở các thuộc địa, nhất là ở xứ thuộc địa Nam Kỳ. Năm1940, Pháp mất nước vào tay Đức, cũng là lúc Nhật xâm chiếm ĐôngDương, tạo nên chế độ cộng trị Pháp - Nhật đặc thù, thể hiện rõ nhất làở Nam Kỳ. Năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Cách mạngTháng Tám thành công, Việt Nam giành được độc lập; Nam Kỳ chínhthức thoát khỏi ách thống trị của thực dân, phát xít, tái thống nhất (dù chỉtrong thời gian ngắn) trong một nước Việt Nam độc lập, có chủ quyền. Trong quá trình trên, Nam Kỳ có nhiều thay đổi. Song, nếu như sựthay đổi về chính sách thống trị của thực dân, tình hình chính trị, hànhchính, đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa không có nhiều đột biến bởi nó368 VÙNG ĐẤT NAM BỘ V TỪ NĂM 1859 ĐẾN NĂM 1945 chỉ là sự tiếp nối từ giai đoạn lịch sử trước đó, với bản chất của một xã hội thuộc địa, thì nội dung nổi bật, xuyên suốt thời kỳ này là các phong trào yêu nước cách mạng ngày càng rộng lớn và quyết liệt, đưa tới Cách mạng Tháng Tám ở Nam Kỳ. Tiến trình lịch sử Nam Kỳ 1930-1945 phản ánh rõ nội dung chủ đạo ấy, đồng thời cũng phản ánh toàn diện những chuyển biến của Nam Kỳ trên tất cả các mặt qua hai giai đoạn: 1930- 1939 và 1940-1945. I- NAM KỲ TRONG NHỮNG NĂM 1930-1939 1. Tình hình kinh tế và hạ tầng kỹ thuật Những năm đầu thập kỷ 30 của thế kỷ XX, nền kinh tế Nam Kỳ chịu tác động mạnh mẽ của đại khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933. Hoạt động xuất khẩu lúa gạo, cao su và thương nghiệp trước đây phát triển sôi động, nay gặp nhiều trì trệ, khó khăn. Các ngành kinh tế - xã hội đều bị cuốn vào tình trạng khủng hoảng. Kim ngạch xuất khẩu giảm sút nghiêm trọng, năm 1932 là 102.000.000 $ so với 228.000.000 $ năm 1929. Diện tích trồng lúa giảm từ 2.200.000 ha xuống còn 1.850.000 ha1. Giá thóc cũng giảm, năm 1933 chỉ bằng khoảng 1/3 giá thóc năm 1929. Nhiều nhà máy bị đóng cửa hoặc chỉ hoạt động dưới khả năng. Hoạt động kinh tế của thành phố Sài Gòn - trung tâm của Nam Kỳ, cũng như các vùng đô thị khác đều bị tê liệt. Đời sống của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội bị kiệt quệ bởi ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng. Nông dân không trả được nợ nên ruộng đất bị địa chủ chiếm đoạt. Nhiều địa chủ, thậm chí cả đại địa chủ, công thương gia và cả những người từng nổi tiếng giàu có cũng bị điêu đứng, thậm chí phá sản2. Từ năm 1930 đến 1933, số án khánh tận tài sản là 285, số án phát mại tài sản ở Sài Gòn là 94. Cùng thời gian đó, số công 1. Xem Nguyễn Công Bình: Đời sống xã hội ở vùng Nam Bộ, Sđd, tr.55. 2. Tiêu biểu như: Nguyễn Chiêu Thông, chủ nhà máy xay xát vào loại lớn nhất ở Sài Gòn, Nguyễn Thành Điểm, chủ hãng xe hơi lớn nhất ở Vĩnh Long,... đến thời điểm này cũng lâm vào tình cảnh khủng hoảng, phá sản. CHƯƠNG III: NAM BỘ TỪ NĂM 1930 ĐẾN NĂM 1945 369nhân bị thất nghiệp từ 20.000 tăng đến 25.000 người. Viên chức bị hạthấp tiền lương, nhiều người mất việc. Nạn đói xảy ở nhiều nơi, kể cả ởSài Gòn. Năm 1932, ở Sài Gòn có tới hơn 3.000 người ghi tên đi ăn cơmquán thất nghiệp. Từ cuối năm 1935, nền kinh tế thuộc địa Đông Dương dần có dấuhiệu phục hồi trên một số lĩnh vực chủ yếu. Không hình thành mộtchương trình, kế hoạch riêng biệt mà thực dân Pháp tiếp tục duy trìnội dung cơ bản của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai tronghoàn cảnh mới. Nam Kỳ lại tiếp tục là nơi được thực dân Pháp chútrọng để tận thu nông sản phục vụ cho hoạt động xuất khẩu. Các ngànhkinh tế khác, nhất là công nghiệp nhẹ và công nghiệp chế biến, thươngnghiệp vẫn còn khó khăn, chủ yếu do thiếu vốn đầu tư, nhưng có phầnhồi phục nhất định cho đến trước chiến tranh. Dưới đây là một số lĩnhvực kinh tế, hạ tầng kỹ thuật cơ bản: a- Tình hình ruộng đất và kinh tế nông nghiệp Diện tích ruộng đất canh tác ở Nam Kỳ vẫn trên đà mở rộng nhanh,theo hướng hướng sang miền Tây. Các cánh đồng ở vùng phụ cận SàiGòn (Bến Tre, ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tìm hiểu Vùng đất Nam Bộ - Tập 5: Từ năm 1859 đến năm 1945 (Phần 2) 367 Chương III NAM BỘ TỪ NĂM 1930 ĐẾN NĂM 1945 A- TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ NAM BỘ TỪ NĂM 1930 ĐẾN NĂM 1945 Thời kỳ 1930-1945, Nam Bộ cũng như cả nước trải qua những biếncố lớn, những sự kiện quan trọng. Những năm 1930 là thời điểm cuộckhủng hoảng kinh tế thế giới tác động mạnh mẽ vào xứ thuộc địa ĐôngDương; cũng là năm Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, ảnh hưởng sâurộng đến đời sống chính trị, xã hội và tư tưởng ở Đông Dương, cấu trúclại chiều hướng phong trào dân tộc. Năm 1936, đứng trước nguy cơ củachủ nghĩa phát xít, Mặt trận Nhân dân Pháp được thành lập và giànhthắng lợi, ban bố nhiều chính sách có lợi cho thuộc địa, tạo môi trườngthuận lợi cho phong trào dân tộc và dân chủ ở Nam Bộ. Năm 1939, Chiếntranh thế giới thứ hai bùng nổ, tác động mạnh mẽ đến chính sách cai trịcủa thực dân Pháp ở các thuộc địa, nhất là ở xứ thuộc địa Nam Kỳ. Năm1940, Pháp mất nước vào tay Đức, cũng là lúc Nhật xâm chiếm ĐôngDương, tạo nên chế độ cộng trị Pháp - Nhật đặc thù, thể hiện rõ nhất làở Nam Kỳ. Năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Cách mạngTháng Tám thành công, Việt Nam giành được độc lập; Nam Kỳ chínhthức thoát khỏi ách thống trị của thực dân, phát xít, tái thống nhất (dù chỉtrong thời gian ngắn) trong một nước Việt Nam độc lập, có chủ quyền. Trong quá trình trên, Nam Kỳ có nhiều thay đổi. Song, nếu như sựthay đổi về chính sách thống trị của thực dân, tình hình chính trị, hànhchính, đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa không có nhiều đột biến bởi nó368 VÙNG ĐẤT NAM BỘ V TỪ NĂM 1859 ĐẾN NĂM 1945 chỉ là sự tiếp nối từ giai đoạn lịch sử trước đó, với bản chất của một xã hội thuộc địa, thì nội dung nổi bật, xuyên suốt thời kỳ này là các phong trào yêu nước cách mạng ngày càng rộng lớn và quyết liệt, đưa tới Cách mạng Tháng Tám ở Nam Kỳ. Tiến trình lịch sử Nam Kỳ 1930-1945 phản ánh rõ nội dung chủ đạo ấy, đồng thời cũng phản ánh toàn diện những chuyển biến của Nam Kỳ trên tất cả các mặt qua hai giai đoạn: 1930- 1939 và 1940-1945. I- NAM KỲ TRONG NHỮNG NĂM 1930-1939 1. Tình hình kinh tế và hạ tầng kỹ thuật Những năm đầu thập kỷ 30 của thế kỷ XX, nền kinh tế Nam Kỳ chịu tác động mạnh mẽ của đại khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933. Hoạt động xuất khẩu lúa gạo, cao su và thương nghiệp trước đây phát triển sôi động, nay gặp nhiều trì trệ, khó khăn. Các ngành kinh tế - xã hội đều bị cuốn vào tình trạng khủng hoảng. Kim ngạch xuất khẩu giảm sút nghiêm trọng, năm 1932 là 102.000.000 $ so với 228.000.000 $ năm 1929. Diện tích trồng lúa giảm từ 2.200.000 ha xuống còn 1.850.000 ha1. Giá thóc cũng giảm, năm 1933 chỉ bằng khoảng 1/3 giá thóc năm 1929. Nhiều nhà máy bị đóng cửa hoặc chỉ hoạt động dưới khả năng. Hoạt động kinh tế của thành phố Sài Gòn - trung tâm của Nam Kỳ, cũng như các vùng đô thị khác đều bị tê liệt. Đời sống của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội bị kiệt quệ bởi ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng. Nông dân không trả được nợ nên ruộng đất bị địa chủ chiếm đoạt. Nhiều địa chủ, thậm chí cả đại địa chủ, công thương gia và cả những người từng nổi tiếng giàu có cũng bị điêu đứng, thậm chí phá sản2. Từ năm 1930 đến 1933, số án khánh tận tài sản là 285, số án phát mại tài sản ở Sài Gòn là 94. Cùng thời gian đó, số công 1. Xem Nguyễn Công Bình: Đời sống xã hội ở vùng Nam Bộ, Sđd, tr.55. 2. Tiêu biểu như: Nguyễn Chiêu Thông, chủ nhà máy xay xát vào loại lớn nhất ở Sài Gòn, Nguyễn Thành Điểm, chủ hãng xe hơi lớn nhất ở Vĩnh Long,... đến thời điểm này cũng lâm vào tình cảnh khủng hoảng, phá sản. CHƯƠNG III: NAM BỘ TỪ NĂM 1930 ĐẾN NĂM 1945 369nhân bị thất nghiệp từ 20.000 tăng đến 25.000 người. Viên chức bị hạthấp tiền lương, nhiều người mất việc. Nạn đói xảy ở nhiều nơi, kể cả ởSài Gòn. Năm 1932, ở Sài Gòn có tới hơn 3.000 người ghi tên đi ăn cơmquán thất nghiệp. Từ cuối năm 1935, nền kinh tế thuộc địa Đông Dương dần có dấuhiệu phục hồi trên một số lĩnh vực chủ yếu. Không hình thành mộtchương trình, kế hoạch riêng biệt mà thực dân Pháp tiếp tục duy trìnội dung cơ bản của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai tronghoàn cảnh mới. Nam Kỳ lại tiếp tục là nơi được thực dân Pháp chútrọng để tận thu nông sản phục vụ cho hoạt động xuất khẩu. Các ngànhkinh tế khác, nhất là công nghiệp nhẹ và công nghiệp chế biến, thươngnghiệp vẫn còn khó khăn, chủ yếu do thiếu vốn đầu tư, nhưng có phầnhồi phục nhất định cho đến trước chiến tranh. Dưới đây là một số lĩnhvực kinh tế, hạ tầng kỹ thuật cơ bản: a- Tình hình ruộng đất và kinh tế nông nghiệp Diện tích ruộng đất canh tác ở Nam Kỳ vẫn trên đà mở rộng nhanh,theo hướng hướng sang miền Tây. Các cánh đồng ở vùng phụ cận SàiGòn (Bến Tre, ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Vùng đất Nam Bộ Vùng đất Nam Bộ (Tập 5) Vùng đất Nam Bộ từ năm 1859 đến năm 1945 Nam Bộ từ năm 1930 đến năm 1945 Quan hệ cộng trị Pháp - Nhật ở Nam Kỳ Phong trào cách mạng giải phóng dân tộc ở Nam KỳGợi ý tài liệu liên quan:
-
Bài giảng Lược sử vùng đất Nam Bộ Việt Nam - TS. Lâm Ngọc Rạng
31 trang 36 0 0 -
Tìm hiểu Vùng đất Nam Bộ - Tập 7: Đặc trưng tín ngưỡng, tôn giáo và sinh hoạt văn hóa (Phần 2)
350 trang 17 0 0 -
Tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển vùng đất Nam Bộ (Tập 2): Phần 1
370 trang 17 0 0 -
3 trang 16 0 0
-
Tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển vùng đất Nam Bộ (Tập 1): Phần 1
338 trang 15 0 0 -
Di sản văn hóa Việt Nam: Phần 2
519 trang 14 0 0 -
tìm hiểu đất hậu giang: phần 1
60 trang 14 0 0 -
Tìm hiểu vùng đất Nam Bộ (Tập 10 - Tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế): Phần 1
228 trang 12 0 0 -
Tìm hiểu Vùng đất Nam Bộ - Tập 6: Từ năm 1945 đến năm 2010 (Phần 1)
170 trang 11 0 0 -
Nam Bộ dưới triều vua Minh Mạng: Phần 1
162 trang 11 0 0