Danh mục

Tìm hiểu Vùng đất Nam Bộ - Tập 7: Đặc trưng tín ngưỡng, tôn giáo và sinh hoạt văn hóa (Phần 2)

Số trang: 350      Loại file: pdf      Dung lượng: 11.92 MB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bộ sách về vùng đất Nam Bộ nghiên cứu khá toàn diện trên nhiều lĩnh vực của vùng đất phương Nam, từ điều kiện tự nhiên, quá trình lịch sử, dân cư, dân tộc, tôn giáo, thiết chế quản lý xã hội, quá trình Nam Bộ hội nhập với khu vực và quốc tế. Tập 7 của bộ sách trình bày về đặc trưng tín ngưỡng, tôn giáo và sinh hoạt văn hóa Nam Bộ, phần 2 này tiếp tục trình bày về sinh hoạt văn hóa và đặc trưng sinh hoạt văn hóa của cư dân Nam Bộ; tín ngưỡng, tôn giáo và sinh hoạt văn hóa của cư dân Nam Bộ trong quá trình phát triển. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tìm hiểu Vùng đất Nam Bộ - Tập 7: Đặc trưng tín ngưỡng, tôn giáo và sinh hoạt văn hóa (Phần 2) 203 Chương III SINH HOẠT VĂN HÓA VÀ ĐẶC TRƯNG SINH HOẠT VĂN HÓA CỦA CƯ DÂN NAM BỘ Nam Bộ là địa bàn có nhiều thành phần tộc người sinh sống.Trong quá trình cộng cư, cùng khai hoang lập làng, cùng chống kẻ thùchung bảo vệ những thành quả lao động của mình, các cộng đồng cưdân vùng đất này đã sáng tạo nên một phức hợp văn hóa phản ánhcuộc sống của những lưu dân trong suốt chiều dài lịch sử. Mỗi cộngđồng cư dân nơi đây, trong hành trang văn hóa của mình đều phảnánh một thực tế lịch sử bao gồm những giá trị văn hóa truyền thốngmà lớp lưu dân đã mang theo trong quá trình mở cõi và những giá trịvăn hóa mà các cộng đồng cư dân nơi đây sáng tạo và tiếp nhận trongquá trình khai phá. Mặt khác, nếu xét về nguồn gốc của các cộng đồngcư dân ở Nam Bộ về đại thể có thể chia thành hai nhóm. Nhóm thứnhất là cư dân bản địa, những cộng đồng cư dân đã từng sinh sốngtrên vùng đất này trước người Khmer, người Việt, người Hoa và ngườiChăm. Nhóm thứ hai bao gồm những cộng đồng cư dân có mặt ở vùngđất này do những biến động của lịch sử. Cách phân chia thành hainhóm như vậy cũng chỉ tương đối, có tính quy ước trong nghiên cứu,vì quá trình di dân diễn ra rất phức tạp. Khi trình bày về sinh hoạt vănhóa và đặc trưng sinh hoạt văn hóa của cư dân Nam Bộ chúng tôi cũngtheo quy ước đó.204 VÙNG ĐẤT NAM BỘ VII ĐẶC TRƯNG TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO VÀ SINH HOẠT... I- VỀ SINH HOẠT VĂN HÓA CỦA CƯ DÂN NAM BỘ 1. Về sinh hoạt văn hóa của cư dân bản địa a) Văn hóa vật chất Văn hóa vật chất của các cư dân bản địa ở Nam Bộ có thể xét dưới một số khía cạnh sau: - Nhà ở: Nhà ở của các cư dân bản địa ở Nam Bộ là loại hình nhà sàn, một loại hình phổ biến ở nhiều cư dân Đông Nam Á. Tùy theo mỗi cư dân như Mạ, Xtiêng, Châu Ro... mà kiểu kiến trúc nhà sàn, quy mô và độ bền vững có khác nhau ít nhiều. Ngay trong cùng cư dân Xtiêng mà kiến trúc nhà sàn của vùng Xtiêng Bùlơ và Bùdek cũng có khác nhau. Vùng Xtiêng Bùlơ (Phước Long, Bù Đăng... tỉnh Bình Phước) nhà sàn nhỏ, nửa sàn nửa đất, mái nhà bao phủ sát gần đất. Vùng Xtiêng Bùdek (Bình Long, Lộc Ninh...) nhà có sàn cao, kiến trúc vững chắc, kiên cố hơn nhà sàn của các cư dân Mạ, Xtiêng, Châu Ro... được xây cất bằng các vật liệu có sẵn trong vùng cư trú như gỗ, tre, nứa, tranh, lá, mây... Cột nhà được chôn sâu xuống nền đất, hệ thống đà ngang tạo sự vững chắc cho ngôi nhà. Mái nhà thường được làm rời, không có sự liên kết chặt chẽ với các vì kèo. Vách nhà thường có độ nghiêng ra phía ngoài ở bên trên. Phần nhiều, cầu thang lên xuống nhà ở phía mặt trước giữa nhà. Trong nhà chia thành nhiều gian, có thể có vách nứa, tre ngăn giữa các gian. Gian cho khách ở ngay cầu thang bước lên, có bếp lửa riêng và giữ lửa suốt ngày đêm. Gian cho vợ chồng chủ nhà và các con chưa trưởng thành, gian cho các gia đình con, cháu... Mỗi gian đều có một bếp lửa và vừa là nơi sinh hoạt chung cho gia đình. Dưới sàn nhà là nơi để củi, hoặc nuôi súc vật, cũng có gia đình dưới nhà là nơi sinh hoạt, làm các nghề thủ công đan, dệt... Cũng tùy theo mỗi cư dân mà kho thóc có thể để trong nhà, trên bếp, hoặc làm kho bên ngoài nhà. - Trang phục: Nhìn chung trang phục truyền thống của các cư dân bản địa ở Nam Bộ, tương đối đơn giản và gần giống nhau. Sự phân biệt CHƯƠNG III: SINH HOẠT VĂN HÓA VÀ ĐẶC TRƯNG SINH HOẠT VĂN HÓA CỦA... 205khác nhau về trang phục của các cư dân thường căn cứ vào hoa văn,hoặc một ít về kiểu dáng. Phụ nữ mặc váy. Tùy theo các cư dân mà cóloại váy kín tức may thành ống tròn, hoặc quấn vải thành váy, và cũngcòn khác nhau về độ dài trên mắt cá chân hoặc bắp chân. Váy được maytừ vải dệt thổ cẩm, có các loại hoa văn trang điểm trên mặt vải màu đenhoặc xanh đậm. Áo của phụ nữ là kiểu chui đầu và ngắn tay. Đàn ôngở trần, mặc khố, khố là dải vải dài khoảng 3,5 - 4m rộng khoảng 30cmđược cuốn thành hình chữ T quanh hông. Hai đầu khổ vải có trang tríhoa văn và các tua màu, bỏ thõng xuống phía trước và sau mông. Đànông cũng có loại áo chui đầu, ngắn tay, trước ngực có đắp tấm hoa văn.Ngày nay, trang phục truyền thống chỉ còn sử dụng trong các lễ hội, cònthường ngày người dân mặc áo quần giống kiểu của người Kinh. Phụ nữmặc váy, nhưng cũng có một số mặc quần và áo sơmi. Thường ngày, đànông mặc xà lỏn, ở trần, khi cần đi xa, họ mặc âu phục quần dài áo sơmi. Phụ nữ các cư dân bản địa thích đeo các loại vòng cổ, vòng tay vàcác chuỗi cườm nhiều màu sắc. Phụ nữ và đàn ông trước đây thườngbúi tóc và cài lược bằng gỗ hay kim loại, vào ngày lễ hội có cài lông chimmàu. Những người có tuổi, trước đây còn cà răng và đeo các mẩu gỗhoặc ngà voi ở dái tai. Những mẩu gỗ này sẽ nong dần lỗ dái tai, và khinào rác ...

Tài liệu được xem nhiều: