Danh mục

Tìm hiểu Vùng đất Nam Bộ - Tập 8: Thiết chế quản lý xã hội (Phần 2)

Số trang: 314      Loại file: pdf      Dung lượng: 12.20 MB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bộ sách về vùng đất Nam Bộ nghiên cứu khá toàn diện trên nhiều lĩnh vực của vùng đất phương Nam, từ điều kiện tự nhiên, quá trình lịch sử, dân cư, dân tộc, tôn giáo, thiết chế quản lý xã hội, quá trình Nam Bộ hội nhập với khu vực và quốc tế. Tập 8 của bộ sách trình bày về thiết chế quản lý xã hội, phần 2 này tiếp tục trình bày về làng xã và các thiết chế tự quản của người Việt ở Nam Bộ; thiết chế tự quản của người Khmer ở Nam Bộ; thiết chế tự quản của người Hoa ở Nam Bộ. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tìm hiểu Vùng đất Nam Bộ - Tập 8: Thiết chế quản lý xã hội (Phần 2) 279 Chương IV LÀNG XÃ VÀ CÁC THIẾT CHẾ TỰ QUẢN CỦA NGƯỜI VIỆT Ở NAM BỘ I- VÀI NÉT VỀ LÀNG XÃ NGƯỜI VIỆT VÀ CÁC HÌNH THỨC TỰ QUẢN CỦA NGƯỜI VIỆT 1. Vài nét về làng xã người Việt Trong nghiên cứu về Việt Nam, vấn đề làng - xã của người Việt sớm được quan tâm với nhiều phát hiện, khám phá thú vị, bên cạnh không ít thách thức cả về khung lý thuyết và thực tiễn. Thật khó có thể xác định một mô thức chung cho làng xã người Việt, ngay cả đối với từng khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ, cũng như cả nước nói chung, bởi tính đa nguyên và đa dạng của thực thể này. Tuy vậy, những kết quả nghiên cứu trong nhiều năm qua của các thế hệ nhà khoa học trong nước và ngoài nước đã có thể mang lại những hiểu biết nhất định về làng xã người Việt1. 1. Trong trường hợp này cần lưu ý rằng sự khái quát về làng xã của người Việt, do các yếu tố thời đại và thực tế kết quả nghiên cứu, gần như mới chỉ dừng lại ở mô hình làng xã của người Việt ở Bắc Bộ, còn các công trình nghiên cứu về làng xã người Việt ở Trung Bộ và Nam Bộ hầu như vẫn chỉ là nghiên cứu trường hợp, chưa có những công trình có tính khái quát cao và mang tính tổng kết. Bởi vậy, làng xã người Việt nói chung, làng xã người Việt ở Bắc Bộ nói riêng, được trình bày ở đây với hàm nghĩa của một mô hình tổ chức, được phác dựng nhằm tạo một mô hình cơ sở, hay là một “giả thuyết làm việc” để xây dựng nền tảng tri thức chung cho những tiếp cận đối với làng xã người Việt ở Nam Bộ, đồng thời cũng là đối tượng để tham chiếu, so sánh trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu về làng xã người Việt ở Nam Bộ với quan điểm làng xã người Việt ở Nam Bộ có những nét đặc thù phong phú nhưng vẫn là một bộ phận hữu cơ, không tách rời của làng xã người Việt nói chung. 280 VÙNG ĐẤT NAM BỘ VIII THIẾT CHẾ QUẢN LÝ XÃ HỘI Theo nhà dân tộc học Trần Từ (tức Nguyễn Đức Từ Chi), “Làng” (廊) là một từ thuần Việt, một chữ Nôm, chỉ đơn vị tụ cư hoàn chỉnh có quy mô nhỏ nhất của người nông dân; còn “Xã” (社) là một từ Hán Việt có gốc Hán (Trung Quốc), chỉ đơn vị hành chính cấp thấp nhất ở các vùng nông thôn Việt Nam. Trên khu vực đồng bằng và trung du Bắc Bộ, tùy từng trường hợp cụ thể mà xã của người Việt có thể bao gồm từ một làng cho đến nhiều làng. Được tích hợp vào xã, làng trở thành yếu tố cấu thành của một đơn vị hành chính và mang tên “Thôn” (村) - cũng là một từ Hán Việt. Như vậy, “làng” và “thôn” là hai thuật ngữ gần như đồng nghĩa, nhưng mang sắc độ ý nghĩa khác nhau, trong đó “làng” thường được sử dụng trong ngôn ngữ thông thường với hàm nghĩa tình cảm, còn “thôn” biểu thị ý nghĩa mang nặng tính chất hành chính1. Với tư cách một cấp hành chính, khi xã chỉ gồm một làng (hay một làng trở thành một đơn vị hành chính cấp xã) thì thường được gọi là kết cấu “nhất xã nhất thôn”. Trong trường hợp này, trên bi ký và các văn bản hành chính, tên các làng đó thường được gắn với khái niệm “xã”. Ví dụ, vào cuối thế kỷ XIX, làng Đào Thục trở thành một đơn vị hành chính cấp xã (tức xã Đào Thục, tổng Xuân Nộn, huyện Đông Anh, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, nay thuộc xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội) thì các văn bản đều ghi là “Đào Thục xã tục lệ”, “Đào Thục xã địa bạ”... Trong trường hợp một xã gồm nhiều làng (hay nhiều làng được tập hợp, tổ chức lại thành một đơn vị hành chính cấp xã) thì thường được gọi là kết cấu “nhất xã nhị tam thôn”. Khi đó, trong bi ký và các văn bản hành chính, từ “làng” được thay bằng từ “thôn” và được đặt đứng phía sau từ “xã”. Ví dụ, cũng ở cuối thế kỷ XIX, xã Thư Lâm (thuộc tổng Xuân Nộn, huyện Đông Anh, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, nay thuộc xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội) gồm 4 1. Xem Trần Từ: Cơ cấu tổ chức của làng Việt cổ truyền ở Bắc Bộ, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1984, tr.135. CHƯƠNG IV: LÀNG XÃ VÀ CÁC THIẾT CHẾ TỰ QUẢN... 281 làng là Cổ Miếu, Biểu Khê, Mạnh Tân và Hương Trầm thì văn bản tục lệ của làng Cổ Miếu sẽ ghi là “Thư Lâm xã, Cổ Miếu thôn tục lệ”, tương tự văn bản tục lệ của làng Biểu Khê sẽ ghi là “Thư Lâm xã, Biểu Khê thôn tục lệ”... Như vậy, làng đồng nhất với thôn trong cả hai trường hợp “nhất xã nhất thôn” và “nhất xã nhị tam thôn”. Nói cách khác, từ thôn trong các văn bản Hán Nôm chỉ một làng truyền thống được nhà nước lắp ghép thành đơn vị hành chính cơ sở (xã) mà số làng được tích hợp tùy từng vùng và từng giai đoạn lịch sử nhất định. Từ thuở các Vua Hùng dựng nước buổi sơ khai đến kỷ nguyên nhà nước độc lập tự chủ từ thế kỷ X với các vương triều Ngô (939-965), Đinh (968-980), Tiền Lê (980-1009), Lý (1009-1225), Trần (1226-1400), Hồ (1400-1407), Lê Sơ (1428-1527), Mạc (1527-1592), Lê Trung Hưng (1533-1788), Tây Sơn (1778-1802) và Nguyễn (1802-1945) sau ...

Tài liệu được xem nhiều: